Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Làng Việt đối diện tương lai hồi sinh quá khứ

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Văn Hoá - Xã Hội - Xã hộiSố trang: 278
Kích cỡ: 16x24cmNhà xuất bản: Đà Nẵng
Tìm theo vần: LHình thức bìa: Bìa mềm
Làng Việt đối diện tương lai hồi sinh quá khứ
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchVăn Hoá - Xã Hội - Xã hội
Tác giảJohn Kleinen
Số trang278
Kích cỡ16x24cm
Nhà xuất bảnĐà Nẵng
Tìm theo vầnL
Hình thức bìaBìa mềm
Nội dung tóm tắt
Để hoàn thành công trình này, John Kleinen đã phải tham khảo nhiều tư liệu của hầu hết các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về Việt Nam nói chung và về nông thôn Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, ông đã nhiều lần đến Việt Nam, gặp gỡ trao đổi với các nhà sử học như Giáo sư Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trương Hữu Quýnh…, đến thăm nhiều địa phương miền Bắc và sống một thời gian dài với dân làng Tơ. Cuốn sách không đơn thuần chỉ là một công trình của lý trí, mà còn là kết quả của sự gắn bó chân thành của tác giả với con người Việt Nam, tình yêu của ông với đất nước Việt Nam.

Trong sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa Việt Nam, nông thôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhưng từ trước đến nay, phần lớn các nghiên cứu của chúng ta chỉ mới nhìn nông thôn trong lịch sử với sự nhận diện cấu trúc làng xã, tức là mặt tĩnh của nông thôn. Vì vậy cần nghiên cứu cả phương diện động, tức là những đổi thay xã hội của làng quê Việt Nam, đặc biệt trong thế kỷ XX, thế kỷ mà ở những thập niên cuối cùng, Việt Nam đã tích cực khởi động cho sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” trên đường hội nhập với thế giới. Đối diện tương lai, hồi sinh quá khứ đã góp một cách nhìn động vào xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay, đây chính là giá trị cơ bản của công trình.
Mục lục
Lời giới thiệu
Chương một: Làng Việt Nam Khái niệm và Thực tế
Chương hai: Làng trong thời kỳ thực dân và quan hệ với Nhà nước
Chương ba: Thời kỳ thuộc địa
Chương bốn: Chiến tranh và độc lập 1940 - 1954
Chương năm: Cải cách ruộng đất
Chương sáu: Thời kỳ tập thể hóa
Chương bảy: Quyền lực và uy tín trong việc hình thành giới tinh hoa của làng
Chương tám: Đời sống lễ nghi ở làng
Chương chín: Kết luận
Lời cuối sách
Thư mục

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá