Mô tả sản phẩm: Tủ nấu cơm Gas YW-120 Fushima 12 Khay
Tủ nấu cơm dùng gas 12 khay – Tủ cơm Fushima là dòng sản phẩm tủ cơm công nghiệp cao cấp, tủ được sản xuất trên dây truyền hiện đại của Nhật Bản, phù hợp với mọi đối tượng từ nhà hàng, quán ăn, tới các khu bếp tập thể của doanh trại quân đội, hay các khu công nghiệp.
Thời gian nấu một mẻ cơm chỉ trong khoảng 45 – 60 phút. Đây là khoảng thời gian nấu vừa đủ, giúp giữ được trọn hương vị và giá trị dinh dưỡng của hạt cơm.
Cấu tạo và ưu điểm của Tủ nấu cơm dùng gas 12 khay
+ Tủ nấu cơm bao gồm 12 khay, được trang bị hệ thống van xả áp đồng, van cấp nước tự động cao cấp, đảm bảo an toàn cho người dùng.
+ Với thiết kế thông minh, tủ được làm bằng chất liệu inox siêu bền, chịu nhiệt tốt, không han gỉ; giúp sản phẩm không bị oxi hóa và bị ăn mòn theo thời gian sử dụng. Bạn có thể dễ dàng lau chùi và làm sạch mà không sợ ảnh hưởng tới chất lượng của tủ.
+ Thiết kế lớp cách nhiệt Polyurethane chống nóng và giữ nhiệt; giúp giảm thiểu các tai nạn trong quá trình sử dụng và đảm bảo thời gian nấu chỉ từ 45 – 60 phút/ mẻ cơm, từ đó tiết kiệm chi phí nhiên liệu cho khách hàng.
+ Hệ thống 4 bánh xe, thuận tiện cho việc di chuyển vị trí đặt tủ.
+ Thiết kế gioăng cánh tủ cao cấp, chống thoát nhiệt trong quá trình nấu.
+ Vận hành theo cơ chế làm chín thực phẩm bằng hơi nóng, vì thế ngoài công dụng là nấu cơm, bạn có thể dùng Tủ nấu cơm công nghiệp dùng gas để làm chín nhiều loại thực phẩm khác như: hấp xôi, rau củ, hải sản….
Quy trình lắp đặt, vận hành Tủ cơm dùng gas 12 khay – Tủ cơm Fushima như sau:
1. Để bắt đầu sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp, trước hết bạn đặt tủ hấp cơm vào một vị trí cố định, sau đó tiến hành đấu đường cấp nước cho tủ cơm. Kế tiếp, bạn tiến hành lắp đường ống nhiên liệu gas cho tủ.
2. Sau khi đã lắp đặt xong, thì đến quy trình vận hành. Đầu tiên, bạn phải sơ chế gạo và thực phẩm. Đối với gạo, bạn vo sạch, để ráo nước, sau đó đổ vào các khay. Chú ý, không nên nén gạo quá chặt, điều này sẽ làm cho gạo chín không đều. Đối với thực phẩm, không nên nén, chất đống mà nên dàn đều trong khay.
3. Khi đã cho nguyên liệu nấu (gạo, nước hoặc thực phẩm cần nấu) vào từng khay, ta bắt đầu đẩy các khay vào theo các rãnh của tủ đã được định vị sẵn, sau đó đóng tủ bằng các chốt cài.
4. Trước khi bật nguồn cấp nhiệt cho tủ ta phải kiểm tra kỹ, đảm bảo rằng tủ đã được khóa kỹ và đường cấp nước đã mở. Sau đó, ta tiến hành bật nguồn cung cấp năng lượng và đợi trong khoảng thời gian 45 – 60 phút để hoàn thành quá trình nấu cơm.
5. Cần chú ý, trong quá trình tủ nấu cơm đang hoạt động, tuyệt đối không được mở cửa tủ đột ngột, không sờ vào thành tủ, điều này rất dễ gây bỏng cho người sử dụng.
6. Kết thúc thời gian nấu, trước khi mở tủ lấy cơm hoặc thực phẩm, ta phải tắt nguồn cấp nhiệt. Ngoài ra, khi mở cửa tủ, không đứng về phía cửa mở để tránh hơi nóng phả ra. Những điều này rất quan trọng trong việc đảm bảo độ an toàn cho nhân viên bếp, tốt nhất hãy dán các chú ý trên vào cửa tủ hoặc gần vị trí của tủ để nhắc nhở nhân viên hàng ngày.
7. Khách hàng nên dùng khăn mềm lăn sạch và dọn vệ sinh những hạt cơm, thực phẩm rơi vãi; tháo hết nước và làm sạch khoang chứa nước trong buồng đốt; rửa sạch các khay để sẵn sàng sử dụng cho lần nấu sau.