Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Kể chuyện lịch sử Việt Nam - Đại Thắng Minh hoàng hậu

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Văn học việt nam - Truyện lịch SửSố trang: 152
Kích cỡ: 14.5x20.5cmNhà xuất bản: Văn hoá thông tin
Tìm theo vần: KHình thức bìa: Bìa mềm
Kể chuyện lịch sử Việt Nam - Đại Thắng Minh hoàng hậu
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchVăn học việt nam - Truyện lịch Sử
Tác giảPhạm Khang
Số trang152
Kích cỡ14.5x20.5cm
Nhà xuất bảnVăn hoá thông tin
Tìm theo vầnK
Hình thức bìaBìa mềm
Khối lượng200 gram
Nội dung tóm tắt
Kể Chuyện Lịch Sử Việt Nam - Đại Thắng Minh Hoàng Hậu:
Lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay đã ghi nhận những phụ nữ với tư cách là mẫu nghi thiên hạ mà tài năng và thủ đoạn của họ khiến vận nước nhiều khi phải chao đảo, biến thiên.
Người ta không thể quên một Dương Vân Nga đổi áo hoàng bào hay một Ỷ Lan đã có thời giữ ngôi nhiếp chính. Người ta cũng thường nhắc đến Cù Thị, một Thái hậu ở ngôi cao nhưng vì tình đã quên hết tất cả, sẵn sàng phó mặc non sông đất nước, đi theo tiếng gọi của người tình, gây bao nhiêu sóng gió và làm đảo lộn cơ đồ của một triều đại, và sử sách cũng không quên Thái Hậu Cảm Thánh dùng quyền uy của mình tìm cách can thiệp và bao che cho Đỗ Anh Vũ - người mà bà yêu mến. Vì lẽ ấy, có sử gia đã phải thốt lên - "Nữ sắc đời nào cũng thế, làm hại người ta quá lắm".

Bên cạnh những Hoàng hậu và Thái Hậu một thời gây nên ảnh hưởng trong triều, đa phần các Hoàng hậu ở các triều đại đều được sử sách nhắc tới đúng với nghĩa mẫu nghi thiên hạ - đoan trang, hiền thục, luôn nêu gương sáng, biết vị trí của mình ở hậu cung và có công sinh thành dưỡng dục các vị vua - những người làm nên lịch sử Việt Nam.

"Thời ấy ở khu Tây Để trang An Để (nay là thôn Hữu Lộc, xã Xuân Hoà) có người con gái nhà họ Đỗ tên là Khương. Cha nàng là Đỗ Công Uẩn, mẹ nàng là Đào Thị Hoan gốc người Tây Để, gia đình làm nghề bốc thuốc. Đỗ Công ngoài 50 tuổi vẫn chưa có con, thường đi cầu đền kia phủ nọ. Lần ấy sau khi vào cầu tự ở chùa Hương Tích về vợ ông nằm mộng, thấy một cụ già trao cho một chiếc gương tứ diện. Sau đó bà thụ thai. Mùa đông năm Đinh Sửu, ngày 10 tháng 11 bà sinh ra nàng Khương. Nàng Khương càng lớn càng đẹp, má phấn, môi son, mắt phượng, mày ngài. Cha mẹ rất yêu quý. Năm 16 tuổi, nàng nổi tiếng nhan sắc tuyệt trần.

Lúc ấy Lý Bí nghe đồn về tài sắc của nàng liền đưa tin cầu hôn. Đỗ Công vui mừng nhận lời và cho chọn ngày lành làm lễ cưới. Lý Bí lập nàng là Đệ nhất cung phi và để nàng ở lại Tây Để nuôi dưỡng cha mẹ, chăn tằm, dệt lụa, lo việc hậu cần giúp binh sĩ có lương ăn đánh giặc.

Lý Bí đánh một trận lớn ở Long Biên. Thái thú Tiêu Tư đại bại, phải bỏ thành rút quân về nước. Lý Bí cho quân lính đóng giữ thành. Thời ấy còn có giặc Chiêm luôn quấy nhiễu. Lý Bí cho đại tướng quân Phạm Tu đem quân đánh tan. Giặc cỏ bị dẹp tan, đất nước trở lại thanh bình.

Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy thành Long Biên làm kinh đô. Tiếp đó Lý Bí hạ chiếu phong bà Đỗ Thị Khương là chính cung Hoàng hậu và cho vời bà về triều. Nhà vua hạ chiếu miễn cho dân Tây Để không phải binh nhung, tô thuế. Từ đó dân Tây Để được mang ơn phúc lành và mọi nhà đều được ấm no vinh hiển.

Bà Khương vâng theo chiều chỉ về triều. Về triều được 4 năm thì cha bà lâm bệnh rồi qua đời. Nhận được tin, Lý Bí cử một tướng giỏi hộ tống để bà về cử hành tang lễ cho cha. Mẹ bà chẳng bao lâu sau lại lâm bệnh nặng cũng qua đời ngay trong năm đó. Bà viết biểu tâu vua cho phép bà ở lại chịu tang cha mẹ. Lý Bí bằng lòng và còn bang thêm 100 hốt bạc, hàng nghìn tấm tơ lụa, hàng tấn gạo, heo, trâu, bò và cử người của triều đình về làm ma chay cho nhạc phụ nhạc mẫu...."
Mục lục

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá