Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Chính sách phát triển nhà ở thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh - lý luận và thực tiễn

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Kinh tế - Kinh tế khácSố trang: 0
Kích cỡ: 16x24cmNhà xuất bản: Phương Đông
Tìm theo vần: CHình thức bìa: Bìa mềm
Chính sách phát triển nhà ở thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh - lý luận và thực tiễn
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchKinh tế - Kinh tế khác
Tác giảGS.TS. Dương Thị Bình Minh (chủ biên) Trường Đại h
Kích cỡ16x24cm
Nhà xuất bảnPhương Đông
Tìm theo vầnC
Hình thức bìaBìa mềm
Nội dung tóm tắt
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm quốc gia. Tại đây luôn đòi hỏi phải thu hút nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng cao đáp ứng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Kèm theo đó, yêu cầu phát triển thị trường bất động sản nhà ở, trong đó có nhà ở thương mại là một vấn đề cấp thiết được đặt ra trong bối cảnh của một thành phố lớn nhất nước và đông dân cư.

Thực hiện chủ trương xóa bỏ bao cấp, thực hiện xã hội hóa nhà ở nói chung và nhà ở thương mại nói riêng đòi hỏi phải nghiên cứu cơ chế đầu tư, các chính sách liên quan trực tiếp đến phát triển nhà ở thương mại tại TP.HCM nhằm đảm bảo cho công dân có chỗ ở phù hợp với khả năng thu nhập, từng bước cải thiện chỗ ở của các tầng lớp dân cư, tạo ra các khu dân cư văn minh, hiện đại.

Thị trường nhà ở thương mại phát triển chưa ổn định nếu xét trên khía cạnh phát triển bền vững, cung cầu, giá cả và tác động của thị trường đến phát triển kinh tế. Các kết quả nghiên cứu của sách chuyên khảo: “Chính sách Phát triển Nhà ở Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh – Lý luận và Thực tiễn” sẽ góp phần thúc đẩy thị trường BĐS nhà ở tại TP.HCM phát triển lành mạnh, minh bạch; sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực đất đai, tài chính và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường BĐS nhà ở thương mại.

Về phương diện lý thuyết, các tác giả cuốn sách đã tiếp cận các lý thuyết hiện đại về thị trường nhà ở thương mại, các lý thuyết về chính sách cũng như các công cụ của chính sách liên quan đến nhà ở thương mại; trên góc độ kinh tế học để xem xét cung cầu và giá cả nhà ở thương mại, lý thuyết tín dụng và tài chính công hiện đại được thể hiện trong các chính sách có liên quan đến nhà ở thương mại. Về phương diện thực tiễn, các tác giả đã tiếp cận kinh nghiệm của một số nước về phát triển nhà ở thương mại và trên cơ sở đó chọn lọc và vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của TP.HCM. Cuốn sách tiếp cận trên bình diện vĩ mô sự vận dụng chính sách, luật pháp của nhà nước về thị trường nhà ở thương mại, và trên cơ sở đó phân tích, đánh giá các mặt mạnh, yếu của chính sách từ năm 2006 đến năm 2010 và hoàn thiện chính sách nhằm phát triển thị trường nhà ở thương mại tại TP.HCM đến năm 2015.

Thị trường BĐS nói chung và thị trường nhà ở trong đó có nhà ở thương mại nói riêng hoạt động ở Việt Nam với khoảng thời gian còn quá ngắn (trong vòng 15 năm), việc vận dụng các công cụ kinh tế của Nhà nước trong quản lý và thúc đẩy hoạt động của thị trường còn nhiều khiếm khuyết. Do vậy, kết quả nghiên cứu thể hiện trong cuốn sách này đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong việc hoàn thiện các chính sách, cơ chế phối hợp nhằm kích thích thị trường phát triển theo đúng các quy luật kinh tế khách quan của kinh tế thị trường.







Mục lục
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI

1.1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm về nhà ở thương mại và thị trường nhà ở thương mại

1.1.2. Cơ cấu và đặc điểm của nhà ở thương mại

1.1.3. Đối tượng mua bán nhà, cho thuê nhà ở thương mại

1.1.4. Phương thức thực hiện mua bán, cho thuê nhà ở thương mại

1.2. CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI

1.2.1. Chính sách đầu tư và nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở thương mại

1.2.2. Chính sách thuế đối với đất đai và nhà ở thương mại

1.2.3. Chính sách đất đai

1.2.4. Chính sách giá đối với nhà ở thương mại

1.3. QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI

1.4. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.4.1. Khái quát về chính sách phát triển nhà ở thương mại của một số nước trên thế giới

1.4.2. Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển nhà ở thương mại cho thành phố Hồ Chí Minh



Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở THƯƠNG MẠI TẠI TP.HCM

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội của TP.Hồ Chí Minh

2.1.2. Thực trạng thị trường nhà ở thương mại tại TP.Hồ Chí Minh

2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI TẠI TP.HCM

2.2.1. Thực trạng chính sách đầu tư phát triển nhà ở thương mại tại TP.Hồ Chí Minh

2.2.2. Thực trạng nguồn lực tài chính phát triển nhà ở thương mại tại TP.Hồ Chí Minh

2.2.3. Phân tích những khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tài trợ của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS cho các dự án phát triển nhà ở thương mại tại TP.HCM

2.3. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

2.3.1. Tiền sử dụng đất

2.3.2. Thuế sử dụng đất

2.3.3. Lệ phí trước bạ đối với nhà đất

2.3.4. Thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng nhà ở

2.3.5. Những kết quả đạt được

2.3.6. Những hạn chế

2.4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở THƯƠNG MẠI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

2.5. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIÁ ĐỐI VỚI NHÀ Ở THƯƠNG MẠI TẠI TP.HCM

2.5.1. Thực trạng giá cả nhà ở thương mại ở TP.HCM

2.5.2. Thực trạng tính giá nhà ở thương mại tại . các công ty địa ốc

2.6. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NHÀ Ở THƯƠNG MẠI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

2.7. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
THỜI GIAN QUA

2.7.1. Các thành tựu

2.7.2. Những hạn chế



Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SACH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. DỰ BÁO NHU CẦU NHÀ Ở THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2015 TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

3.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2015

3.2.1. Quy hoạch tổng thể không gian đô thị tại TP.HCM và chính sách quản lý đô thị

3.2.2. Định hướng phát triển nhà ở thương mại tại TP.Hồ Chí Minh đến năm 2015

3.2.3. Môi trường đầu tư của TP.Hồ Chí Minh

3.2.4. Hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường BĐS và thị trường nhà ở

3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2015.

3.3.1. Các giải pháp vĩ mô đối với trung ương và chính quyền TP.Hồ Chí Minh



3.3.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh nhà ở thương mại

3.4. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI TẠI TP.HCM

3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ

3.4.2. Kiến nghị chính quyền Thành phố

3.4.3. Kiến nghị đối với các công ty BĐS

Kết Luận



Phụ Lục: CÁCH XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ

1. Chung cư An Hội 3, đường Phạm Văn Chiêu, P.14, Q. Gò Vấp. Chủ đầu tư: Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn.

2. Dự án khu Cao ốc văn phòng và nhà ở cao tầng tại 360 Xa lộ Hà Nội do Công ty Công trình Giao thông công chánh làm chủ đầu tư. Dự án gồm khối nhà ở cho cán bộ công nhân viên, dãy nhà liên kế và khối dịch vụ, chung cư cao cấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá