Loại sách | Chính trị - Lịch sử - Địa Lý - Lịch sử Thế Giới |
Tác giả | Nguyễn Hiến Lê |
Người dịch | Nguyễn Hiến Lê |
Số trang | 1000 |
Kích cỡ | 16x24cm |
Nhà xuất bản | Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh |
Tìm theo vần | S |
Hình thức bìa | Bìa cứng |
Khối lượng | 1100 |
Nội dung tóm tắt |
Sử Trung Quốc là tác phẩm lớn cuối cùng của Nguyễn Hiến Lê, một tác phẩm ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức.
Suốt mấy ngàn năm lịch sử Trung Quốc đầy biến động được tác giả tổng kết lại khoảng 1000 trang in. Với dung lượng khiêm tốn này tác giả đã phác thảo được diện mạo của chiều dài lịch sử Trung Quốc. Theo tác giả, lịch sử Trung Quốc được chia làm 3 thời kỳ:
- Thời Nguyên thủy và thời Phong kiến được tác giả gom làm một (phần 1) vì theo tác giả “không biết chắc tới đâu bắt đầu thời phong kiến; vả lại thời nguyên thủy không có gì đáng chép, chỉ có 8 - 9 trang, không tiện đặt riêng vào một phần”.
- Thời Quân chủ từ nhà Hán tới cách mạng Tân Hợi (1911). Thời này dài nhất - trên 21 thế kỷ, được tác giả tách làm hai:
+ Từ Hán tới cuối Nam Tống, thời thịnh nhất của văn hóa (Phần II).
+ Từ Nguyên tới cuối Thanh, thời suy của dân tộc Hán (Phần III).
- Thời Dân chủ từ cách mạng 1911 tới ngày nay (Phần IV)
Tác giả không phân chia thời đại theo cách của đa số học giả phương Tây (và học giả Trung Hoa bắt chước họ), chia thành thời Thượng Cổ, Trung Cổ, Cận Cổ, Cận Đại, Hiện Đại. Theo tác giả: “Những danh từ đó mượn của phương Tây, không áp dụng vào lịch sử Trung Hoa được, trừ hai danh từ Thượng Cổ và hiện đại. Vì lịch sử Trung Hoa từ Hán cho tới cuối Thanh, tiến đều đều, không thay đổi gì nhiều như lịch sử phương Tây, không làm sao phân biệt được tới đau là hết thời Trung Cổ, tới đâu hết thời Cận cổ, rồi Cận cổ với Cận đại khác nhau ra sao. Vả lại những danh từ đó không cho ta một ý niệm gì rõ rệt, mỗi người một khác. Chẳng hạn danh từ thời Cận đại (Temps moderne), người thì cho bắt đầu từ thời Nguyên (Eberhard), người lại cho từ cách mạng 1911 (Dubarbier) khác nhau 632 năm, còn gì vô lý bằng!”
Theo cách chia của tác giả tiến trình lịch sử của Trung Quốc vừa gọn vừa sáng, chỉ đọc tên thời đại chúng ta cũng hiểu ngay đặc điểm của nó và biết nó bắt đầu từ thế kỷ nào, chấm dứt ở thế kỷ nào. Qua đó giúp người đọc tìm hiểu toàn bộ về lịch sử Trung Quốc, nhất là giai đoạn hiện đại, một cách dễ dàng và đầy đủ hơn. |