Loại sách | Pháp luật - Các văn bản pháp luật khác |
Tác giả | TS. Lê Thu Hà |
Số trang | 411 |
Kích cỡ | 20x29cm |
Nhà xuất bản | Chính Trị Quốc Gia |
Tìm theo vần | M |
Hình thức bìa | Bìa mềm |
Khối lượng | 220 gram |
Nội dung tóm tắt |
Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và giải quyết các vụ án nói riêng. Cuốn sách Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam sẽ góp phần không nhỏ trong việc tìm hiểu thông tin về lĩnh vực này.
Cuốn sách được bố cục rõ ràng, khoa học với hai chương:
Mỗi chương đề cập một nội dung khác nhau:
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển hệ thống pháp luật thi hành án dân sự, phần này khái quát lại toàn quá trình hình thành và phát triển hệ thống pháp luật thi hành án dân sự qua các giai đoạn: từ năm 1945-1989; từ năm 1990-1993; từ năm 1993-2008; từ năm 2008 đến nay. Trải qua mỗi giai đoạn, hệ thống thi hành án dân sự lại có sự thay đổi. Để có thể thấy được sự thay đổi đó, tác giả đã phân tích cụ thể về những điểm bất cập, những nét khác biệt, điểm mới, những điểm được sửa đổi, bổ sung của việc thi hành án dân sự ở mỗi giai đoạn từ thủ tục thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, thời hạn thi hành, vấn đề hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án,…
Chương II: Những nội dung cơ bản của hệ thống pháp luật thi hành án dân sự và quan điểm hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án dân sự trong điều kiện đổi mới, phần này đề cập những nội dung cơ bản của hệ thống pháp luật thi hành án dân sự và quan điểm hoàn thiện hệ thống thi hành án dân sự trong điều kiện đổi mới. Trong đó có nói đến các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thi hành án dân sự cấp tỉnh; thi hành án dân sự cấp huyện; quyền hạn, nhiệm vụ của thi hành án cấp quân khu, lịch sử hình thành và định hướng pháp luật về Cơ quan thi hành án dân sự trong Quân đội, đồng thời cũng đưa ra một số quan điểm về tổ chức hệ thống cơ quan thi hành án dân sự trong điều kiện thực hiện chiến lược cải cách tư pháp. Bên cạnh đó, chương II cũng đề cập nhiều vấn đề liên quan đến chấp hành viên, những quy định chung về thủ tục thi hành án dân sự, những biện pháp thi hành án, thủ tục thi hành, các biện pháp cưỡng chế, các quyết định khác phát sinh trong khi thi hành, và những trường cụ thể khi thi hành án.
Ngoài ra, cuốn sách còn dành một phần phụ lục để giới thiệu các văn bản pháp luật liên quan đến thi hành án dân sự và giới thiệu một số vụ việc đã xảy ra trong thực tiễn thi hành án như: tại sao chưa thi hành được án trả nhà số 3 LS, phường X, quận P.N, thành phố H; tài sản trong thi hành án dân sự; thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng bị tuyên bố đã chết trở về;…
Việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật thi hành án dân sự sẽ giúp bạn đọc không chỉ tiếp cận với quan điểm, đường lối, chính sách và pháp luật về thi hành án mà còn góp phần hình thành một cách khoa học định hướng hoàn thiện pháp luật về thi hành án trong điều kiện cải cách tư pháp hiện nay. Do vậy, cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, những người nghiên cứu trong lĩnh vực thi hành án dân sự và nhất là đối với các chấp hành viên trong hoạt động thi hành án. |