Mô tả sản phẩm: LG G Pad 8.3 (Krait 300 1.7GHz Quad-Core, 16GB Flash Driver, 2GB RAM, 8.3 inch, Android OS v4.2.2) Black
Nỗ lực để giữ vững vị trí trên thị trường smartphone, LG tiến thêm một bước khi ra mắt chiếc máy tính bảng đỉnh nhất của mình mặc dù họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong phân khúc này. Trên thực tế, LG đã từng sản xuất ra 2 mẫu tablet, chiếc Optimus Pad và G-Slate dành cho mạng T-Mobile vào năm 2011, và Optimus Pad LTE vào năm 2012 với đặc điểm nổi bật là khả năng chụp ảnh 3D.
Sau một thời gian dài vắng bóng, LG đã quay trở lại với một chiếc tablet mới đầy hứa hẹn. Tận dụng những hiệu ứng quảng cáo từ smartphone cao cấp LG G2, LG nhanh chóng cho ra mắt G Pad 8.3, một chiếc máy tính bảng kích thước trung bình có chất lượng cao cấp nhằm cạnh tranh với những đối thủ mạnh như Apple iPad
Thiết kế
Rõ ràng LG đã rất chú tâm vào thiết kế của chiếc G Pad 8.3 bởi đây là một chiếc máy tính bảng mỏng và rất đẹp. Tuy kích thước không thật nhỏ gọn (216,8 x 126,5 x 8,3 mm) do đường viền lớn bên trên và bên dưới màn hình, nhưng máy vẫn đủ hẹp và nhẹ để người dùng cảm thấy thỏa mái khi cầm. Gần như toàn bộ mặt lưng được làm từ nhôm, đem lại cảm giác y hệt một chiếc iPad
Thân máy mỏng, độ dày chỉ 8,3 mm
Vỏ máy làm bằng nhôm đem lại vẻ sang trọng, bóng bẩy
Thiết kế cao cấp của LG G Pad 8.3 còn được thể hiện ở các nút bấm cứng có phản hồi xúc giác tốt. Chiếc tablet có một cổng microUSB để sạc pin và kết nối với máy tính, nhưng chúng ta cảm thấy rất hài lòng khi được biết thiết bị có hỗ trợ một khe cắm thẻ nhớ microSD để mở rộng dung lượng lưu trữ.
G Pad 8.3 hỗ trợ thẻ nhớ microSD
Một lần nữa chúng tôi khẳng định thiết kế cao cấp của LG đã gây được ấn tượng mạnh. Tuy không thể khẳng định nó vượt trội hơn iPad
Màn hình sống động, hiển thị tuyệt vời
LG trang bị cho G Pad 8.3 một màn hình siêu xịn. Nó có kích thước 8.3 inch, lớn hơn màn hình 7.9 inch của iPad
Màn hình IPS của G Pad 8.3 hiển thị đẹp
Sử dụng công nghệ IPS, LG đã tạo được sự cân bằng giữa màu xanh và đỏ, do vậy màu sắc hiển thị rất hài hòa. Kết quả là màn hình không bị xanh dương (như hầu hết màn hình LCD), xanh lá (như hầu hết màn hình AMOLED) cũng như đỏ (Z1 Ultra là một ví dụ điển hình). Xác định sự cân bằng giữa 3 màu sắc cơ bản là chỉ số Delta E Grayscale (xác định số lượng lỗi màu sắc), kết quả là 2.58, một con số ấn tượng.
Tuy vậy, không thể khẳng định chất lượng hình ảnh của màn hình là hoàn hảo. Trên thực tế không phải vậy. Đối với người mới dùng, độ gamma có phần hơi cao với những vùng hiển thị quá sáng và một số vùng tối lại quá tối. Thêm vào đó, độ sáng cực đại đạt khoảng 345 nit, có nghĩa khả năng hiển thị ngoài trời không thật lý tưởng. Màu sắc được cân bằng tốt nhưng không chính xác một cách hoàn hảo. Góc hiển thị của màn hình thì đủ rộng tương tự những màn hình IPS của các thiết bị khác.
Giao diện hệ điều hành và các ứng dụng
Nằm trên nền hệ điều hành Android 4.2.2 là giao diện người dùng của LG rất đẹp, sặc sỡ và thân thiện với người dùng châu Á. Không có nhiều khác biệt của giao diện chiếc máy này nếu đem so với những smartphone LG khác. Về cơ bản, homescreen bao gồm một số trang chủ mà trên đó bạn có thể sắp đặt các shortcut ứng dụng và widget. Phần mềm của LG có khả năng tùy biến rất cao, cho phép người dùng thay đổi những yếu tốt như kích thước icon. Giao diện không có một main menu chính mà chỉ hiển thị một danh mục toàn bộ ứng dụng được cài trên máy.
Giao diện hệ điều hành trên G Pad 8.3
LG G Pad 8.3 không có tính năng gọi điện, một điều bình thường đối với một chiếc máy tính bảng. Nói chung bạn không thể thực hiện cuộc gọi hoặc gửi tin nhắn, nhưng bạn vẫn có nhiều lựa chọn sử dụng những ứng dụng liên lạc qua internet như Skype, Whatsapp,... Trên chiếc máy này, bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản Google và sử dụng tất cả các dịch vụ của Google.
