Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Yukichi Fukuzawa - Tinh thần doanh nghiệp của nước Nhật hiện đại

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Kinh tế - Nhân vật - Kinh nghiệm kinh doanhSố trang: 340
Kích cỡ: 14.5x20.5cmNhà xuất bản: Trẻ
Tìm theo vần: YHình thức bìa: Bìa mềm
Yukichi Fukuzawa - Tinh thần doanh nghiệp của nước Nhật hiện đại
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchKinh tế - Nhân vật - Kinh nghiệm kinh doanh
Tác giảNorio Tamaki
Người dịchVõ Vi Phương. M.A.
Số trang340
Kích cỡ14.5x20.5cm
Nhà xuất bảnTrẻ
Tìm theo vầnY
Hình thức bìaBìa mềm
Nội dung tóm tắt
Yukichi Fukuzawa là một trong những nhà kinh doanh hiệu quả nhất của thế kỷ 19 tại Nhật Bản và là người có hình được in trên tờ bạc Y10,000 ngày nay. Ông đã truyền cảm hứng cho Ngân hàng tiền đồng Yokohama. Nếu không có ngân hàng này, hẳn người Nhật đã không thể thiết lập ra một hệ thồng ngân hàng hoàn chỉnh. Ông đã lập nên hệ thống nhà sách Maruzen để qua đó, người Nhật có thể tìm mua sách Anh ngữ. Ông cũng là người cố vấn cho công ty khai thác than và đóng tàu mới thành lập Mitsubishi và giúp đưa Nhà Mitsui vốn tồn tại lâu đời bước vào thời kỳ hiện đại. Bên cạnh đó, qua trường đại học của mình, trường Keio tại Tokyo, Fukuzawa đã đào tạo ra lớp doanh nhân đầu tiên của nước Nhật hiện đại.

“…Fukuzawa được người Nhật nhớ đến với vai trò là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhiều nhất trong việc khai sáng nước Nhật hiện đại vào thời Minh Trị, chứ không phải là một nhà kinh doanh xuất sắc. Tại sao như vậy? Ông chắc chắn là một nhà văn với nhiều tác phẩm. Ông là tác giả của những quyển Những điều kiện sống ở phương Tây, Khuyến học, Lược khảo học thuyết về văn minh. Ông cũng là người sáng lập ra tờ JiJi Shinpo phát hành vào năm 1882 và đóng góp nhiều bài xã luận, bài báo và lý luận cho nền độc lập của Nhật Bản với phương Tây. Năm 1890, ông đã thành công thiết lập Đại học Keio, trường đại học tư thục đầu tiên ở Nhật Bản. Nhưng chúng ta cũng cần nhớ rằng vai trò là người truyền bá nền văn minh của ông cũng đã không dừng lại khi ông bắt đầu chiến dịch “Rời khỏi châu Á” trên tờ JiJi Shinpo. Khi đưa ra lời đề nghị Nhật Bản rời khỏi Châu Á, Fukuzawa đã khăng khăng cho rằng Nhật Bản cần đối xử với Trung Quốc và Triều Tiên theo cách mà các cường quốc Tây phương sẽ làm…”

“Thật không quá đáng khi nói rằng, chưa ai đã từng ảnh hưởng cuộc sống và tư tưởng của nước Nhật hiện đại sâu sắc bằng Nhà hiền triết ở Saga như cách mà vô số người ngưỡng mộ vẫn gọi ông… Rõ ràng thành công trong vai trò là một nhà giáo theo nghĩa hẹp, Fukuzawa cũng đã thành công trong vai trò này theo nghĩa rộng….Dẫu là đối với một nhà văn, một nhà giáo, một nhà luân lý hay chỉ là một con người, thì Fukuzawa cũng sẽ để lại một khoảng trống trong nhiều năm tới.” (The Japan Times)

“….Fukuzawa chính là hiện thân của nền văn minh Nhật hiện đại, nguồn của những tư tưởng khai sáng và tiến bộ, một thầy dạy vĩ đại của thế hệ trẻ Nhật Bản và là cột trụ của nền cộng hoà.” (Japan Daily Advertizer)
Mục lục
Bảng niên đại của Fukuzawa
Lời mở đầu
Phần 1: Đứa trẻ mồ côi cha trong thời kỳ Nhật Bản loạn lạc, năm 1835 - 59
Phần 2: Khám phá phương Tây, 1860 – 67
Phần 3: Giáo dục người Nhật Bản, 1866 – 75
Phần 4: “Học và kiếm tiền, kiếm tiền và học” – nhà doanh nghiệp, 1869 – 93
Phần 5: “Người lãnh đạo của nhân dân”, 1879 – 1901
Nhà hiền triết ở Mita
Phụ lục

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá