Mô tả sản phẩm: Hệ thống xử lý nước thải nhà máy dược phẩm, thuốc thú y Kerric
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy dược phẩm, thuốc thú y
Quá trình sản xuất thuốc thường sử dụng những máy móc hiện đại, được vận hành lập trình nên không có hiện tượng rơi vãi vật tư, nguyên liệu; song mỗi lần thay đổi loại thuốc khác phải vệ sinh thiết bị rất cẩn thận, sạch sẽ.
Nước rửa thải đều được tập trung dẫn vào mương thải rồi dẫn tới bể gom để xử lý. Ngoài ra trong sản xuất có khi (rất hãn hữu) có mẻ thuốc bị hỏng, thuốc quá hạn phải hủy đi; Những lý do đó mà xí nghiệp sản xuất thuốc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt cột A theo QCVN 40: 2011/BTNMT
(Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp)
Công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt A – QCVN 40:2011/ BTNMT
Công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất dược phẩm, thuốc thú y
Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải:
Nước thải từ các nơi trong khu vực sản xuất được thu gom chảy vảo bể gom dịch thải. Tại bể gom chúng tôi đã cho xục khí, một phần đảo trộn dung dịch cho đồng đều, phần khác cung cấp oxy cho dung dịch để oxy hóa những cấu tử dễ oxy hóa trong dung dịch. Bơm nước bể gom lên bể điều hòa. Tại đây có xục khí và bổ sung chất điều chỉnh pH dung dịch từ 6 đến 7 để đưa dung dịch nước thải sang bể phản ứng.
Bể phản ứng: Tùy theo mức độ nồng độ các chất có trong dịch thải mà chúng tôi châm vào những chất oxy hóa khác nhau. Dưới tác dụng khuấy trộn của không khí xục vào mà các chất hòa trộn đồng đều, chúng dễ dàng phản ứng, dưới điều kiện môi trường pH trung tính, các hợp chất mới sinh thành dễ tạo thành những bông tủa trong dung dịch để chuyển sang bể tạo bông,
Bể tạo bông: Vô vàn các bông tủa nhỏ li ti từ bể phản ứng được chuyển sang đây, do tốc độ dòng chẩy chậm, do mức độ thổi khí nhẹ, đủ để các bông tủa nhỏ liên kết được với nhau tạo thành các bông tủa lớn hơn, dễ dàng lắng xuống tại bể lắng 1
Bể vi sinh 1, 2: Dịch nước thải sau khi đã xử lý lắng lọc ở các gia đoạn trên, đã tương đối sạch, trong đó còn một số chất hữu cơ khó phân hủy, cho chúng phân hủy tiếp tại hai bể vi sinh. Bể 1 – vi sinh yếm khí, bể 2 – vi sinh hiếu khí. Sau khi qua hai bể này một số hợp chất còn lại sẽ bị phân hủy hết, bùn tạo ra lắng tại bể lắng 2. Dịch thải lắng trong đã đạt B QCVN 40: 2011/BTNMT chứa vào bể chứa trung gian để xử lý tiếp đến đạt A.
Cột lọc tinh, cột khử màu, khử mùi; cột trao đổi ion, bể tiệt trùng và hệ thống lọc xác khuẩn, là những thiết bị xử lý dịch thải đạt A QCVN 40: 2011/BTNMT.