Rao vặtTư vấnHỏi đápHỗ trợ
  Giỏ hàng  Đã xem  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập
Mua hàng thuận tiện hơn qua APP
Tải ứng dụng ngay

Bước đường cùng tác phẩm và lời bình

0 nơi bán, giá từ : 0₫
Loại sách: Văn học việt nam - Nghiên cứu-Lý luận-Phê bìnhSố trang: 212
Kích cỡ: 16x24cmNhà xuất bản: Văn Học
Tìm theo vần: BHình thức bìa: Bìa mềm
Bước đường cùng tác phẩm và lời bình
Thông số kĩ thuật trên Vatgia.com chỉ mang tính tham khảo, thông số có thể thay đổi mà không báo trước.
Nếu bạn phát hiện thông số sai xin hãy Click vào đây để thông báo cho chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn bạn!
Loại sáchVăn học việt nam - Nghiên cứu-Lý luận-Phê bình
Tác giảNguyễn Công Hoan
Số trang212
Kích cỡ16x24cm
Nhà xuất bảnVăn Học
Tìm theo vầnB
Hình thức bìaBìa mềm
Nội dung tóm tắt
- Nguyễn Công Hoan sinh ngày 06 tháng 3 năm 1903 (8 tháng 02 năm Quý Mão). Quê ở làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc tỉnh Hưng Yên.
Nhà văn đã từng là giám đốc Trường Văn hóa Lý Thường Kiệt, chủ nhiệm tờ Quân nhân học báo, Biên tập viên tờ Vệ quốc quân (báo Quân đội Nhân dân ngày nay). Khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông được bầu làm Chủ tịch Hội, kiêm Chủ nhiệm Tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ bây giờ).
Truyện ngắn đầu tiên “Quyết chí Phiêu lưu”, ông viết năm 17 tuổi; tập truyện ngắn đầu tay “Kiếp hồng nhan” xuất bản năm 1923 (20 tuổi). Những truyện ngắn đăng thường xuyên trong "Xã hội ba đào ký" và tiểu thuyết "Những cảnh khốn nạn", tập I, dày 218 trang in, xuất bản năm 1932, viết trong thời gian ông dạy học ở Lào Cai, đã báo hiệu con đường văn độc đáo của ông sau này đi tới trọn đời.
Nguyễn Công Hoan mất ngày 06 tháng 6 năm 1977.
Tổng số đầu sách của nhà văn đã được xuất bản (1977 - 1996): 33 cuốn (trong đó có cuốn gồm 4 tập).
Tác phẩm chính:
- Tiểu thuyết:
Cô giáo Minh (1936); Tắt lửa lòng (1936); Tấm lòng vàng (1937); Tơ vương (1938); Bước đường cùng (1938); Lá ngọc cành vàng (1939); Tay trắng, trắng tay (1940); Chiếc nhẫn vàng (1940); Nợ nần (1940); Trên đường sự nghiệp (1941)…
- Truyện ngắn:
Kép Tư Bền (1935), Hai thằng khốn nạn (1937), Đào kép mới (1937); Sóng vũ môn (1938); Người vợ lẽ bạn tôi (1939), Ông chủ báo (1940)…
Sách chia hai phần: tác phẩm và lời bình. Trong phần lời bình có những tác giả nổi tiếng như: Nam Mộc, Trương Chính, Tô Hoài, Hoàng Hữu Các, Nguyễn Hoành Khung,...
"Tư tưởng và văn phong Nguyễn Công Hoan, từ sáng tác đầu tiên tới tác phẩm sau cùng, xuyên suốt một nét. Tác phẩm Nguyễn Công Hoan đã tới với người đọc, gây phản ứng và tác động mạnh mẽ đến độ nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra. Một đời viết, tác phẩm chồng lên hàng trăm, hàng trăm tác phẩm trải 4 trận phê bình ra trò, mỗi cuộc một nội dung khác nhau đã có thể thấy ngòi bút nhà văn lực lưỡng, dũng khí, lạ lùng...". (Tô Hoài).
Mục lục
Nguyễn Công Hoan (Sơ lược tiểu sử)
Tác phẩm
Bước đường cùng

Lời bình
Đọc lại Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan - Nam Mộc
Bước đường cùng - Trương Chính
Ngòi bút nhà văn Nguyễn Công Hoan, lực lưỡng, dũng khí, lạ lùng - Tô Hoài
Về việc giảng dạy các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan trong nhà trường - Hoàng Hữu Các
Truyện dài của Nguyễn Công Hoan - Nguyễn Hoành Khung
Đời viết văn và văn của anh Nguyễn Công Hoan - Hoàng Trung Thông
Một nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán - Hồng Chương
Nguyễn Công Hoan - Nguyễn Đình Đàn

Liên hệ quảng cáo

Liên hệ Quảng Cáo: 02439747875

Hỏi đáp về sản phẩm

Hỏi cộng đồng(Tối thiểu 20 kí tự)
  • Tất cả
  • Thông tin sản phẩm
  • Hỏi đáp
  • Đánh giá
Thông tin sản phẩm
Hỏi đáp
Đánh giá