Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Sổ tay văn hóa Việt Nam

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Văn Hoá - Xã Hội - Xã hộiSố trang: 448
Kích cỡ: 14.5x20.5cmNhà xuất bản: Lao Động
Tìm theo vần: SHình thức bìa: Bìa mềm
Sổ tay văn hóa Việt Nam
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchVăn Hoá - Xã Hội - Xã hội
Tác giảChu Thái Sơn - Vi Văn An
Số trang448
Kích cỡ14.5x20.5cm
Nhà xuất bảnLao Động
Tìm theo vầnS
Hình thức bìaBìa mềm
Nội dung tóm tắt
- SỔ TAY VĂN HÓA VIỆT NAM là một cuốn sách tra cứu bước đầu giúp bạn đọc tìm thấy những chỉ dẫn ngắn gọn về các hiện tượng, sự kiện, vấn đề, di sản vật thể và phi vật thể… của văn hóa Việt Nam.
- Cuốn sách được biên soạn nhằm mục đích bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; khai thác các kho tàng văn hóa cổ truyền.
Mục lục
Phần Một- Những chặng đường lịch sử văn hóa - thời dựng nước
I.Việt Nam - Đất nước - Con người
Vị trí, đất liền, vùng biển (15) - Sông núi (16) - Tài nguyên (17) - Việt Nam và Đông Nam Á tiền sử (18)
II. Những di tích văn hóa thời nguyên thủy
Văn hóa khảo cổ Núi Đọ (20) - Văn hóa khảo cổ Sơn Vi (21) Văn hóa khảo cổ Hòa Bình (21) - Văn hóa khảo cổ Bắc Sơn (23).
III. Văn hóa thời kỳ dựng nước
Văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên (25) - Văn hóa khảo cổ Đồng Đậu (26) - Văn hóa khảo cổ Gò Mun (27) - Văn hóa khảo cổ Đông Sơn (29) - Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc (33) - Thành Cổ Loa (36) - Truyền thuyết Thánh Gióng diệt giặc Ân (37) - Bánh Chưng bánh Dày (39) - Trầu Cau (40) - An Tiêm và quả dưa đỏ (43) - Tục ngữ ca dao về tinh thần tự lập tự cường (44) - Người là hoa đất (45) - Trống Đồng tiêu biểu cho văn hóa thời kỳ dựng nước (49) - Tiếp xúc giao lưu với văn hóa Ấn Độ (56) - Tiếp xúc giao lưu với văn hóa Trung Hoa (60).
IV. Danh nhân văn hóa và sự kiên lịch sử chủ yếu
Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ (64) - Mười tám đời vua Hùng (67) - Thục Phán đại phá quân Tần (67) - Trưng Nữ Vương (68) - Vua Bà - Triệu Thị Trinh (69) - Nhà nước Vạn Xuân (70) - Thành Vạn An và Mai Hắc Đế (71) - Bố Cái Đại Vương (73) - Tài nắm bắt thời cơ và chức Tiết độ sứ tự phong (74) - Bãi cọc gỗ lim dưới sóng dữ Bạch Đằng (75).
Phần Hai- Văn hóa Đại Việt
I. Tổ chức và quản lý xã hội
Gia đình - Tông tộc (80) - Gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ - Gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ - Chế độ gia tộc phụ quyền - Tông tộc - Cửu tộc và tam tộc - Đích thê: đích hệ; đích trưởng tử; đích tôn - Của hương hỏa - Tam cương - Hiếu đễ - Nối dõi tông đường - Môn đăng hộ đối - Tảo hôn - Tục đa thê - Tam tòng - Tứ đức - Tiết hạnh khả phong.
Trong họ ngoài làng (85) - Xã quan - Tính chất tự quản của làng xã - Hội đồng kỳ mục - Tiên chỉ - Tư văn - Hương chức - Nhiêu xã - Bạch đinh - Dân ngụ cư - Công điền - Học điền - Trợ sưu điều - Cô nhi điền - Quả phụ điền - Ban hào mục - Ban chức dịch - Giáp - Vào Giáp - Chiếu dưới - Chiếu trên - Chiếu các bô lão - Thuế đinh (sưu) - Thuế điền thổ - Thuế tuần ty - Hương ước (Khoán ước; hương lệ; hương khoán; khoán lệ điều ước…) - Hội hè đình đám.
Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền (95) - Vua; chúa; hoàng thân quốc thích; quý tộc quan liêu (95) - Thiên tử - Vương - Đế - Hoàng đế - Niên hiệu - Cải nguyên - Nguyên niên - Thụy hiệu - Miếu hiệu - Tôn hiệu - Đăng quang - Đăng cực - Băng, (băng hà; thăng hà). - Cửu trùng - Cửu ngũ - Hoàng hậu - Hoàng phi - Cung tần. - Hoàng tử. - Đông cung thái tử - Hoàng tôn - Phụ hoàng - Quốc cữu - Tự quân - Tự vương. Hệ thống quan chức ở trung ương (104) - Các chức quan văn võ, tăng quan, đạo quan thời Đinh - Tiền Lê - Các chức quan văn võ trong triều đình nhà Lý - Các chức quan văn võ trong triều đình nhà Trần - Các chức quan văn võ trong triều đình nhà Lê - Lục phiên, lục cung bên phủ chúa Trịnh - Tam ty, lục bộ dưới quyền chúa Nguyễn. - Các chức quan văn võ, các cơ quan chuyên trách… trong triều đình nhà Nguyễn. Hệ thống quan lại ở địa phương (110) - Thời Đinh - Lê - Thời Lý - Trần - Thời Lê - Thời Nguyễn. Luật pháp (113) - Luật pháp thời Lý - Trần - Luật Hồng Đức thời Lê. Lược thuật các triều vua Việt Nam (116). Nhà Ngô (939-965). - Nhà Đinh (969-979) - Nhà Tiền Lê (980-1009) - Nhà Lý (1010-1225) - Nhà Trần (1225-1400) - Nhà Hồ (1400-1407) -Nhà Hậu Trần (1407-1413) - Nhà Lê (Lê sơ 1428-1527) - Nhà Mạc (1527-1592) - Nhà Hậu Lê (Lê Trung Hưng 1533-1592) - Chính quyền Lê - Trịnh (1593-1788) - Nhà Nguyễn Tây Sơn (1778-1802) - Nhà Nguyễn (1802-1945).
II. Hoạt động kinh tế
Nông nghiệp (142) - Đường lối “dĩ nông vi bản” - quyền sở hữu ruộng đất - Thái ấp, điền trang thời Lý - Trần. - Chính sách hạn điền, hạn nô của nhà Hồ. - Chế độ quân điền thời nhà Lê - Chính sách doanh điền, di dân lập ấp dưới thời nhà Nguyễn - Ca dao tục ngữ về nghề nông - Các giống lúa - Các loại nông cụ - Các công trình thủy lợi - Lễ tịch điền - Sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn và nông nghiệp - Các sách chuyên bàn về nông nghiệp.
Thủ công nghiệp (155) - Truyền thống “khéo tay hay làm” từ thời dựng nước và qua các triều đại - Phố nghề, làng nghề - Các nghề thủ công cổ truyền: nghề gốm; nghề chế tác đá; nghề đúc đồng; nghề rèn sắt; nghề mộc; nghề dệt; nghề thêu; nghề khảm trai; nghề kim hoàn; nghề làm giấy; nghề in; nghề trồng cây thuốc và chế biến Nam dược; nghề làm nón; nghề làm quạt; nghề làm lược; nghề dệt chiếu; nghề đan lát; nghề làm hương; nghề trồng hoa cây cảnh; nghề nấu rượu; nghề ép mật làm đường; nghề làm nước mắm.
Thương nghiệp - Tiền tệ (181) - Chợ và phố chợ - Kẻ chợ - Hà Nội 36 phố phường - Bến sông, cảng biển - Các loại tiền đồng: thông bảo; hưng bảo; nguyên bảo; trân bảo - Tiền giấy Thông bảo hội sao dưới thời nhà Hồ - Cổ tiền - Sử tiền - Sức mua của một quan tiền tốt - Vàng thoi, bạc nén - Các đơn vị đo lường.
Một số trung tâm thương mại thời xưa (187) - Thăng Long - Kẻ chợ - Phố Hiến - Vân Đồn - Thanh Hà - Hội An - Phố và chợ vùng Biên Hòa - Gia Định.
III. Ngôn ngữ - Chữ viết - Học hành thi cử
