Loại sách | Chính trị - Lịch sử - Địa Lý - Chính trị Việt Nam |
Tác giả | GS.VS. Nguyễn Duy Quý |
Số trang | 373 |
Kích cỡ | Đang cập nhật |
Nhà xuất bản | Chính Trị Quốc Gia |
Tìm theo vần | N |
Hình thức bìa | Bìa mềm |
Nội dung tóm tắt |
Trong tiến trình đổi mới toàn diện đất nước đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta rất chú trọng việc cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện mới. Việc nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, do vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KX.04.01:“Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân – Lý luận và thực tiễn” do GS.VS. Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm cùng tập thể các nhà khoa học trong các lĩnh vực triết học, chính trị học, luật học…, các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và đang làm công tác thực tiễn trong cả nước đã cố gắng làm rõ cơ sở lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đưa ra những luận điểm khoa học có tính hệ thống về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, đồng thời kiến nghị những vấn đề cụ thể về phương hướng và những giải pháp cơ bản xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong quá trình triển khai, đề tài đã tổ chức ba cuộc hội thảo khoa học có quy mô lớn tại Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng và nhiều cuộc toạ đàm khác ở một số địa phương, tiến hành các cuộc khảo sát điều tra ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, các tác giả đã hoàn thiện, biên soạn cuốn sách “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn” do GS.VS. Nguyễn Duy Quý và PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn đồng chủ biên. Nội dung cuốn sách gồm 5 phần:
Phần thứ nhất: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết nhà nước pháp quyền.
Phần thứ hai: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và nhà nước pháp quyền.
Phần thứ ba: Khái niệm, những đặc trưng cơ bản và chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Phần thứ tư: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các yếu tố quy định, chi phối quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Phần thứ năm: Phương hướng và các giải pháp chủ yếu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mỗi phần đều chứa đựng những thông tin gợi mở, rất hữu ích cho các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này; đặc biệt là những nhà nghiên cứu, các giảng viên và sinh viên ngành luật, kinh tế, chính trị, xã hội học và các cán bộ quản lý, hoạch định chính sách xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam |