Mô tả sản phẩm: Sony Xperia Z3 (Sony Xperia D6653) 32GB Phablet White
Sau 6 tháng kể từ khi Sony giới thiệu chiếc điện thoại Xperia Z2 cấu hình khủng, chúng ta lại được thấy một phiên bản kế nhiệm, Xperia Z3. Cấu hình và chất lượng màn hình đã được tăng cường, giờ đã bằng hoặc thậm chí vượt qua những đối thủ mạnh nhất trên thị trường. Trong khi đó, cấu trúc thân máy nguyên khối bằng kính cao cấp khiến thiết bị trông nhỏ hơn và giữ được khả năng chống thấm nước.
Mặc dù cấu hình không thể bằng được Galaxy Note 4 (được trang bị vi xử lý Snapdragon 805 và một màn hình QHD), nhưng thực tế đối thủ chính của nó vẫn là bộ đôi Galaxy S5 và HTC One M8.
Thiết kế
Ngoại hình của Xperia Z3 thực tế có nhiều sự thay đổi so với Xperia Z2. Chiếc điện thoại có thông số kích thước là 146 x 72 x 7.3 mm, mỏng hơn, hẹp hơn và ngắn hơn Xperia Z2 một chút. Nhờ vậy, chiếc điện thoại phù hợp với việc sử dụng bằng một tay hơn và dễ dàng cho vào túi quần hoặc túi áo. Ngôn ngữ thiết kế OmniBalance của dòng Xperia cũng được áp dụng cho chiếc smartphone này. Trên thực tế, các cạnh thon và các góc bo tròn giúp đem lại trải nghiệm sử dụng tốt nhất. Tôi nhận thấy phiên bản màu trắng dễ để lại dấu vân tay hơn các phiên bản màu sắc khác. Nút Power và nút điều chỉnh âm lượng có thiết kế mỏng hơn mức cần thiết để đem lại cảm giác bấm thỏa mái.
Bộ khung nguyên khối chất lượng cao của Xperia Z3 đạt chứng nhận IP65/68, có nghĩa nó có khả năng chống nước tốt hơn cả Galaxy S5, cho phép nó ngâm mình dưới nước ở độ sâu 1,5 mét trong hơn một tiếng đồng hồ. Ngoài ra, Sony còn chuyển 2 bộ loa lên phía trước máy, một đặc điểm mà bạn sẽ không thường thấy trên những điện thoại gần đây. Để đảm bảo khả năng chống nước, các cổng microUSB ở bên trái, cổng microSD và microSIM ở bên phải đều được che bởi những nắp đậy kín.
So sánh kích thước với các đối thủ
Màn hình hiển thị
Màn hình của Xperia Z3 có kích thước 5.2-inch, độ phân giải 1080 x 1920 pixel và sử dụng công nghệ hiển thị Triluminos, nhưng Sony đã tinh chỉnh để nó đạt tới độ sáng cực đại là 600 nit. Độ sáng cao đảm bảo khả năng hiển thị rõ nét dưới ánh sáng mặt trời, đồng thời một lớp chống lóa bao phủ bên trên màn hình cũng làm giảm độ bóng.
Về khả năng hiển thị màu sắc, hình ảnh trong thực viện ảnh và các đoạn video đều hiển thị sặc sỡ trên màn hình AMOLED, nhờ vào công nghệ hiển thị X-Reality độc quyền của Sony, có chức năng tự động tăng độ bão hòa và độ tương phản. Tuy nhiên, ở mặc định, chức năng này bị tắt đi, nhưng bạn có thể khởi động nó ở bên trong tùy chỉnh Settings. Màn hình của Xperia Z3 cũng có điểm yếu, chúng tôi đã đo được nhiệt độ màu sắc là 10324 Kelvin, cách xa con số tiêu chuẩn 6500K, khiến cho hình ảnh trông rất nhạt. Bạn có thể thay đổi mức độ cân bằng trắng của màn hình từ menu Settings.
Góc nhìn hợp lý hơn khi so với các phiên bản Xperia trước đây (Xperia Z và Xperia Z1), mặc dù độ tương phản và màu sắc có bị thay đổi khi nghiêng màn hình. Màn hình có chế độ Siêu nhạy "Super Sensitive", cho phép bạn có thể vuốt màn hình trong khi đeo găng tay.
Giao diện và tính năng
Sử dụng phiên bản Android 4.4.2 KitKat, Sony Xperia Z3 được trang bị giao diện Xperia đơn giản và gọn gàng hơn. Nó thay đổi cảm nhận của người dùng về giao diện nguyên bản cũng như các ứng dụng mặc định theo cách thống nhất, quy củ hơn. Giao diện trang chủ của Sony rất dễ để làm quen và sử dụng, nhà sản xuất đã thành công trong việc tạo ra một trải nghiệm tích cực khiến cho những thứ như là biểu tượng, widget nổi bật hơn. Tương tự các điện thoại Android khác, người dùng có thể dễ dàng thay đổi vị trí các widget, thay đổi giao diện, hình nền.
Giao diện menu chính có khả năng tạo ra các thư mục mới, và một panel các lựa chọn có thể hiển thị bất cứ khi nào bằng cách vuốt từ góc bên trái màn hình. Panel này cho phép bạn thay đổi cách thức sắp xếp và bộ lọc áp dụng cho danh mục ứng dụng, cũng như xóa bớt ứng dụng không cần thiết.
Không chỉ thế, Sony còn tích hợp bộ Ứng dụng nhỏ "Small Apps" tương ứng với các ứng dụng hiện tại, có chức năng "gắn" các cửa sổ ứng dụng máy tính, trình duyệt, ghi chú và các ứng dụng khác đè lên những ứng dụng khác mà bạn đang chạy ở bên dưới, tương tự như một chức năng đa nhiệm. Bạn có thể chạy đồng thời 5 ứng dụng như vậy cùng lúc, thật tiện lợi!
Một số ảnh chụp lại giao diện màn hình:
Cấu hình vi xử lý và bộ nhớ
Xperia Z3 là một chiếc điện thoại tiếp theo được trang bị công nghệ Qualcomm, lần này là vi xử lý Snapdragon 801 MSM8974-AC lõi tứ, là vi xử lý có tốc độ nhanh nhất trong dòng Snapdragon 801 với xung nhịp 2.5 GHz. Trên thực tế, đây cũng chính là vi xử lý được trang bị trên Galaxy S5, nên hiệu năng 2 thiết bị là gần tương đương với nhau. Nhìn chung, trải nghiệm sử dụng rất tuyệt, trên cả giao diện lẫn bên trong ứng dụng, bao gồm cả chơi game đồ họa 3D.
Bộ nhớ RAM 3GB đảm bảo giao diện không bao giờ bị giật. Dung lượng lưu trữ của máy là 16GB, trong đó 12GB còn trống dành cho người dùng. Không chỉ thế, Xperia Z3 còn hỗ trợ thẻ nhớ microSD để mở rộng thêm khả năng lưu trữ.
Tính năng chụp ảnh
Xperia Z3 được trang bị một cảm biến máy ảnh Exmor RS giống hệt Xperia Z2, với các thông số gồm: độ phân giải 20.7 megapixel, kích thước cảm biến 1/2.3", kích thước điểm ảnh là 1.12 micron. Nhưng Sony đã thay đổi bộ ống kính bằng một hệ thống thấu kính mới G Lens có tiêu cự 25mm và khẩu độ f2.0, cũng như khả năng chụp ảnh lên tới ISO 12800. Điểm đặc biệt nhất phải kể đến là cảm biến 1/2.3" mới to hơn. Nó lớn hơn cảm biến trên hầu hết các điện thoại siêu phẩm hiện tại, chẳng hạn iPhone 5s và HTC One M8 chỉ có cảm biến kích thước 1/3", trong khi Galaxy S5 chỉ có cảm biến 1/2.6". Chiếc Lumia 1020 có cảm biến 1/1.5" to nhất, nhưng bù lại thân máy rất đồ sộ.
Độ trễ chụp ảnh của Xperia Z3 gần như không có, nó luôn sẵn sàng chụp tiếp một bức ảnh gần như ngay lập tức, chỉ sau một phần nhỏ của giây. Nhờ được trang bị một nút bấm chụp ảnh ở cạnh bên phải, bạn có thể khởi động ứng dụng chụp ảnh và chụp một bức ảnh ngay từ giao diện màn hình khóa, chỉ mất khoảng 1 hoặc 2 giây.
