Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Về tâm và ý

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Triết học - Phương đôngSố trang: 204
Kích cỡ: 14x20cmNhà xuất bản: Phương Đông
Tìm theo vần: VHình thức bìa: Bìa mềm
Về tâm và ý
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchTriết học - Phương đông
Tác giảJiddu Krishnamurti
Số trang204
Kích cỡ14x20cm
Nhà xuất bảnPhương Đông
Tìm theo vầnV
Hình thức bìaBìa mềm
Khối lượng120 gram
Nội dung tóm tắt
Về Tâm Và Ý:
Ý nghĩ không bao giờ mới, nhưng quan hệ thì lúc nào cũng mới; vậy mà ý nghĩ luôn luôn tiếp cận cái sinh động, thật và mới này dựa trên cơ sở của cái cũ. Điều này có nghĩa là ý nghĩ tìm cách hiểu quan hệ theo ký ức, khuôn mẫu và những gì nó đã bị điều kiện hoá thuộc cái cũ - và do đó xung đột xảy ra. Trước khi hiểu được quan hệ, chúng ta cần hiểu rõ cơ sở của người tư duy, có nghĩa là biết rõ toàn thể tiến trình tư duy mà không lựa chọn, hay nói một cách khác là phải có khả năng thấy biết sự vật như thật mà không diễn giải theo ký ức hay những ý tưởng có sẵn - tức là kết quả của sự điều kiện hoá thuộc quá khứ.

Như vậy tư duy chỉ là sự phản ứng của những gì đã được thấy biết, của quá khứ, của kinh nghiệm được huân tập; nó là phản ứng của ký ức thuộc nhiều mức độ khác nhau, cá nhân lẫn tập thể, riêng và chung, hữu thức lẫn vô thức. Tất cả những cái đó là tiến trình tư duy của chúng ta; do đó nghĩ không bao giờ có thể mới. Không bao giờ có ý tưởng nào là mới vì ý nghĩ không thể tân tạo chính nó; tư duy không bao giờ có thể mới vì nó luôn luôn là phản ứng của cái thấy biết cũ - sự điều kiện hoá, truyền thống, kinh nghiệm và tất cả những gì được huân tập mang tính tập thể hay cá nhân của con người. Như vậy nếu xem ý nghĩ là phương tiện để khám phá cái mời thì chỉ là chuyện vô ích. Ý nghĩ chỉ có thể thấy phóng ảnh của chính nó chứ không thể phát hiện điều gì mới. Ý nghĩ chỉ có thể nhận biết những gì thuộc kinh nghiệm, mà không thể nhận biết những gì nó chưa trải qua.

Điều này không phải là cái gì có tính cách siêu hình, phức tạp, hay trừu tượng. Nếu quan sát kỹ hơn một chút, các bạn sẽ thấy chừng nào cái tôi - cái thực thể được tạo thành bởi tất cả những sự ghi nhớ đó - còn kinh nghiệm thì không bao giờ có sự phát hiện một điềugì mới. Ý nghĩ, tức là cái tôi, không thể nào kinh nghiệm Thượng Đế vì Thượng Đế, hay thực tại, là cái không thể biết được, không thể tưởng tượng ra, không thể công khai hoá; nó không có nhãn hiệu, hay danh xưng. Từ ngữ Thượng Đế không phải là Thượng Đế. Vậy ý nghĩ không bao giờ có thể kinh nghiệm cái mới, cái không thể biết; nó chỉ có thể kinh nghiệm cái đã biết. Ý nghĩ chỉ có thể hoạt động trong phạm vi của cái biết chứ không thể ở ngoài. Ngay khi sinh thời ý nghĩ về cái không thể biết, tâm trở nên bối rối ngay; ý nghĩ luôn luôn tìm cách biến cái không thể biết thành cái biết; mà cái không thể biết không bao giờ có thể đem được vào cái biết. Tìm cách làm như thế là tạo ra xung đột giữa cái biết và cái không thể biết.
Mục lục

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá