Mô tả sản phẩm: Sony KDL-60NX720
Điểm mạnh: Sony KDL-NX720 có khả năng tạo màu đen tốt hơn nhiều so với bất kì chiếc TV LED đèn nền edge-lit nào mà chúng tôi đã từng thử nghiệm. Máy hiển thị màu sắc khá hài hòa, với một màn hình đồng nhất dành cho TV LED edge-lit, dễ dàng trình chiếu hình ảnh chất lượng 1080p/24fps. Thiết kế bên ngoài của máy khá mỏng, đẹp với kính cường lực Gorilla Glass, tích hợp Wifi với đa dạng các dịch vụ và hỗ trợ đi kèm.
Điểm yếu: KDL-NX720 bị vỡ hình và các chi tiết bị hỏng khi đổ bóng, đồng thời hình ảnh xấu đi nhiều khi xem từ những góc hẹp. Thiết kế thanh điều khiển và giao diện kết nối internet khá mờ nhạt, bên cạnh đó Sony không cung cấp kính 3D đi kèm. Hình ảnh 3D khá nghèo nàn, thậm chí còn bị nhiễu bóng ma và chập chờn khi tắt chế độ chống rung.
Tổng kết: Mặc dù khá đắt đỏ kèm theo hình ảnh 3D khá tệ, Sony KDL-NX720 với ngoại hình rất bắt mắt có chất lượng hình ảnh vượt trội so với phần lớn những chiếc TV LED đèn nền edge-lit.
Có rất nhiều điểm thú vị ở chiếc KDL-NX720. Chiếc ti vi đắt nhất của Sony với hình dáng nguyên khối bắt mắt, sẽ cho người xem trải nghiệm hình ảnh 2D vượt trội so với bất kì một chiếc LCD với đền nền LED edge-lit nào. Và mặc dù thiếu cửa hàng ứng dụng, với kết nối Internet, Sony cho bạn những sự lựa chọn rất đa dạng. Bỏ qua chất lượng hình ảnh 3D, Sony KDL-NX720 hoàn toàn có thể cạnh tranh ngang ngửa với những chiếc TV LED edge-lit tốt nhất trên thị trường.
Chú ý: Sony KDL-NX720 được đánh giá vào tháng 9 năm 2011. Vào tháng 10, chiếc tivi này nhận được giải thưởng Editor’s choice Award ở hạng mục TV LCD.
Thông tin loạt sản phẩm: chúng tôi chủ yếu đưa ra các đánh giá dựa trên mẫu Sony KDL-55NX720, nhưng những đánh giá hoàn toàn có thể áp dụng trên những mẫu có kích thước màn hình khác cùng phiên bản. Tất cả các cỡ đều có những đặc tính riêng và cung cấp chất lượng hình ảnh như nhau.
Thiết kế
KDL-NX720 đơn giản là rất đẹp. Chiếc tivi này khá giống với XBR-HX929, khiến chúng tôi thậm chí phải thốt lên” Đây là chiếc tivi ưa nhìn nhất năm nay nếu bỏ qua 2 mẫu UND6400 và UND8000/7000 của Samsung”. NX720 có khung và viền màn hình mỏng hơn, trông đẹp hơn nhiều so với HX929 theo đánh giá của chúng tôi.
Khi nhìn từ đằng trước, NX720 thừa hưởng thiết kế hình dạng nguyên khối của Sony. Chúng tôi rất tâm đắc với khả năng xoay màn hình xung quanh một mệt bệ đỡ kim loại mặc dù có phần hơi lung lay.Chúng tôi đặt biệt yêu thích những chiếc điều khiển của TV Sony thế hệ mới, mặc dù điều khiển từ xa của NX720 là một bước lùi so với HX929, vốn có phím bấm nổi và đèn nền phím. Phím điều khiển trung tâm được bố trí ở giữa với bề mặt hơi lõm xuống một chút, cùng 6 nút điều chỉnh xung quanh. Thay đổi lớn nhất chính là nút đỏ Netflix. Ngoài ra còn một số chút chuyên dụng để phục 3D, Internet Video, I-manual…
Sony đã cải tiến giao diện trang chủ Menu, bỏ đi giao diện của Playstaion3/PSP, đồng thời xây dựng một hàng ngang ở dưới cũng như một dọc ở bên phải, cùng một khung hình ảnh hình chữ nhật. Menu đưa ra toàn bộ những tùy chọn hàng ngang, 10 tùy chọn tất cả là: Thiết lập, Phụ trợ, Ứng dụng, Qriocity, Internet, TV, Media, Input, Ưa thích/Lịch sử và Nhắc nhở. Tất cả các tùy chọn đều không hiện nhãn, do đó bạn cần phải ghi nhớ thứ tự hoặc phải lướt thật nhanh để tìm đúng tùy chọn đang cần. Mỗi tùy chọn có một cột tùy chọn nhỏ, và sẽ hiển thị khi bạn đưa con trỏ đến.