Giao diện ứng dụng chụp ảnh của Sony Xperia Z3 rất dễ sử dụng, nhất là khi chụp ở chế độ Superior Auto Mode, nó tự động lựa chọn thiết lập tối ưu nhất dựa trên khung cảnh bạn đang chụp và đưa trả lại kết quả rất chính xác. Ở mặc định, chức năng Superior Auto Mode của Xperia Z3 chụp ở độ phân giải 8 megapixel, nó tận dụng toàn bộ 20 megapixel của ống kính, nhưng nén kích thước của bức ảnh xuống để người dùng dễ dàng chia sẻ hơn. Hơn nữa, chức năng Superior Auto mode cho phép người dùng tận dụng được tính năng Clear Zoom, tạo ra những bức ảnh zoom rất đẹp, mịn, không bị sạn. Nhưng bạn cũng lưu ý rằng cảm biến có độ phân giải lớn, nên có thể đảm bảo thu được ảnh có độ nét cao.
Ngoài ra, còn có nhiều chế độ chụp ảnh thú vị khác nữa. Chẳng hạn, có chế độ gọi là Info Shot, có chức năng cung cấp thông tin hữu ích về đối tượng chụp ảnh. Hoặc có một chế độ gọi là Social Live, cho phép bạn truyền trực tiếp lên tới 10 phút video lên Facebook. Bên cạnh đó còn có một số hiệu ứng ảnh, hiệu ứng màu sắc thú vị khác.
Chúng tôi cảm thấy ngạc nhiên trước khả năng ghi lại những bức ảnh có màu sắc hết sức tự nhiên bằng Sony Xperia Z3. Sony thường xuyên tăng độ bão hòa và độ tương phản lên một chút, làm xuất hiện những vết lóa trên ảnh. Nhưng trên Xperia Z3, Sony đã thực hiện một số tinh chỉnh, nhờ vậy tạo ra màu sắc tự nhiên hơn. Chức năng cân bằng trắng tự động tỏ ra hữu hiệu, đáp ứng tốt nhu cầu chụp ảnh của người dùng.
Khi chụp ảnh trong nhà, khả năng ghi nhận màu sắc cũng gần như rất tự nhiên. Hình ảnh mịn hơn mức bình thường, còn nhiễu sạn tăng lên. Đèn flash hỗ trợ rất tốt trong việc chiếu sáng các khung cảnh nhỏ.
Máy ảnh 2.2 megapixel ở phía trước là một lựa chọn hoàn hảo để chụp ảnh tự sướng, với màu sắc tự nhiên, đầy đủ chi tiết, độ phơi sáng chính xác.
Một số ảnh chụp thử:
Xperia Z3 có khả năng quay phim độ phân giải FullHD với tốc độ 30 fps hoặc 60 fps mượt hơn. Nó hoạt động rất tốt, với khả năng hiển thị màu sắc tự nhiên, đủ mức độ chi tiết và điều chỉnh phơi sáng rất nhạy. Chúng tôi đánh giá cao công nghệ ổn định hình ảnh mà Sony đã tích hợp vào trong phần mềm ứng dụng dưới tên gọi là Steady Shot, đảm bảo hình ảnh không bị rung khi bạn di chuyển camera. Âm thanh ghi lại trên các đoạn video luôn sống động. Xperia Z3 cũng có khả năng quay video độ phân giải 4K, đem lại trải nghiệm đa phương tiện hết sức tuyệt vời.
Thời lượng pin
Mặc dù có thiết kế rất mỏng nhưng các kỹ sư của Sony đã thành công khi đưa được một cục pin có dung lượng 3100 vào bên trong thân máy. Với khả năng lưu trữ lớn như vậy, Xperia Z3 có thể đạt thời gian gọi điện liên tục với kết nối 3G là 16 tiếng đồng hồ, hoặc thời gian chờ lên tới 37 ngày. Bên cạnh đó, chiếc điện thoại có thể phát nhạc liên tục trong vòng 130 tiếng đồng hồ, hoặc xem phim trong 10 tiếng. Đây đều là những con số vô cùng ấn tượng.
