Loại sách | Văn Hoá - Xã Hội - Lĩnh vực VHXH khác |
Tác giả | Nguyễn Văn Lê- Nguyễn Văn Chương |
Số trang | 480 |
Kích cỡ | Đang cập nhật |
Nhà xuất bản | Văn hoá thông tin |
Tìm theo vần | V |
Hình thức bìa | Bìa mềm |
Nội dung tóm tắt |
Xã hội ngày càng văn minh đòi hỏi mỗi người phải biết giao tiếp - ứng xử có văn hóa, có đạo đức. Đó là cơ sở để mối quan hệ mật thiết, gần gũi giữa những người trong cộng đồng, giữa các thành viên trong gia đình, giữa những đồng nghiệp trong cơ quan, giữa các đối tác hợp tác trong kinh doanh; là cơ sở để tạo ra một môi trường xã hội có lợi cho sức khỏe trong đời sống của con người…
Quyển VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC TRONG GIAO TIẾP ỨNG XỬ XÃ HỘI được chia làm 12 chương, chủ yếu tập trung ở hai nội dung chính:
- Giới thiệu những cơ sở khoa học trong giao tiếp - ứng xử xã hội qua các hình thức sử dụng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, các kỹ năng, quy tắc giao tiếp…
- Giới thiệu những tình huống giao tiếp - ứng xử xã hội có thật trong gia đình - tình yêu - hôn nhân, nhà trường, cộng đồng, kinh doanh và quản trị, thương lượng và đàm phán kèm theo sự phân tích về mặt tâm - sinh lý, đạo đức học, xã hội học, văn hóa học, ngôn ngữ học.
Qua cuốn sách này, bạn có thể tự rút ra cho mình những bài học về cách sống đẹp, có văn hóa để ứng dụng trong giao tiếp hằng ngày. |
Mục lục |
LỜI GIỚI THIỆU
“Văn hóa và đạo đức trong ứng xử xã hội”
(Bài nói của Cô Đàm Lê Đức…)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP ỨNG XỬ XÃ HỘI
Giao tiếp ứng xử xã hội dễ hay khó?
Tiên học lễ, hậu học văn.
Ý nghĩa của giao tiếp ứng xử.
Các loại hình giao tiếp.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP XÃ HỘI
Cấu trúc của hoạt động giao tiếp.
Các mô hình giao tiếp.
Hai yêu cầu về phát ngôn trong giao tiếp.
Điều kiện để giao tiếp có hiệu quả.
Giao tiếp tiền ngôn ngữ.
Những luận điểm của lý thuyết thông tin và điều khiển học về giao tiếp xã hội.
Tiếp cận ngôn ngữ học hiện tượng giao tiếp.
CHƯƠNG 3: QUY TẮC GIAO TIẾP - ỨNG XỬ XÃ HỘI
Tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp.
Quan tâm đến con người
Hiểu người.
Tôn trọng con người.
Khẳng định con người.
Quy tắc định vị.
Quy tắc giữ chữ tín.
Một số chỉ dẫn giao tiếp ứng xử xã hội.
Một số đặc điểm tâm lý người châu Á.
Một số đặc điểm tâm lý các nước theo đạo Hồi.
Chín đặc trưng giao tiếp ứng xử người Việt Nam.
CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP - ỨNG XỬ XÃ HỘI
Nói chỉ rõ.
Nói khái quát để thâu tóm vấn đề.
Nói tình thái.
Nói gợi, nói ví.
Nói hiển ngôn, nói hàm ngôn.
Nói dí dỏm, hài hước.
Nói mỉa mai, châm chọc.
“Đẩy thuyền xuôi dòng”.
Chuyển quả bóng về phía đối phương.
Tìm bạn đồng minh.
Thừa nhận trước chuyển hướng sau.
Dùng lời khuyên thay cho sự phủ định.
Cảnh tỉnh bằng lợi hại.
Khéo “giăng bẫy”.
Nói tình nghĩa.
Nói chụp mũ và phủ định người khác.
Nói xúc phạm.