Chúng tôi đặt biệt yêu thích những chiếc điều khiển của TV Sony thế hệ mới, mặc dù điều khiển từ xa của NX720 là một bước lùi so với HX929, vốn có phím bấm nổi và đèn nền phím. Phím điều khiển trung tâm được bố trí ở giữa với bề mặt hơi lõm xuống một chút, cùng 6 nút điều chỉnh xung quanh. Thay đổi lớn nhất chính là nút đỏ Netflix. Ngoài ra còn một số chút chuyên dụng để phục 3D, Internet Video, I-manual…
Sony đã cải tiến giao diện trang chủ Menu, bỏ đi giao diện của Playstaion3/PSP, đồng thời xây dựng một hàng ngang ở dưới cũng như một dọc ở bên phải, cùng một khung hình ảnh hình chữ nhật. Menu đưa ra toàn bộ những tùy chọn hàng ngang, 10 tùy chọn tất cả là: Thiết lập, Phụ trợ, Ứng dụng, Qriocity, Internet, TV, Media, Input, Ưa thích/Lịch sử và Nhắc nhở. Tất cả các tùy chọn đều không hiện nhãn, do đó bạn cần phải ghi nhớ thứ tự hoặc phải lướt thật nhanh để tìm đúng tùy chọn đang cần. Mỗi tùy chọn có một cột tùy chọn nhỏ, và sẽ hiển thị khi bạn đưa con trỏ đến.
Giống như HX929 của Sony, NX720 có quảng cáo bên thứ 3 trong menu. May mắn là bạn hoàn toàn có thể tắt được những quảng cáo này.
Menu phụ dành cho tùy chỉnh và Sở thích/Lịch sử, cũng như các nút chuyên dụng khá hữu ích, và chúng tôi cũng đánh giá cao hệ thống hỗ trợ video đa dạng ở menu phụ. Tuy nhiên theo chúng tôi, nhà sản xuất hoàn toàn có thể thiết kế hệ thống tính năng và tùy chọn cho TV tốt hơn nhiều.
Tính năng
Khác với mẫu máy đắt tiền HX929, NX720 sử dụng hệ thống đèn edge-lit theo các khung viền màn hình. Hệ thống làm tối cục bộ (local dimming) cho phép tivi làm sáng hoặc tối các khu vực cần thiết trên màn hình một cách độc lập, một tính năng mà Sony gọi là Dynamic Edge. Bạn có thể tham khảo thêm về cuộc thử nghiệm đèn nền để có thông tin chi tiết, cũng như mục khả năng trình chiếu bên dưới.
Sony sử dụng cụm từ “Motion Flow XR240” để mô tả chiếc tivi này, nhưng tấm chiếu vẫn chỉ có tần số quét là 120Hz. Số “240” có vẻ được trích dẫn từ tốc độ quét đèn nền.
Sony không trang bị kèm theo kính 3D cho NX720, nhưng ít nhất là hãng không yêu cầu mua mua một bộ phát chuyên biệt để xem 3D. Tuy nhiên nếu có, chúng tôi mong đó sẽ là một chiếc kính có thể sạc lại một cách dễ dàng và nhanh chóng, sử dụng công nghệ truyền dẫn Bluetooth.
Model máy này tích hợp wifi, giúp tiết kiệm cho bạn chi phí đầu từ một chiếc USB hoặc những kết nối không dây thay thế khác
Ít quan trọng hơn nhưng không kém phần đáng chú ý là một vài tính năng bổ sung được thiết kế cùng một bộ cảm biến cho phép nhằm đáp ứng nhu cầu người xem. Hệ thống Presence Sensor sẽ tự động tắt TV nếu không thấy còn ai trong phòng( xem bài review về EX720 để biết thêm thêm chi tiết); hệ thống Position Control có khả năng từ động điều chỉnh hình ảnh và âm thânh phù hợp với vị trí người xem, ngoài ra hệ thống Distance Alert sẽ vô hiệu hóa màn hình và phát ra một âm thanh cảnh báo nếu một đứa trẻ tiến sát lại màn hình, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa thử nghiệm những tính năng này.