Tổng kết
Nếu nhìn qua, nhiều người dùng sẽ lầm tưởng Xperia Z3 là một phiên bản nâng cấp nhẹ của Xperia Z2, nhưng thực tế có rất nhiều điểm khác biệt. Xperia Z3 có thân máy mỏng hơn, vi xử lý nhanh hơn, màn hình sáng hơn và chất lượng chụp ảnh, nghe nhạc tốt hơn Xperia Z2. Nếu bạn dự định nâng cấp từ chiếc Z1 thì Xperia Z3 sẽ là lựa chọn đáng đồng tiền bát gạo. Đối với người dùng đang sở hữu Xperia Z2, tình hình sẽ khó lựa chọn hơn bởi thực chất Xperia Z2 là một smartphone hiệu năng mạnh, chụp ảnh tốt.
Nhìn chung, Xperia Z3 là một trong số smartphone Android mạnh mẽ nhất trên thị trường, là một lựa chọn hợp lý thay thế cho Galaxy S5 và HTC One M8.
Thêm bài đánh giá Sony Xperia Z3
Sony Xperia Z3
Giá bán đánh giá: £525.00 (~18.4 triệu VNĐ)
Thiết kế
Z3 là sự kết hợp giữa kính và nhôm với các tính năng như các loa ở mặt trước và cảm biến máy ảnh được đặt ở phía sau, máy có độ dày 7.3mm và có sẵn các màu đen, xanh, trắng và màu đồng.
Các góc của máy được bo tròn và các nút được đặt ở các vị trí tiện dụng hơn và mỏng hơn.
Z3 có khả năng chống thấm nước và chống bụi, với chứng nhận IP68 cao hơn, có nghĩa là miễn là các chốt của máy như cổng sạc và sim nano đã đóng kín, bạn có thể nhúng vào nước với độ sâu 1.5 mét trong 30 phút.
Màn hình
Màn hình của Z3 với kích thước 5.2 inch và mật độ điểm ảnh 424ppi, nó vẫn là một trong số những màn hình sắc nét nhất và hài lòng nhất.
Chiến lược mượn công nghệ màn hình từ TV Bravia của nó tiếp tục có hiệu quả. Áp dụng Triluminous, X-Reality cho điện thoại và công nghệ hiển thị LED màu sắc sống động, hình ảnh vẫn vô cùng sắc nét với độ tương phản mạnh mẽ và màu sắc chính xác.
Phần mềm
Z3 chạy Android 4.4.4 KitKat với các giao diện người dùng hàng đầu của Sony. Chúng tôi đếm được có khoảng 15 ứng dụng có liên quan đến Sony đi cùng với bộ sưu tập của Google, cộng thêm những ứng dụng bổ sung như OfficeSuite, Kobo, Sketch và NeoReader.
Với bộ nhớ trong 32GB, nhưng chỉ có gần 12GB là thực sự còn trống để bạn có thể sử dụng. Rất nhiều phần mềm kích thước lớn của Sony có thể xóa được, nhưng nó có quá nhiều với những người sử dụng lần đầu.
Bên cạnh đó, vẻ ngoài và cảm giác về các phần mềm của Z3 cũng đã thay đổi. Bạn vẫn mở được ứng dụng vẽ và vuốt sang phải để tổ chức các ứng dụng, thanh thông báo thả xuống cho phép bạn có thể chuyển giữa cài đặt nhanh và phần thông báo. Bạn sẽ tìm thấy các cài đặt thông thường ở đây như thiết lập âm thanh và quản lí nguồn. Một tính năng khác cũng hoạt động rất tốt đó là bàn phím mặc định.
Hiệu suất
Z3 chạy bộ xử lí Snapdragon 801, 2.5GHz, và có RAM 3GB
Với việc chơi trò chơi, mọi thứ chạy khá ổn. Đây là thiết lập CPU được thiết kế với nhiều đồ họa dành cho trò chơi hơn.
Nhưng nó có một vấn đề dường như vẫn còn tồn tại đó là nhiệt độ quá cao. Khi bạn chơi Real Racing 2 và trong nửa giờ, mặt sau của máy bắt đầu nóng lên.
Máy ảnh
Máy ảnh của Z3 là 20.7-megapixel, cảm biến 1/2.3-inch với một đèn flash và ống kính 25mm.
Độ nhạy ISO đạt cực đại tại 12,800 để hỗ trợ chụp trong điều kiện ánh sáng yếu. Nó còn có một nút chụp chuyên dụng, giúp đỡ rất nhiều khi chụp ảnh ở dưới nước.
Bạn vẫn có thể quay video 4K và có một sự bổ sung mới như những chiếc máy ảnh đa năng để ghi lại cùng một cảnh nhưng từ nhiều góc khác nhau sử dụng thiết bị Xperia bổ sung, hẹn giờ video và để phát video trực tiếp trên youtube.
Một nút máy ảnh chuyên dụng để chụp dưới nước
Để chụp ở độ phân giải tối đa, bạn cần chuyển sang chế độ thủ công trong ứng dụng máy ảnh và điều chỉnh trong phần thiết lập. Nó có nghĩa là bạn sẽ mất đi các chế độ như HDR, chụp với độ nhạy cao và khả năng chụp các bức ảnh tốt hơn ở một màn hình hiển thị pháo hoa.
Ứng dụng máy ảnh không phải là ứng dụng dễ nhất để dùng với một tay, đặc biệt là khi bạn cố gắng cầm vào phần mặt gương phía sau.
Ảnh chụp ở độ phân giải 20.7-megapixel
Ảnh chụp ở độ phân giải8-megapixel
Ảnh chụp cận cảnh ở độ phân giải 20.7-megapixel
Giảm xuống 8-megapixels cho thấy sự cải thiện khá lớn trong chụp cận cảnh
Chế độ HDR trên Z3 khá tốt nhưng chưa phải là tốt nhất.
Tắt chế độ HDR
Bật chế độ HDR
Mặt trước của nó còn có một máy ảnh 2.2MP có thể quay video HD đầy đủ 1080p. Nó cũng hỗ trợ HDR, ổn định hình ảnh quang học và chế độ Steadycam cũng sẽ giúp cho các cảnh quay không bị rung. Về video, Z3 có thể quay video 4K ở tốc độ 30fps. Video 4K khá đẹp nhưng nó chưa thực sự hữu ích với hầu hết những người sử dụng hiện nay.
Tuổi thọ pin
Sony cung cấp cho Z3 dung lượng pin 3,100mAh, cho phép bạn sử dụng được khoảng 2 ngày mà không cần nhờ tới chế độ quản lí tiết kiệm năng lượng.
Trong một bài thử nghiệm chạy video SD liên tục, Z3 có thể sử dụng được trong 13 giờ đồng hồ. Mặc dù sử dụng chip SnapDragon của Qualcomm, nó không hề hỗ trợ công nghệ sạc nhanh, vì vậy khi cắm sạc trong 30 phút, bạn chỉ nhận được 20% pin.
Chất lượng âm thanh và cuộc gọi
Về chất lượng cuộc gọi, nó vẫn cung cấp âm thanh khá ổn, rõ ràng và sắc nét mà không bị nắt tín hiệu. Bạn cũng vẫn có chức năng chủ động loại bỏ tiếng ồn, nhờ có một mic chuyên dụng, nhưng nó còn có các chế độ bổ sung khác như mic đàn áp tiếng ồn, khả năng tăng cường giọng nói và thậm chí là làm chậm tốc độ nói của người gọi khác với chức năng Slow talk.
Nó đủ lớn và khá rõ ràng, nhưng hiệu suất sẽ tốt hơn khi bạn cắm tai nghe. Chuyển sang các thiết lập âm thanh và bạn sẽ thấy chế độ ClearAudio của Sony, nó ngay lập tức sẽ làm sạch chất lượng âm thanh từ ứng dụng của bên thứ 3 như Spotify và Google Play Music. Nếu bạn cũng sở hữu một cặp tai nghe chính hãng của Sony, nó có những cấu hình chuyên dụng và một trong số đó là hỗ trợ âm thanh độ phân giải cao.
Các kết nối của nó được thực hiện thông qua ứng dụng chính thức PlayStation đã được cài đặt sẵn. Miễn là bạn đang sử dụng wifi với ứng dụng có thể nhận diện PS4, bạn sẽ được nhắc nhở đi tới cài đặt PS4 để thiết lập một kết nối bằng cách gõ vào đó một mật mã. Khi đã hoàn thành, bạn sẽ có thể sử dụng nó như một màn hình thứ hai, cũng như có khả năng ngắt kết nối và tắt điều khiển. Một trong số những tính năng không làm việc đó là các biểu tượng PS4 có màu xanh da trời.
Nguồn: trustedreviews