Mô tả sản phẩm: LG G3 D855 32GB Violet for Europe
Đã có thời gian LG phải rất vất vả để gia nhập vào phân khúc cao cấp trên thị trường smartphone, nhưng 2013 là một năm tuyệt vời của công ty. Sự kiện nổi bật là LG ra mắt điện thoại siêu cao cấp LG G2 khiến cho các đối thủ khác phải lu mờ về mặt cấu hình. Tuy nhiên, LG G2 còn là một sự cải tiến mạnh trong thiết kế, với một màn hình chất lượng ngoạn mục và vị trí các phím bấm đều nằm ở lưng máy, LG G2 đem đến một luồng sinh khí mới cho thị trường thiết bị thông minh.
Nối tiếp thành công của LG G2, hãng điện tử Hàn Quốc lại tiếp tục giới thiệu LG G3 với nhiều sự nâng cấp. Có thể nói đây là một cuộc tấn công tổng lực vào các đối thủ Android với toàn bộ những nguồn lực, công nghệ hiện đại nhất đều được đưa vào trong thiết bị này. Rõ ràng LG G3 sẽ gặp phải rất nhiều chướng ngại, đặc biệt là từ Galaxy S5, HTC One M8 và Sony Xperia Z2.
Bộ phụ kiện bán kèm theo thiết bị
Thiết kế
LG G3 kế thừa rất nhiều đặc điểm ngoại hình từ đàn anh LG G2 của nó. Cấu trúc và thiết kế tổng thế đều tuân theo những quy tắc đã được áp dụng trên LG G2, vì thế mà bề mặt bên ngoài của LG G3 có một đường cong đẹp mắt ở lưng máy, đem lại cảm giác vừa vặn khi cầm trên tay. Chiếc điện thoại cũng tương đối lớn, với thông số kích thước là 146.3 x 74.6 x 8.9 mm. Do sở hữu một màn hình kích thước lớn hơn nên người dùng có thể trông đợi LG G3 sở hữu một kích thước to hơn các đối thủ khác, và sự thật là đúng như vậy. Chẳng hạn, Galaxy S5 (142 x 72.5 x 8.1 mm) ngắn hơn và hẹp hơn, trong khi HTC One M8 thì dài hơn nhưng lại hẹp hơn. LG G3 cũng to hơn hẳn LG G2 do sở hữu màn hình lớn hơn, tuy nhiên nhờ viền màn hình cực mỏng nên nó không đem lại cảm giác quá đồ sộ so với đối thủ. Không chỉ thế, các nhà thiết kế của LG cũng thành công khi giữ cho trọng lượng của máy chỉ ở mức 149 gam.
Bền mặt phía trước của máy khá là khác biệt, trong đó viền màn hình phía trên có màu đen và hẹp hơn viền màn hình bên dưới đồng màu với vỏ máy. Điều này khiến cho thiết bị trông có vẻ cổ điển, lịch lãm hơn. Toàn bộ về mặt bên ngoài của LG G3 được chế tạo từ chất liệu polycarbonate mịn có khả năng chống in dấu vân tay. Nắp lưng máy còn được bọc một lớp kim loại lên trên cùng. Về tổng thể, LG G3 đen lại cảm giác kim loại sang trọng của HTC One trong khi vẫn có đặc tính "đầm tay" của plastic. Lớp vỏ của LG G3 cũng có đủ khả năng chống dính bẩn.
Điểm độc đáo nhất trên LG G3 là các phím bấm được sắp xếp gọn gàng trên bền mặt lưng máy. Tất nhiên, người dùng mới sẽ cần một thời gian để làm quen với kiểu thiết kế này bởi nó hoàn toàn khác biệt so với các quy tắc chung trên thị trường. Loa ngoài của LG G3 cũng được đặt ở lưng máy, tại vị trí tương tự như Galaxy S5. Loa ngoài không bị che lấp nếu bạn đặt điện thoại lên một bề mặt nhẵn và cứng. Nằm ngay bên cạnh cụm phím bấm là ống kính máy ảnh 13 megapixel, đi kèm cụp đèn flash kém và một đầu hồng ngoại được thiết kế để hỗ trợ lấy nét tự động.
So sánh kích thước với các thiết bị khác
Màn hình hiển thị
Màn hình chính là "tài sản" quan trọng nhất của LG G3. Trước tiên, đây là một màn hình khổng lồ, với kích thước lên tới 5.5 inch, nó to hơn tất cả những đối thủ khác trong năm 2014. Màn hình 5.2 inch của Xperia Z2 gần sát nhất, nhưng con số lẻ 0.3 inch cũng đủ để tạo ra sự khác biệt. Mặc dù sở hữu một màn hình lớn, LG đã thành công khi thu nhỏ độ dày của viền màn hình.
Đặc điểm nổi bật thứ 3 trên màn hình LCD IPS này là độ phân giải. Độ phân giải của nó lên tới 1440 x 2560 pixel, hay nói cách khác đây là độ phân giải QHD. Mật độ điểm ảnh lên tới 538 ppi, có nghĩa tất cả những gì hiển thị trên màn hình đều vô cùng sắc nét, sống đống. Thế nhưng, nhược điểm nằm ở chỗ độ phân giải càng cao đồng nghĩa áp lực xử lý đặt lên vi xử lý và pin càng lớn, nên chúng tôi không chắc lựa chọn này có thực sự tốt.
Độ sáng cực đại của màn hình LG G3 mà chúng tôi đo được là khoảng 375 nit. Đó là một con số rất bình thường đối với một màn hình LCD, lý do có thể là màn hình lớn và độ phân giải siêu cao dẫn tới cần nhiều rất năng lượng để có được độ sáng hơn 400 nit. Chính vì thế mà hình ảnh hiển thị trên LG G3 không thực sự sáng, cũng như khả năng hiển thị ở ngoài trời không được tốt. Ngược lại, độ sáng nhỏ nhất lại là khoảng 9 nit, tương đối cao hơn mức cần thiết để sử dụng trong bóng tối.
LG G3 chưa phải là chiếc smartphone có độ bão hòa được tăn cao. Những màu sắc cơ bản (đỏ, xanh lá và xanh dương) thường hiển thị với độ bão hòa cao hơn một chút. Mức độ cân bằng giữa các màu sắc tương đối bình thường, nhưng nhìn tổng thể màn hình hiển thị hơi nhạt, nhiệt độ màu sắc chỉ là 7300K. Thông số gamma trung bình là khoảng 2.3 (tiêu chuẩn là 2.2), cho thấy màn hình của LG G3 có độ tương phản cao hơn mức bình thường.
Giao diện và các tính năng
LG G3 được cài sẵn hệ điều hành Android 4.2.2 KitKat với giao diện mới của LG, đã được thiết kế lại để phù hợp với xu hướng đơn giản, gọn nhẹ. Rõ ràng thế mạnh của LG không nằm ở thiết kế phần mềm, thế nên họ đã thực sự hoàn thành công việc một cách xuất sắc với giao diện mới. LG không còn sử dụng màu sắc cơ bản, mà thay vào đó dùng những màu sắc cấp 2, chẳng hạn như màu da cam, vàng, đỏ tươi và lục lam, để làm màu sắc chủ đạo. Bên cạnh đó, LG cũng đã giữ lại tất cả các tính năng cần thiết.
Về mặt cấu trúc, giao diện mới của LG tuân theo cách thức của Android: có một giao diện khóa, một trang chủ, danh mục ứng dụng,..., tất cả mọi thứ đều được cải tiến và tùy biến. Chẳng hạn giao diện Lockscreen đã được chèn thêm các shortcut dẫn tới ứng dụng cũng như các widget. Tính năng "KnockOn" tiện dụng cũng được tích hợp ở đây, cho phép bạn "đánh thức" điện thoại chỉ bằng cách ấn 2 lần trên màn hình.
Sự tùy biến còn thể hiện ở việc LG G3 sử dụng các nút bấm cảm ứng trên màn hình, trong đó bạn có thể bổ sung thêm một nút bấm thứ 4, cho phép thực hiện 1 trong số những chức năng sau: thông báo, QMemo+, QSlide, hoặc Dual window.
Tính năng nổi bật nhất trong số đố là Dual Window, cho phép bạn chạy 2 ứng dụng song song trên chế độ chia màn hình. Cách thức hoạt động như sau: bạn kích hoạt Dual Window, lựa chọn 2 ứng dụng muốn chạy đồng thời, và sau một vài giây, chúng đều hiển thị trên màn hình.
Danh bạ điện thoại của LG G3 đã được mở rộng thêm, tận dụng giao diện dạng phẳng nhẹ hơn, nhưng không có nghĩa số lượng tính năng bị tinh giảm. Bạn sẽ thấy có tổng số 5 Tab: gọi điện, nhật ký, danh sách liên hệ, danh sách ưu thích, và các nhóm. Một vài nhà sản xuất thường kết hợp các tính năng vào thành 1 tab chung, nhưng LG thì ngược lại, chia tất cả mọi thứ ra thành các tab riêng rẽ, qua đó tạo ra một giao diện có tổ chức hơn.
Ứng dụng nhắn tin cũng có thể tùy biến được. Bạn có thể thay đổi hình nền ứng dụng và màu sắc bong bóng trong luồng tin nhắn để phù hợp với sở thích. Một điểm đáng chú ý ở đây là bàn phím Smart Keyboard mới. LG đã thiết kế bàn phím QWERTY để phù hợp hơn với phong cách viết tin nhắn của người dùng, đem lại trải nghiệm dễ dàng hơn. Bàn phìm cũng có độ tùy biến cao, trong đó bạn có thể điều chỉnh chiều cao của bàn phím.
LG G3 được cài sắc nhiều ứng dụng, công cụ mặc định, chẳng hạn như một bộ lịch, một ứng dụng ghi chú, và ứng dụng về sức khỏe, cũng như một số tính năng bổ sung được tạo ra để tăng cường khả năng đa nhiệm và tốc độ xử lý. Một trong số những tính năng đó là Dual Window, cho phép bạn chạy song song 2 ứng dụng cùng một lúc. Kế tiếp là QSlide, cũng cho phép chạy đồng thời nhiều ứng dụng, nhưng các ứng dụng này hiển thị xếp chồng lên nhau và có hiệu ứng trong suốt.
Cấu hình phần cứng
Chip Snapdragon 801 là một cái tên nổi tiếng xuất hiện nhiều trên những smartphone cao cấp trong nửa đầu năm 2014, và LG G3 không phải là ngoại lệ. Tương tự Galaxy S5, LG G3 được trang bị phiên bản vi xử lý cao cấp nhất, với 4 lõi Krait 400 và đạt tốc độ xử lý 2.5GHz. Tất nhiên, chiếc điện thoại còn được trang bị thêm một chip đồ họa Adreno 330 GPU cùng với bộ nhớ RAM 2GB hoặc 3GB (tùy thuộc vào phiên bản bạn lựa chọn là 16GB hay 32GB). Như bạn thấy, chỉ một sự khác biệt nhỏ trong cấu hình cũng đủ để tạo ra khác biệt trong khả năng xử lý. Thế nhưng thực tế sử dụng lại tương đối giật, có lẽ do 2 nguyên nhân chính: độ phân giải QHD quá cao hoặc tối ưu hóa phần mềm kém. Độ trễ thế hiện rõ ngay cả khi xử lý những tác vụ đơn giản như duyệt qua hệ thống menu, mở và đóng các ứng dụng,... Nếu thiết lập độ phân giải màn hình ở 1080 x 1920, hiệu năng xử lý sẽ khá hơn hẳn.