Có rất nhiều những lựa chọn trực tuyền cho mọi người, và Sony là một trong những người đi tiên phong. Thật không may, như chúng tôi đã lưu ý về khả năng xem phim Bluray của hãng, giao diện được chuẩn hóa của các dịch vụ video, như Netflix, Hulu Plus, và Amazon Instant, tệ hơn nhiều so với mặt bằng chung giao diện mặc định của các sản phẩm trên thị trường, một phần do có hình ảnh thumbnail quá nhỏ. Tuy nhiên, giao diện khá cơ bản sẽ giúp người dùng dễ học cách sử dụng hơn.
Sony tiến hành thay đổi giao diện của rất nhiều dịch vụ, bao gồm cả Netflix. Nói thật là chúng tôi vẫn thích thiết kế cũ hơn nhiều.
Một dịch vụ quan trọng không được hỗ trợ phải kể đến là Vudu, và mặc nhiều dịch vụ khác ( ví dụ như Amazon VOD hay Qriocity) có thể đảm nhiệm yêu cầu VOD của Vudu, chẳng dịch vụ nào có thể thay thế khả năng cung cấp video theo yêu cầu như Vudu, hoặc hình ảnh có chất lượng tuyệt vời như Vudu HDX. Chúng tôi cũng cũng rất muốn thấy những hỗ trợ dành cho dịch vụ thuê bao âm nhạc, chẳng hạn như Rhapsody hay Napster, nhưng không mấy lạc quan, bởi Sony đang tìm cách tống khứ Qriocity. Thời gian gần đây
Các dịch vụ video được tích hợp sẵn ( như Sports Illustrated, Minisode Network, Blip.tv, Style.com, Howcast.com, video podcast, vân vân) cũng hết sức hấp dẫn bởi chức năng tìm kiếm theo ý thích. Thật không may, chức năng này lại không được kèm theo những nguồn video chính như Netflix, Amazon Instant, hay Youtube và sử dụng bằng điều khiển tivi thì cũng khá vất vả.
Đừng kì vọng quá nhiều vào “trải nghiệm 3D” của Sony.
Sony cũng đồng thời thêm vào gần đây dịch vụ video 3D trên các danh mục trực tuyến của mình, mặc dù hiện này chủ yếu là những clip ngắn hay các tình huống bóng đá khá cũ của World Cup 2010.
Không giống như LG, Samsung hay Panasonic, Sony không có một “cửa hàng ứng dụng” cho những chiếc tivi của mình. Dịch vụ hỗ trợ của Yahoo cho phép bạn sử dụng Twitter và Facebook, đi kèm theo đó là khá nhiều thứ kém hữu dụng với tác dụng duy nhất là lấp đầy các khoảng trống trên màn hình.
Và tất nhiên là NX720 có một trình duyệt Web, mặc dù việc sử dụng gây khá nhiều bực mình cũng như tốc độ rất chậm so với TV Samsung và LG. Sau một vài phút chờ đợi khá thất vọng để tải xong trang chủ của Sony, chúng tôi thành thực khuyên bạn nên tránh sử dụng trình duyệt này.
Sony chia tùy chỉnh hình ảnh thành 2 nhóm: General (với 3 lựa chọn) và Scene Select(với 8 lựa chọn, bao gồm cả tự động). 2 tùy chọn của Scene Select, bao gồm Cinema và Game, có 2 chế độ hoàn toàn khác biệt. Tổng số chế độ điều chỉnh vượt qua 2 con số, hứa hẹn sẽ đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của tất cả khách hàng.
Các điều chỉnh có sẵn khá ít so với tiêu chuẩn hiện nay. Nhà sản xuất không thêm tùy chọn để điều chỉnh giảm rung ngoài 4 mức điều chỉnh có sẵn, và khác với các đối thủ cạnh tranh, Sony không cung cấp hệ thống quản lý màu sắc. Chức năng local dimming có 2 mức, Thấp (Low) và Chuẩn (Standard) mang đến những góc nhìn hoàn hảo với màu đen có chất lượng tốt nhất.
