Nội dung tóm tắt |
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học các môn khoa học tự nhiên và xã hội, nhưng chúng ta lại sợ môn triết học, như sinh viên văn sợ toán học, tức là sợ phương pháp luận của tư duy, chẳng khác gì ta muốn vào phòng mà lại không học cách mở khóa. Cái đó có nguyên nhân sâu xa, nhưng nguyên nhân gần là trong học tập, ta đã bị gán ghép, áp đặt tư duy của người khác mà không được thực chứng, tranh biện, không động não. Đó là lối tư duy đóng kín. Có thể lấy câu nói của George Polya (1888 - 1985, nhà toán học Mỹ gốc Hungari) nhấn mạnh phương pháp dạy toán là phải dạy cho học sinh suy nghĩ (teach to think), ban đầu là làm thế nào để giải đề (How to solve it), sau ông tiến lên một mức cao hơn là khám phá con đường logic phát hiện toán học (The logic of mathematical discovery) để cải tiến cách dạy và học triết học.
Xã hội mới đòi hỏi mọi người có nhiều ý tưởng mới. Vì vậy, phải dành cho họ mọi quyền tranh luận, tin hay không tin, theo hay không theo một triết học nào. Bởi vì đó là sản phẩm của bộ não của con người, nó trừu tượng mà ta không thể đo lường tính chất đúng sai một cách tuyệt đối, nhưng nó lại vô cùng quý báu, vì nó tạo tiền đề cho chúng ta đi vào các giả thuyết (hypothesis), thực chứng và giả chứng (falsification), tạo nên những ý tưởng mới đầy sáng tạo.
Cuốn sách này được tác giả Đồ Anh Thơ biên soạn theo một tinh thần mới, cởi mở hơn rất nhiều so với một số giáo trình mà chúng ta đã được tiếp xúc trước đây.
Nội dung cuốn sách được bố cục theo một trình tự khoa học có đối chiếu giữa các thuật ngữ để bạn có thể tìm hiểu và đối chiếu một cách thuận tiện, dễ dàng.
|
Mục lục |
Lời người biên soạn
Chương I: Tổng luận
Triết học khoa học là gì?
Triết học khoa học nghiên cứu cái gì?
Nghiên cứu triết học khoa học như thế nào?
Tại sao cần phải nghiên cứu triết học khoa học
Chương II: Lịch sử triết học khoa học
Triết học khoa học bắt nguồn ở nghiên cứu chân lý
Sự hưng khởi của triết học khoa học hiện đại
Xu thế phát triển “hậu hiện đại” của triết học khoa học
Chương III: Luận đề cơ bản của triết học khoa học
Sự phát hiện của khoa học
Quá trình phát hiện khoa học
Kết cấu khoa học
Thuyết minh khoa học
Đánh giá khoa học
Sự phát triển của khoa học
Chương IV: Luận đề tương quan của triết học khoa học
Khoa học và triết học
Triết học và xã hội
Khoa học và giá trị
Phần tóm tắt và chú giải
Tài liệu tham khảo
|