Mô tả sản phẩm: EVGA 03G-P4-2887-KR (NVIDIA GTX 780 Ti, 3GB GDDR5, 384-bit, PCI-E 3.0 16x)
NVIDIA GeForce GTX 780 Ti 3GB Video Card
Chúng tôi đã viết review về chiếc card đồ họa NVIDIA GeForce GTX Titan được ra mắt vào tháng Hai năm 2013, chiếc card này được trang bị GPU NVIDIA’s GK110 ‘Kepler’ và chỉ một SMX (Streaming Multiprocessors) bị vô hiệu hóa (unlock 14/15). Khi đánh giá GeForce GTX Titan 6GB vào thời điểm đó, không một card đồ họa đơn nào trên thị trường có thể mang lại hiệu suất làm việc tốt hơn chiếc card này. Tiếp sau GeForce GTX Titan 6GB, NVIDIA tiếp tục cho ra mắt một phiên bản với giá cả phải chăng hơn vào tháng Năm năm 2013 là GeForce GTX 780 3GB, chiếc card này có số lượng SMX bị vô hiệu hóa nhiều hơn 2 so với phiên bản 6GB. Chỉ với hai chiếc card đồ họa này, NVIDIA đã đủ khá năng để thống trị thị trường card đồ họa máy tính cao cấp gần một năm nay. Nhiều game thủ và người đam mê card đồ họa đã quên mất một điều rằng một chiếc GPU Kepler GK110 được kích hoạt toàn bộ SMX thậm chí còn chưa được ra mắt. NVIDIA không hề quên hay không có khả năng tạo ra một chiếc card đồ họa như vậy, họ chỉ đơn giản giữ lại còn bài chủ của mình để chờ thời cơ thích hợp tung ra thị trường.
Khi AMD phát hành card đồ họa Radeon R9 290X, họ đã tuyên bố rằng nó là chiếc card đồ họa nhanh nhất trên thế giới. Chúng tôi đã review về chiếc card này và nhận thấy trên phương diện chạy game, nó đích thực là chiếc card đồ họa mạnh mẽ nhất và khi thử nghiệm với màn hình hiển thị 4K thì điều này một lần nữa được khẳng định. Nhưng không lâu sau khi AMD Radeon R9 290X được ra mắt, NVIDIA lại tuyên bố họ đã sẵn sàng để tung ra mẫu flagship mới của mình GeForce GTX 780 Ti trong thời gian không xa. Ngay sau đó, họ đồng loạt giảm giá hàng loạt mẫu card đồ họa và cho biết thêm chiếc flagship mới GeForce GTX 780 Ti sẽ được bán với giá 699$. Đây là một động thái rất bất thường bởi NVIDIA chưa từng công bố giá của một chiếc card sắp ra mắt trước tới vài tuần.
AMD đã sở hữu danh hiệu chiếc card đồ họa nhanh nhất trên thế giới chính xác 2 tuần với chiếc card đồ họa AMD Radeon R9 290X của mình. Ngay sau khi NVIDIA phát hành GeForce GTX 780 Ti, danh hiệu này đã phải nhường lại.
So với NVIDIA GeForce GTX 780, GeForce GTX 780 Ti có thêm 3 đơn vị SMX được kích hoạt bên trong Kepler GPU NVIDIA GK110. Điều này có nghĩa rằng tất cả 15 đơn vị SMX trọng cụm 5 bộ xử lý đồ họa đã được kích hoạt hoàn toàn, GK110 đang được chạy với tất cả công suất (trừ khi NVIDIA trang bị thêm một bộ xử lý thứ 6). 15 đơn vị SMX trên Kepler GPU GK110 được sắp xếp 3 cụm ở phía trên và 2 cụm ở phía dưới. Mỗi đơn vị SMX có 192 lõi CUDA, vì vậy GeForce GTX 780 có tổng cộng 2304 lõi CUDA và GeForce GTX 780 Ti đạt được một con số khổng lồ là 2880 lõi CUDA! Chỉ vào số lượng lõi thì NVIDIA đã tăng 25% sức mạnh cho chiếc card đồ họa này, chúng tôi thậm chí còn chưa xem xét sự cải thiện về tốc độ xung nhịp.
Tất nhiên NVIDIA không chỉ tăng thêm số lượng lõi cho chiếc flagship của mình. Họ cũng làm tăng tốc độ xung nhịp GPU trên GeForce GTX 780 Ti với tốc độ xung nhịp cơ sở 875MHz và tốc độ xung nhịp tăng cường 928MHz. Để so sánh, hãy nhìn vào các thông số tương ứng trên GeForce GTX 780, chiếc card này có tốc độ xung nhịp cơ sở 863MHz và tốc độ xung nhịp tăng cường 902MHz. Nhìn vào các thông số này, bạn có thể nhận thấy tốc độ xung nhịp cơ sở của GeForce GTX 780 Ti cao hơn 1.4% và tốc độ xung nhịp tăng cường đã tăng 2.9%, và bạn hãy nhớ rằng nó còn có số lượng lõi lớn hơn 25%. NVIDIA cũng trang bị bộ nhớ có tốc độ cao hơn 16.5%, bộ nhớ GDDR5 3GB chạy trên bus 384-bit đã được tăng tốc độ từ 6008MHz (tốc độ hiệu quả) lên đến 7000MHz (tốc độ hiệu quả). Việc tăng tần số này đã giúp tăng băng thông bộ nhớ lên từ 288.4 GB/s lên tới 366.0 GB/s, mức độ tăng của tốc độ xung nhịp 16.5% đã ảnh hưởng chính xác mức độ của nó lên băng thông bộ nhớ.
Nhiều người cho rằng NVIDIA GeForce GTX 780 Ti nên được trang bị bộ nhớ đồ họa lớn hơn, tuy nhiên NVIDIA vẫn trang bị bộ đệm khung hình 3GB cho chiếc card này. Có lẽ họ để dành không gian để nâng cấp một phiên bản mạnh mẽ hơn nếu cần thiết.
NVIDIA GeForce GTX 780 Ti có vẻ ngoài gần như giống hệt với GeForce GTX 780 bởi nó sử dụng cùng thiết kế PCB và hệ thống làm mát GPU. Tức là chiếc card đồ họa mới này cũng có chiều dài 10.5 inch và bạn sẽ cần một nguồn cấp điện công suất 600W hoặc lớn hơn để cung cấp nguồn điện cho chiếc card này để giúp nó hoạt động với hiệu năng tốt nhất. Nguồn điện sẽ được cấp thông một kết nối điện PCIe 8-pin và một kết nối điện PCIe 6-pin.
Nếu bạn muốn xem lại về thiết kế chi tiết của PCB và hệ thống làm mát của GPU thì bạn có thể tham khảo bài review về GeForce GTX 780.
Performance
NVIDIA GTX 780 Ti
2880 CUDA Cores
876 MHz Base Clock
928 MHz Boost Clock
210.2GT/s Texture Fill Rate
Memory
3072 MB, 384 bit GDDR5
7000 MHz (effective)
336 GB/s Memory Bandwidth
Interface
PCI-E 3.0 16x
DVI-I, DVI-D, HDMI
Resolution & Refresh
Max Monitors Supported: 4
240Hz Max Refresh Rate
Max Analog : 2048x1536
Max Digital : 4096x2160
Dimensions
Height: 4.376in - 111.15mm
Length: 10.5in - 266.7mm
Width: Dual Slot
Operating System Support
Requirements
Minimum of a 600 Watt power supply.
(Minimum recommended power supply with +12 Volt current rating of 42 Amps.)
An available 6-pin PCI-E power connector and an available 8 pin PCI-E power connector