Mô tả sản phẩm: Gigabyte GV-NTITAN-6GD-B (Dual NVIDIA GeForce GTX TITAN, 4096MB, GDDR5, 384 bit, PCI Express 3.0)
NVIDIA GeForce GTX Titan Video Card Preview
Ngày 19 tháng 3 năm 2013, NVIDIA đã chính thức giới thiệu mẫu card đồ họa GPU đơn mới nhất và cũng là mạnh mẽ nhất của hãng, GeForce GTX Titan! GeForce GTX Titan được trang bị GPU NVIDIA GK110 “Kepler”, đây là mẫu GPU chưa từng được sử dụng trên bất kỳ mẫu card đồ họa chuyên dụng chơi game nào.
GK110 đã từng được trang bị cho một mẫu card đồ họa chuyên nghiệp có tên gọi Tesla K20 (được ra mắt năm 2012). Tuy nhiên, mẫu GPU 28nm siêu mạnh mẽ với 7.1 tỷ bóng bán dẫn chưa từng được sử dụng cho một mẫu card đồ họa phục vụ cho việc chơi game trên máy tính để bàn. Hơn thế nữa, NVIDIA Tesla K20 có giá tới 3300 $ và chúng tôi nghĩ sẽ rất hiếm có game thủ nào sẵn sàng chi trả một ngân sách quá lớn như vậy đề nhận được một chiếc card đồ họa GPU đơn. GeForce GTX Titan có giá bán lẻ chỉ 999 $, tuy rẻ hơn Tesla K20 rất nhiều nhưng vẫn có giá cao hơn so với GeForce GTX 690 và các mẫu card đồ họa cao cấp khác. Chúng tôi nghĩ GeForce GTX Titan sẽ phải cạnh tranh với chính GeForce GTX 690 trên thị trường. NVIDIA đã đưa ra một tuyên bố để giải thích tại sao họ lại tung ra mẫu card đồ họa mới này và lý giải việc sự tồn tại của cả hai mẫu card đồ họa kể trên là điều cần thiết.
Bộ phận Marketing của NVIDIA tuyên bố rằng: “Chúng tôi cảm thấy hai mẫu card đồ họa này là sự bổ sung rất tốt cho nhau. GeForce GTX 690 là mẫu card đồ họa cao cấp có thể phục vụ hầu hết các nhu cầu chơi game hiện nay với màn hình 27 inch hoặc 30 inch duy nhất . Tuy nhiên, nếu người sử dụng có nhu cầu chơi game đa màn hình thì GeForce GTX TITAN là sự lựa chọn phù hợp hơn với bộ đệm khung hình lớn hơn và giao diện bộ nhớ 384-bit. Ngoài ra, GeForce GTX TITAN có thể tương thích để lắp đặt với các hệ thống đang dạng hơn bởi nhu cầu năng lượng của chiếc card đồ họa này là thấp hơn và chiều dài của nó là ngắn hơn. GTX TITAN cũng chạy êm hơn và không làm nóng không khí ở phía bên trong của thùng máy, gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong hệ thống của bạn. Cuối cùng, khả năng tinh chỉnh card đồ họa có thể tìm thấy trong GPU Boost 2.0 sẽ thuyết phục bất kỳ khách hàng khó tính nào.”.
NVIDIA vẫn yêu cầu các trang mạng chưa công bố chi tiết thông số hoạt động của GeForce GTX Titan cho tới hai ngày nữa, thứ Năm ngày 21 tháng 3 năm 2013. Vì vậy, chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu sơ qua về khả năng của chiếc card đồ họa này và các tính năng nổi bật của nó.
GPU GK110 mà card được trang bị có có 14 đơn vị SMX với 192 lõi CUDA trên một đơn vị, tức là nó có tổng cộng tới đến 2688 lõi CUDA. Nó có sáu bộ điều khiển bộ nhớ, bộ nhớ cache L2 1.5 MB được liên kết với bộ nhớ GDDR46GB chạy trên bus bộ nhớ 384-bit. Nếu bạn đang đếm số lượng đợn vị SMX trong hình trên thì bạn sẽ đếm được tất cả 15 đơn vị. Tuy nhiên, GPU GK110 của GeForce GTX TITAN có một đơn vị bị vô hiệu hóa. Nếu tất cả các đơn vị SMX đều được sử dụng thì GPU GK110 của NVIDIA sẽ có tất cả 15 đơn vị SMX, tức là tổng cộng 2880 nhân CUDA. Chúng tôi đã hỏi NVIDIA rằng liệu họ có ý định ra mắt một phiên bản card đồ họa có mức giá thấp hơn mà vẫn sử dụng GPU GK110 hay không? Họ có ý định ra mắt một phiên bản với nhiều đơn vị SMX bị vô hiệu hơn với mức giá thấp hơn hay không? Tuy nhiên họ đã từ chối bình luận.
NVIDIA GeForce GTX Titan được hỗ trợ một tính năng với tên gọi GPU Boost 2.0. Tính năng này khi được sử dụng với các series GeForce GTX 600 khác sẽ cho phép người sử dụng điều chỉnh tốc độ xung nhịp mọt cách chủ động. GeForce GTX Titan có tốc độ xung nhịp cơ sở 837 MHz, tốc độ xung nhịp tăng cường 876 MHz. Bộ nhớ GDDR5 6GB của nó có tốc độ xung nhịp 6008 MHz. Tốc độ xung nhịp của nó cao hơn một chút so với Tesla K20 và kết quả TPD đo được của chiếc card này là 250 Watts. TPD của nó cao hơn 25W so với Tesla, nhưng mức tiêu thụ điện năng chỉ là một yếu tốt quan trọng khi sử dụng với một máy chủ HPC chứ không quá quan trọng khi sử dụng với một máy tính chuyên dụng để chơi game. NVIDIA GeForce GTX Titan cần được cấp nguồn điện thông qua một kết nối điện PCIe 6-pin và một kết nối điện PCIe 8-pin, đây là nhu cầu điện tiêu chuẩn đối với một card đồ họa cao cấp. Với tốc độ xung nhịp mặc định của nó, nó có thể đạt được hiệu suất xử lý lý thuyết là 4.5 TFLOPS với hiệu suất FP32, 1.3 TFLOPS với hiệu suất FB64. Băng thông bộ nhớ của nó là 288.4 GB/s. Bạn cần lưu ý rằng chiếc car này chỉ tương thích với máy tính có cấu hình PC được trang bị CPU Intel Core i7 3.2GHz trở lên (CPU Intel Core i7 3.2GHz có sáu lõi, 2,3 tỷ bóng bán dẫn và 316 gigaflops). Chúng tôi hiện chưa thể cung cấp các thông số chi tiết hơn do yêu cầu của NVIDIA.
NVIDIA GeForce GTX Titan có chiều dài 10.5 inch, ngắn hơn 0.5 inch so với NVIDIA GeForce GTX 690. TDP của nó cũng thấp hơn 50W, bộ nhớ đệm của nó cao hơn 2GB và nó được hỗ trợ công nghệ GPU Boost 2.0. Do cả hai chiếc card đồ họa này đều có giá là 999 $ nên người sử dụng chắc chắn sẽ phải lựa chọn kỹ lưỡng để tìm thấy chiếc card phù hợp với mình.
Bạn cũng có thể tăng cường sức mạnh của nó bằng việc sử dụng kết nối SLI 2 chiều, 3 chiều hoặc 4 chiều để thiết lập hệ thống đa GPU.