Không chỉ chú trong vào ngoại hình bắt mắt mà LG cũng rất quan tâm đến trải nghiệm sử dụng. LG đã tạo ra một phần mềm mới có tên gọi QPair, cho phép dễ dàng kết nối G Pad với một smartphone tương thích như LG G2 để đồng bộ cuộc gọi, tin nhắn và thông báo SNS, chuyển QMemos cũng như sử dụng kết nối di động của chiếc điện thoại để lướt web. Tính năng này tỏ ra vô cùng hữu dụng bởi vì bạn không cần lúc nào cũng cầm smartphone ngay bên cạnh. Chẳng hạn, khi QPair được bật, bạn chỉ việc cầm chiếc G Pad sang vòng bên cạnh trong khi vẫn để điện thoại ở chỗ cũ, cả hai vẫn luôn được kết nối với nhau nên bạn không phải lo lắng về các cuộc gọi nhớ, tin nhắn hay những thứ như vậy. Tuy nhiên, kết nối này được thực hiện qua Bluetooth nên tính năng này không thể hoạt động ở khoảng cách lớn. Không chỉ vậy, ứng dụng QPair cũng có mặt trên Play Store nên bạn có thể cài đặt trên một chiếc điện thoại không phải của LG và sử dụng Android 4.1 trở lên, nhưng một số tính năng của QPair sẽ không hoạt động. Chúng tôi đã thử nghiệm với một chiếc LG G2 và HTC One, tính năng QPair hoạt động một cách hoàn hảo trên tất cả thiết bị.
Ứng dụng QPair kết nối G Pad với các thiết bị tương thích
G Pad 8.3 cũng còn một tính năng thú vị khác là SlideAside, cho phép người dùng mở liên tiếp 3 ứng dụng, sau đó lấy chúng lại bằng cách vuốt đồng thời 3 ngón tay sang bên. Tiếp theo là QSlide, cho phép hiển thị đồng thời 3 cửa sổ ứng dụng trên màn hình, sẽ rất tiện dụng khi bạn phải sử dụng tính năng đa nhiệm. Cuối cùng là tính năng KnockOn, nhờ đó người dùng bật sáng màn hình bằng cách ấn liên tiếp 2 lần lên màn hình.
QSlide hoạt động như một tính năng đa nhiệm
Do màn hình lớn và hiển thị đẹp nên trải nghiệm xem phim, chơi game trên LG G Pad 8.3 rất tuyệt. Tỉ lệ màn hình rộng phù hợp cho việc xem phim hơn là màn hình của iPad
Ứng dụng music player có nhiều tùy chỉnh lọc âm và giao diện đẹp
Cấu hình phần cứng
Người dùng sẽ cảm thấy hơi thất vọng bởi LG G Pad 8.3 chỉ sử dụng vi xử lý Qualcomm Snapdragon 600 (với bốn lõi và đạt tốc độ 1.6GB), tuy nhiên sử dụng vi xử lý cũ khiến G Pad 8.3 có giá bán thấp hơn cộng với thời gian sử dụng pin được lâu hơn.
Sử dụng vi xử lý Snapdragon 600 đồng nghĩa chip đồ họa là Adreno 320, mặc dù không nhanh bằng Adreno 330 trong Snapdragon 800. Dù sao, chúng tôi cảm thấy hiệu năng của LG G Pad 8.3 vẫn rất tuyệt, và tôi nghĩ rằng máy sẽ không gặp vấn đề khi chạy những phần mềm dành cho Android về sau này.
Dung lượng RAM đạt tới 2GB nên bạn không phải lo về tốc độ xử lý của thiết bị. Bộ nhớ trong bị giới hạn ở 16GB, nhưng có thể được mở rộng nhờ thẻ nhớ microSD.
Tính năng chụp ảnh, quay phim
Không ngạc nhiên khi độ phân giải của máy ảnh trên G Pad 8.3 chỉ dừng lại ở 5 megapixel và có khẩu độ f/2.6. Bên cạnh đó, thiết bị cũng có một máy ảnh mặt trước độ phân giải 1.3 megapixel.
Máy ảnh chính có độ phân giải 5 megapixel
Giao diện ứng dụng chụp ảnh rất dễ làm việc, có nhiều tùy chọn và chúng đều được ẩn bên trong menu. Bạn có thể tùy chỉnh nhiều thứ như độ sáng, chế độ lấy nét, kích thước ảnh, ISO, cân bằng trắng, hiệu ứng màu sắc,... Bạn cũng có thể sử dụng nhiều kiểu chụp ảnh như Panorama, Sports, Beauty Shot, Continuous Shot,....
Giao diện chụp ảnh đơn giản và có nhiều tùy chỉnh hình ảnh
Thật may là máy ảnh 5 megapixel chụp ảnh tương đối đẹp. Các bức ảnh trông khá chân thực và có gam màu ấm, hình ảnh sắc nét, không bị mờ. Chúng tôi nhận thấy các bức ảnh khi xem ở kích thước thật thường mất nhiều chi tiết đẹp, do vậy sẽ tốt hơn khi xem ở khổ nhỏ. Các bức ảnh chụp khi thiếu sáng thường rất mịn và không có nhiễu sạn. Bên cạnh khả năng chụp ảnh đẹp, G Pad 8.3 cũng có thể quay phim FullHD. Các đoạn video có tốc độ 30 fps nên rất mượt, hình ảnh sắc nét, âm thanh ghi lại cũng rõ ràng, không bị nhiễu.
Tổng kết
LG G Pad 8.3 là một chiếc tablet rất tuyệt. Nó có thiết kế cao cấp, trang nhã, hơn hẳn tất cả các tablet Android hiện nay. Cấu trúc đơn giản, chất liệu cao cấp, G Pad 8.3 dễ dàng trở thành một thiết bị đáng để mua. Về mặt cấu hình, G Pad 8.3 không thuộc dạng thực sự cao cấp, nhưng khả năng xử lý của nó vẫn rất mạnh mẽ, đem lại trải nghiệm tốt. Nhìn chung, LG đã thành công khi ra mắt chiếc máy tính bảng G Pad 8.3, đây sẽ là đối thủ xứng tầm với những tablet cao cấp hiện nay.
Theo PhoneArena