Khả năng trình chiếu
Xử lý màu đen có chiều sâu là ưu thế chính của Sony KDL-NX720. Mặc dù chỉ đạt điểm 7 ở hạng mục này, tương đương với LG LW5600 và Samsung UND6400, nếu phải chọn 1 trong 3, chúng tôi sẽ không ngần ngại chọn ngay chiếc TV của Sony. Màu sắc và xử lý hình ảnh đều tốt. Tuy nhiên, chúng tôi ước gì mình có thể thưởng thức màu đen từ những góc nhìn rộng hơn.
Giữa những tùy chỉnh hình đa dạng của NX720, chúng tôi ưa thích nhất là chế độ Cinema dành cho xem phim, mặc dù có một điểm trừ là xuất hiện gam màu tối ở vùng giữa cũng như ánh sáng bị chói trong những căn phòng tối. Tùy chỉnh của chúng tôi trong mục Tùy chọn riêng giúp cải thiện màu sắc. Để kiểm tra chất lượng hình ảnh, chúng tôi sử dụng những mẫu máy sau đây để xem bộ phim “Green Hornet” với chất lượng Bluray.
Màu đen: tất cả đều nhất trí rằng NX720 mang lại hiệu ứng bóng đen có chiều sâu nhất so với tất cả những chiếc TV LED edge-lit chúng tôi từng xem, ngang ngửa với đối thủ nặng kí Samsung plasma. Chỉ duy nhất chiếc HX929 và Kuro có thể truyền tải màu đen với chiều sâu hơn so với NX720, trong khi đó Samsung UND6400 và LG LW5600 bám theo khá sát.
Chúng tôi cũng thi thoảng thấy xuất hiện vỡ hình, mặc dù rất hiếm. Ví dụ ở 10:55, ánh sáng bình minh từ cửa sổ phòng ngủ hay cảnh ánh sáng cửa sổ chiếc Limo ở 12:10.
Khả năng chi tiết đổ bóng của Sony NX720 khá kém so với những chiếc Samsung plasma. Những vùng cận đen trên má và tóc của chiếc đầu tượng bị cắt đứt (23:42) hơi khó nhìn. NX720 mắc một lỗi nhỏ khá khó chịu là hay tắt đèn nền hoàng toàn trong những cảnh tối thời gian dài, khá giống với Samsung UND6400.
Độ chính xác của màu sắc: chiếc Sony đã thể hiện rất tuyệt vời ở hạng mục này, với khả năng ngoài sức tưởng tượng so với những đối thủ cạnh tranh như LG hay UND6400.
Màu cận đen của NX720 trông không được tự nhiên như LG, plasma, hay HX929, tuy nhiên hoàn toàn không bị ngả xanh giống như Samsung LCD và Toshiba. Màu đen rất sâu góp phần tạo ra màu sắc trung thực, đậm đà trong những cảnh phim sáng.
Xử lý video: bằng cách tắt chế độ Motion Flow, NX720 có thể dễ dàng trình chiếu hình ảnh với chất lượng 1080p/24fps. Tất cả những tùy chọn khác cung cấp độ chống rung khác nhau, mặc dù Clear khá giống với Off. Chúng tôi khá tiếc là không có chế độ Tùy chọn riêng giống như những chiếc Samsung, và đành chấp nhận phải lựa chọn những tùy chọn có sẵn.
2 trong số những chế độ nêu trên, gồm Clear và Clear Plus, tiến hành quét đèn nền nhằm đạt được độ giải hình ảnh tối đa. 2 chế độ khác, gồm Standard và Smooth, chỉ đạt đến ngưỡng 900. Tuy nhiên như mọi khi xem những chương trình thông thường, rất khó để chúng ta nhận ra sự khác biệt của các chế độ hình ảnh, thậm chí cả Off.
Giống như HX929, NX720 không vượt quả được cuộc kiểm tra răng cưa 1080i, do đó bạn sẽ gặp một số cảnh thiếu tự nhiên khi xem những bộ phim 1080i.
Đồng nhất: mẫu thử nghiệm NX720 của chúng tôi, không giống như những chiếc LCD đèn nền edge-lit mà chúng tôi từng thử nghiệm, không thể hiện được khả năng thay đổi đa dạng độ sánh trên màn hình. Quan sát kĩ từng chi tiết, chúng tôi nhận thấy vùng mép phía dưới của màn hình có phần sáng hơn, nhưng sự chênh lệch này không thể quan sát khi xem các chương trình thông thường.
Khi xem từ những góc hẹp, NX720 mất đi chiều sâu của màu đen cũng như sự trung thực của màu sắc khá nhanh. Tuy nhiên LG và Toshiba tệ hơn nhiều, XBR929 thì tương đương, chỉ cso 2 chiếc Samsung là tạm chấp nhận được
Thử nghiệm khi bị chiếu sáng: Màn hình bóng của Sony chính là nguyên nhân gây ra tình trạng những vật bên ngoài phản chiếu bóng lên màn hình khi ánh sáng chiếu qua, nghiêm trọng hơn bất kì chiếc máy nào trong cuộc kiểm tra ngoại trừ HX929 (2 chiếc máy được thiết kế màn hình giống nhau). Sony thể hiện chiều sâu của màu đen khá tốt, tuy nhiên những chiếc tivi khác thậm chí còn thể hiện tốt hơn. Và như thường lệ, màn hình LCD nhám của LG, Toshiba cũng như Sony EX720 cho hình ảnh tốt nhất.
PC: NX720 có thể đóng vai trò như một màn chiếu LCD với chất lượng hình ảnh 1080p khi được kết nối với PC, với độ phân giải 1920x1080 thông qua cổng VGA.
3D: giống như HX929, NX720 có những khó khăn riêng khi xử lí hình ảnh 3D, nhưng thành thực mà nói chiếc máy này tệ hơn nhiều người tiền nhiệm đắt tiền của mình. Để kiểm tra, chúng chiếu thử phiên bản Bluray của bộ phim “The Green Hornet” .
Đầu tiên, khi tắt chế độ Motion Flow, chúng ta dễ dàng nhận thấy những nhấp nháy trên hình ảnh, đặc biệt ở những cảnh có ảnh sáng mạnh, chẳng hạn như cảnh vụ nổ ở 7:21 hay cảnh bức tường của garage ở 8:33. Mặc dù những chấp nháy cũng không tồi tệ giống như HX929, điều này vẫn gây ra sự khó chịu nhất định cho người xem.
Với HX929, cách khắc phục ưa thích của chúng tôi là bật chế độ MotionFlow, điều chỉnh về mức Tiêu chuẩn (Standard), qua đó làm biến mất những nhấp nháy cũng như khiến hình ảnh trở nên mượt mà hơn. Chế độ MotionFlow trên NX720 cũng có khả năng loại bỏ những nhấp nháy, tuy nhiên khả năng xử lý trên hình ảnh 3D lại tệ hơn nhiều so với HX929.
Thực cả 2 chiếc Sony trông đềù tệ hơn nhiều so với các đối thủ nếu chúng ta nghiêng đầu sang một bên một chút. Làm như vậy sẽ khiến những hiệu ứng 3D biến mất, cũng như tạo ra những nhiễu bóng ma vô hình, khiến mắt rất khó chịu. Chúng tôi không khuyến khích nghiêng đầu nhiều khi xem 3D, tuy nhiên đây vẫn là một lỗi khá nghiêm trọng mà Sony mắc phải.
Thật bất ngờ là những nhấp nháy cũng như lỗi hình ảnh 3D khi nghiêng đầu chỉ xuất hiện trên Sony KDL-46EX720, mà không xuất hiện trên tất cả những chiếc tivi còn lại tham gia vào cuộc kiểm tra.
Chúng tôi đồng thời nhận thấy nhiều nhiễu bóng ma hơn trên NX720 so với HX929, chẳng hạn ở các cảnh trụ cột và trần garage cũng như chiếc xe đạp thể thao ở 10 phút 17. Nhiễu bóng ma của NX720 thậm chí tồi tệ nhất trong những chiếc máy tham gia cuộc kiểm tra, mặc dù UND6400 cũng không khá hơn là mấy.
Vượt qua cả kì vọng đối với một chiếc LCD, NX720 cho hình ảnh sáng hơn bất kì một chiếc TV plasma nào, với ánh sáng nồi bật ngay cả trong những căn phòng được chiếu sáng mạnh.
Tiêu thụ năng lượng: chúng tôi không tiến hành kiểm tra mức tiêu thụ năng lượng phiên bản 55 inch của Sony KDL-NX720. Để có được thông tin chi tiết, xin mời các bạn xem thêm về bài đánh giá Sony KDL-55NX720.