Nói cay độc.
Nói triết lý để giảm thiểu sự bất hạnh.
Nói gây bệnh cho người khác.
CHƯƠNG 5: GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
12 luận điểm của 4 tác giả về giao tiếp phi ngôn ngữ.
Tổng quan về giao tiếp phi ngôn ngữ.
Kênh nét mặt.
Kênh tư thế hay sơ đồ thân thể.
Kênh trang phục.
Kênh khoảng cách.
Kênh cử chỉ và hành động.
Kênh đồ vật.
Kênh khung cảnh tự nhiên.
Kênh khung cảnh xã hội.
Những tình huống giao tiếp phi ngôn ngữ.
CHƯƠNG 6: MẠNG GIAO TIẾP
Tìm vị trí lãnh đạo tối ưu trong mạng giao tiếp.
Xác định địa điểm bán hàng tối ưu trong mạng giao tiếp.
Xác định lịch tiếp khách tối ưu cho Ban lãnh đạo.
Hợp lý hóa việc sắp xếp đồ vật ở địa điểm giao tiếp.
CHƯƠNG 7: KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Kỹ năng nói và nghe điện thoại.
Kỹ năng đi phỏng vấn xin việc làm.
Kỹ năng của cán bộ phỏng vấn tuyển dụng.
Kỹ năng viết thư giao dịch.
Kỹ năng đối thoại.
CHƯƠNG 8: MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHOA HỌC LÀM CƠ SỞ CHO GIAO TIẾP ỨNG XỬ XÃ HỘI
Một số khái niệm tâm lý học.
Một số khái niệm xã hội học.
Một số khái niệm văn hóa học.
Một số khái niệm đạo đức học.
CHƯƠNG 9: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG CỘNG ĐỒNG
Giao tiếp và nhân cách.
Một số chỉ dẫn về giao tiếp văn minh trong cộng đồng.
Sự kiện và phân tích: giao tiếp trong chào hỏi.
Quan hệ bè bạn, láng giềng.
Trong rạp, trong chợ, trong quán.
Văn hóa ứng xử trong giao thông.
Văn hóa ứng xử của người lớn xung quanh quan hệ của con trẻ.
CHƯƠNG 10: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÌNH YÊU, HÔN NHÂN
Một số vấn đề nhạy cảm ở tuổi chưa thành niên.
Nhận dạng tình yêu.
Các chức năng của gia đình.
Khuyến cáo về giao tiếp ứng xử trong quan hệ vợ chồng
Những sự kiện về quan hệ nam nữ từ tuổi chưa thành niên đến ngày cưới.
Những sự kiện về giao tiếp - ứng xử trong quan hệ vợ chồng.
Những tình huống xung đột trong quan hệ vợ chồng.
Những sự kiện giao tiếp ứng xử giữa mẹ chồng - nàng dâu.
CHƯƠNG 11: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
Đạo đức và kinh doanh.
Những sự kiện bán hàng thiếu văn minh (kết quả một cuộc điều tra về văn minh thương nghiệp).
Giao tiếp ứng xử của người quản trị cơ quan nhà nước.
Giao tiếp ứng xử của người quản trị doanh nghiệp.
CHƯƠNG 12: GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG THƯƠNG LƯỢNG - ĐÀM PHÁN
Quan niệm về thương lượng.
Một số cuộc thương lượng điển hình.
Hệ thống khái niệm về đàm phán - thương lượng.
Các nguyên tắc đàm phán - thương lượng.
Chỉ dẫn về phương pháp trong các giai đoạn chủ yếu của đàm phán - thương lượng.
Những vấn đề tâm lý thương lượng.
Năm trở ngại cho thương lượng.
Bảy sách lược đột phá thế căng thẳng.
Thương lượng trong kinh doanh: thương lượng về giá cả.
Ứng xử khi một trong hai bên đối tác vi phạm hợp đồng.
Nghiên cứu tình huống.
Phụ lục: lập kế hoạch, chuẩn bị nhân sự và địa điểm cho đàm phán. |