Chức năng lướt web và kết nối
Màn hình 5.5 inch hiển thị đẹp quả thật vô cùng phù hợp cho việc lướt web. Trên LG G3, hãng sản xuất đã tích hợp ứng dụng duyệt web của riêng họ, nhưng người dùng sẽ vẫn muốn sử dụng phiên bản trình duyệt chính của Android, Google Chrome. Chúng tôi không gặp bất kỳ vấn đề gì khi lướt web trên LG G3, các trang web được load rất nhanh chóng, trong khi việc di chuyển qua giao diện được thực hiện rất nhanh, mượt.
Vi xử lý Snapdragon 801 bên trong LG G3 hỗ trợ mọi dải tần GSM và 3G, cho phép có thể sử dụng gần như ở khắp mọi nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, LG G3 còn được tích hợp các tính năng kết nối như Bluetooth 4.0, WiFi, NFC, DLNA và SlimPort, trong đó SlimPort là công nghệ kết nối TV được sử dụng cho các smartphone Nexus.
Cục pin của LG G3 có dung lượng 3000 mAh, rất phù hợp với một thiết bị có kích thước màn hình to và độ phân giải cao. Vì thế người dùng có thể yên tâm rằng thời lượng sử dụng pin của LG G3 là rất tốt.
Chức năng chụp ảnh
Máy ảnh 13 megapixel của LG G3 không có nhiều sự khác biệt so với LG G2 về mặt tính năng. Kích thước cảm biến ảnh vẫn là 1/3.06", tương đương với iPhone 5s và HTC One M8.Trong khi đó, nhiều điện thoại siêu cao cấp, chẳng hạn như Sony Xperia Z2, sử dụng cảm biến kích thước lớn hơn (1/2.3"), cho phép thu được độ phân giải cao hơn những vẫn duy trì được kích thước điểm ảnh phù hợp. Thêm vào đó, ống kính của LG G3 còn có khẩu độ f2.4, được tích hợp chức năng cân bằng hình ảnh quang học (OIS+). Điểm đặc biệt của LG G3 là nó được tích hợp một đèn laser trợ giúp lấy nét. Bằng cách chiếu một tia laser, LG G3 nhanh chóng xác định được khoảng cách tới đối tượng chụp, cho phép nó khóa vị trí lấy nét một cách chính xác.
Ứng dụng chụp ảnh của LG G3 khá tương đồng với ứng dụng chụp ảnh của Galaxy S5, ít nhất là về mặt giao diện đồ họa. Nó không phải là giao diện trực quan nhất, do có quá nhiều tùy chỉnh nằm rải rác trên các menu khác nhau.
Tin tốt là LG G3 cho phép người dùng ghi lại những bức ảnh tuyệt vời mà không phải tinh chỉnh quá nhiều thiết lập. Bạn chỉ việc giơ máy lên và bấm nút chụp. Trong đa số trường hợp, kết quả thu được làm hài lòng người dùng. Về màu sắc trong ảnh, chúng tôi thấy hình ảnh hiển thị thiên về màu ấm. Cách thức xử lý của LG G3 gần giống với iPhone 5s, có xu hướng làm ấm mọi thứ, khiến chúng hiển thị hơi vàng hoặc hơi đỏ. Xét về chức năng chụp ảnh, chúng tôi khẳng định Galaxy S5 là thiết bị đem đến chất lượng hình ảnh thực tế nhất và cân bằng nhất. Do ảnh chụp có độ phân giải 13 megapixel nên có mức độ chi tiết rất cao.
Khi chụp trong điều kiện thiếu sáng, nếu không sử dụng đèn flash, tốc độ chụp bị giảm đi, cho nên bạn phải cầm chắc máy để ảnh không bị mờ.
Theo PhoneArena.com