Ngôn ngữ - chữ viết (197) - Giữ gìn tinh hoa của tiếng Việt và Việt hóa từ ngữ vay mượn - Xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc - Chữ viết của người Việt trước khi sử dụng chữ Hán - Chữ Nôm (199).
Nền Hán học ở Việt Nam (202) - Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long - biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam (208) - Một cuộc bình văn ở Quốc Tử Giám (213) - Học hành (214) - Với mục đích “Ngôn chí”, “Thuật hoài” và “Kinh bang tế thế” - Tứ Thư Ngũ Kinh: Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử - Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu - Thi cử (223) - Kết quả của mười năm đèn sách với ước vọng tên ghi “bảng vàng, bia đá” - Thi hương - Thi hội - Thi đình - Giải nguyên - Hội nguyên - Đình nguyên - Các loại bài thi: Kinh nghĩa, chế, chiếu, biểu, thơ, phú, văn sách - Các quan chức phụ trách các công việc trong một khoa thi - Một số trường quy: Kiêng húy, khiếm trang, khiếm tỵ, đài… - Các học vị - Lễ xướng danh - Ân tứ vinh quy.
IV. Tư tưởng - Văn chương - Học thuật
Tư tưởng (233) - Nho (233) - Vài nét về lịch sử; những nhân vật tiêu biểu và những lý thuyết điển hình; Khổng Tử, Mạnh Tử với Nho gia nguyên thủy; Đổng Trọng Thư với Hán Nho; Trình Hiệu, Trình Di, Chu Hy và Lý Học đời Tống - Phật (249) - Vài nét về Ấn Độ cổ đại. Đạo Bàlamôn về chế độ chủng tính Vácna; Đạo Phật ra đời; Việc biên tập kinh sách Phật giáo và sự phân chia thành các phái hệ; Thiền tông - Đạo (263) - Lão Tử; Trang Tử.
Văn chương (269) - Văn chương truyền miệng (269) - Văn thơ Hán Nôm (274) - Việc sưu tầm và bảo tồn di sản văn hóa thành văn dưới thời Đại Việt (276).
Học thuật (290) - Y dược học (290) - Thuốc thang dân gian cổ truyền; y dược học dân tộc. - Thiên văn học (294) - Những kiến thức thiên văn đầu tiên; Thiên văn học cổ đại; Cách tính thời gian, âm dương hợp lịch, thiên can địa chi, 24 tiết khí; Từ khoa học chân chính đến khoa học thần bí - Khoa học quân sự (301) - Thi võ; vũ khí; thành quách, hào lũy, binh thư.
V. Nghệ thuật
Ca múa nhạc (311) - Các điệu thức ca hát dân gian; ca múa nhạc cung đình; nhạc khí.
Sân khấu (318) - Chèo; tuồng; rối nước; rối cạn; trò diễn.
Hội họa điêu khắc (321) - Tranh chân dung; Tranh sinh hoạt; tranh dân gian; tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống; vẽ trang trí; tạc tượng; chạm khắc trang trí; các đề tài, mẫu hình phổ biến.
Kiến trúc (324) - Kiến trúc nhà ở; kiến trúc tôn giáo: chùa, tháp; đình; kiến trúc cung đình; đền đài lăng tẩm.
VI. Phong tục tập quán
Ăn uống (331) - Thực đơn cơ bản: cơm tẻ + rau xanh + đạm (động vật, thực vật); cách thức chế biến; các loại gia vị; các loại quà bánh; yến tiệc và các món đặc sản; các thứ đồ uống; trà và rượu; văn hóa ẩm thực của Việt Nam.
Ăn trầu, nhuộm răng, hút thuốc lào (341)
Trang phục (343)- Áo quần của nam giới, váy áo của nữ giới; khăn quấn đội đầu; khăn vuông mỏ quạ; búi tó; tóc đuôi gà; hoa hột vòng nhẫn và bộ xà tích bằng bạc; những quy định của triều đình về trang phục.

