Loại sách | Văn học việt nam - Nhân vật văn học |
Tác giả | Nguyễn Khắc Viện |
Số trang | 264 |
Kích cỡ | 14.5x20.5cm |
Nhà xuất bản | Khoa Học Xã Hội |
Tìm theo vần | N |
Hình thức bìa | Bìa mềm |
Khối lượng | 370 Gram |
Nội dung tóm tắt |
Nguyễn Khắc Viện - Tự Truyện:
"Tôi là kẻ giác ngộ chính trị rất chậm. Anh em thì 15 - 16 tuổi đã tham gia hoạt động. Tôi thì mãi gần 30 tuổi mới có một ít nhận thức về chính trị. Có lẽ tại vì cái thành phần như vậy, sống từ bé không có vấn đề gì.
Nhưng tôi đã được sống qua nhiều chế độ khác nhau như: thứ nhất thuở bé sống trong chế độ xã hội phong kiến trong xóm trong làng quê kiểu quan lại, về sau sống trong những thành phố, đặc biệt là ở Hà Nội, dưới chế độ thực dân. Sau đó lại sống 25 năm ở Pháp, một nước tư bản phát triển. Nước tư bản này cũng qua nhiều giai đoạn khác nhau: giai đoạn cách mạng khoa học kỹ thuật ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, và từ 1945 trở đi thì cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thứ 2, tức là thời điểm hiện đại cuộc sống hoàn toàn thay đổi. Sau đó lại về Hà Nội, cũng qua chế độ gọi là xã hội chủ nghĩa, mà thực chất là bao cấp.
Những kinh nghiệm sốgn qua các chế độ xã hội khác nhau đó chính là nền tảng của những nhận thức về chính trị sau này.
Tôi sinh ra trong một gia đình phong kiến, tại một làng xa xôi ở Hà Tĩnh, một vùng đất vốn có truyền thống cần cù chịu khó, hiếu học. Trong nhà thường gọi là bố là thầy, mẹ là chị. Tại sao gọi là thầy? có lẽ ông cụ nhà bước đầu đi dạy học là chính, sau mới làm quan. Ông cụ nhà tôi xuất thân là một nho sĩ, có trí nhớ rất đặc biệt, nổi tiếng học giỏi. Tiếng tăm của ông chính là thi đỗ Hoàng giáp rất sớm, lúc mới 19 tuổi (năm 1907).
Ông cụ tôi lúc đầu làm Đốc học tỉnh Nghệ An (tương đương Giám đốc Sở giáo dục bây giờ), vừa làm Giám đốc vừa dạy. Sau làm Tư nghiệp, làm Phó hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám - là trường của đội quân chuẩn bị ra làm quan. Khi Pháp bỏ học Nho, tất cả các hệ thống đó bị đóng cửa, nên ông cụ chuyển ra làm quan, quan hành chính.
Trong điều kiện sinh hoạt của nhà quan, ông cụ ở phòng riêng, con cái ở phòng riêng, ít khi đựơc nói chuyện với bố. Chúng tôi nhờ đựơc tính di truyền của bố nên học hành lên lớp dễ dàng, ông không phải hỏi han trao đổi gì cả. Sau này khi tôi ra Hà Nội học trung học rồi đại học, mỗi lần về ông cũng không trao đổi gì cả, nhất là về chính trị xã hội...". |