Loại sách | Văn Hoá - Xã Hội - Văn hóa |
Tác giả | Hà Nguyễn. |
Số trang | 150 |
Kích cỡ | 11x21cm |
Nhà xuất bản | Thông tin & truyền thông |
Tìm theo vần | L |
Hình thức bìa | Bìa mềm |
Khối lượng | 250 gram |
Nội dung tóm tắt |
Hà Nội dường như là thủ đô thiên nhiên của châu thổ sông Nhị, của miền Bắc Việt Nam. Các mạch núi Tây Bắc đều dồn về đây, các dòng sông cũng dồn về đây rồi toả ra thế "chúng thuỷ triều Đông". Và có lẽ bởi vậy mà vùng "đất lành chim đậu" này cũng trở thành nơi hội tụ của các anh tài, các nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước...
Từ mùa thu năm Canh Tuất (1010) đất kinh thành được phục hưng và bừng nở với Long phượng thành, với 61 rồi 36 phố phường, với thập tam trại và nhiều chợ búa ở cửa ô. Trí thức, thương nhân, thợ thủ công tụ hội về đây chen đua, cọ sát trí năng thủ xảo, tâm linh để dần dần kết tinh thành văn hiến, văn vật, thành tài hoa đất kinh kỳ. Nếu nhà văn Tô Hoài cho rằng Hồ Gươm - Kẻ Chợ tạo ra tiếng Hà Nội, do trăm nhà trăm vùng đua tiếng rồi dung hợp lại mà thành, không giống bất cứ một phương ngữ tiếng Việt nào thì "tài khéo đất rồng" là kết quả hội tụ và kết tinh cái sành sỏi, cái tế vi của người Hà Nội.
Xung quanh Thăng Long - Đông Kinh - Kẻ Chợ mọc dần lên các làng chuyên doanh đặc sản: các làng nghề như gốm sứ Bát Tràng, vàng quỳ Kiêu Kỵ, làng nghề giấy vùng Bưởi, làng hoa Ngọc Hà, quất Nghi Tàm... Làng nghề trồng trọt, làng nghề thủ công cứ thế mà nổi danh cùng năm tháng.
Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, nhiều nghề, làng nghề Hà Nội vẫn tồn tại, phát triển và để lại dấu ấn khó quên trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. Thăng Long - Hà Nội ngày càng bộc lộ một diện mạo phong phú, một tiềm năng không nhỏ, một truyền thống nghề không thể để mai một với thời gian.
Hà Nội có tiềm năng lớn về du lịch các làng nghề. Khách đến với Hà Nội không chỉ được chiêm ngưỡng các danh thắng, di tích lịch sử và các lễ hội mà còn được thưởng thức, ngắm nhìn cả một bảo tàng sống động về các sản phẩm đặc sắc, phong phú và đa dạng của các làng nghề đã được hình thành và tồn tại hàng ngàn năm lịch sử. |