Nhà ở (347) - Tận dụng hoàn cảnh tự nhiên, tạo vi khí hậu cho nơi cư trú; cách xếp đặt không gian cư trú.

Hôn nhân (350) - Giá thú; môn đăng hộ đối; các lễ thức của việc hôn nhân; đồ sính lễ thời xưa: trầu cau, gói đất hun, gói muối; sáu lễ (lục lễ); ba lễ: chạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới. Tục chăng dây. Lễ tơ hồng. Lễ động phòng. Lễ lại mặt. Sêu tết. Báo hỷ. Tục đa thê. Cheo, nội cheo, ngoại cheo, hạ cheo. Tảo hôn. Ly dị, luật thất xuất, luật tam xuất. Ngoại tình, gian dâm. Kết hôn với người nước ngoài thời xưa.

Sinh con - nuôi con (362) - Tin mừng, con cầu tự; mang thai, mãn nguyệt khai hoa; ốm nghén, ăn dở; dưỡng thai, thai giáo, chôn rau cắt rốn; lâm bồn; kiêng khem; đầy cữ; khóc dạ đề; đổ phong long, chạm phong long; sinh nở không bình thường, chửa trâu; hữu sinh vô dưỡng, con ranh con lộn; chửa hoang, bắt khoán, phạt vạ. - Lễ cúng Mụ; lễ mừng đầy tuổi tôi; đặt tên; bán khoán.

Cho trẻ đi học (372) - Lễ nhập học, lễ khai tâm (vỡ lòng), Tiên học lễ hậu học văn, “Sái tảo ứng đối”; Vai trò của ông thầy: Quân - sư - phụ; hội đồng môn.

Tục lệ trọng tuổi (375) - Thiên tước; lệ mừng tuổi, chúc thọ, lên lão, khao lão; yến lão.

Tang ma (377) - Quan niệm về cái chết - Các tục lệ khi chôn cất: chọn đất hạ huyệt, chuyển cữu, yết tổ, đưa đám: phương tướng, minh tinh, linh xa, đại dư - nhà táng, phương du…, lễ hạ huyệt; Cúng thất thất lai tuần; giỗ đầu, giỗ hết; cải táng, tảo mộ.

Các nghi thức tế lễ (383) - Quan niệm về hồn phách (383) - Thờ cúng gia tiên (384) - Ngày giỗ, lễ tiên thường; giỗ họ; giỗ hậu; ban thờ gia tiên - Thờ cúng các vị thần linh khác (386) - Thờ thổ công, thờ thần tài, thờ tiền chủ, thờ bà cô ông mãnh - Thờ cúng trong xóm làng (388) - Thờ thành hoàng, thượng đẳng thần, trung đẳng thần, hạ đẳng thần; thiên thần, nhân thần - thờ Phật, thờ các vi thánh thần khác ngoài thần thành hoàng. Các địa điểm thờ cúng (389) - Đình, Chùa. Vào đám (hội làng) - Tế lễ cấp quốc gia (392) - Tế trời ở tế đàn Nam giao; tế thổ thần, cốc thần ở tế đàn xã tắc; tế quốc tổ Hùng Vương.

Những ngày tết chủ yếu trong năm (393) - Tết Nguyên đán; Rằm tháng Giêng (Thượng nguyên, Nguyên tiêu); Tết Hành thực (Mồng Ba tháng Ba), Tết Thanh minh (tảo mộ); Tết mồng Năm tháng Năm; Rằm tháng Bảy (Tết Trung Nguyên); Rằm tháng Tám (Tết Trung Thu); Tết cơm mới tháng Mười.
VII. Di tích - Danh lam - Thắng cảnh
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (401) - Cửa Ô Quan Chưởng; Cột cờ Hà nội; Gò Đống Đa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám ; Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn; (Đền) Quán Thánh; Đền Thủ Lệ (Voi phục); HồTây; Hồ Trúc Bạch; Đền Bích Câu; Đền Đồng Nhân; Đền Chèm; Đền Phù Đổng; Chùa Một Cột; Chùa Trấn Quốc; Chùa Liên Phái; Chùa Hòe Nhai; Chùa Láng; Chùa Bà Đá; Chùa Quán Sứ; Chùa Kim Liên; Chùa Bồ Đề. Phú Xuân - Huế (417) - Sông Hương, Núi Ngự, đô thành Phú Xuân thời Chúa Nguyễn; Núi Ba Tầng (thời Tây Sơn) - Kinh thành Huế thời nhà Nguyễn (420) - Phòng thành, Hoàng thành, Tử cấm thành; các cổng thành; Kỳ đài; Ngự hà; hồ Tịnh Tâm. Khu vực Đại Nội; Ngọ Môn; Sân Đại Triều Nghi và điện Thái Hòa; Cung Diên Thọ; Thế Miếu; Cửu Đỉnh; Hiển Lâm Các; Phu Văn Lâu - Lăng tẩm ở Huế (438) - Lăng Gia Long; Lăng Minh Mạng; Lăng Tự Đức - Chùa Thiên Mụ (433) - Sài Gòn - Gia Định (434) - Phủ Gia Định, huyện Tân Bình trên vùng gò đồi Tân Khai; thành Gia Định (thành Bát quái; Quy thành); Chùa Giác Viên; chùa Giác Lâm. Bến Nhà Rồng.

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá