Mô tả sản phẩm: LG G2 F320S Black
Ưu điểm:
- LG G2 sở hữu một trong những bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất hiện nay.
- Màn hình lớn.
- Máy ảnh nhanh và sắc nét.
Nhược điểm:
- Nút điểm khiển ở mặt sau của máy cần có thời gian làm quen để sử dụng.
- Nhiều phần mềm chạy ngầm và chưa thực sự trực quan.
- Không có khe cắm thẻ nhớ mở rộng microSD.
***
LG vẫn chưa thể vượt qua Samsung hay Apple để trở thành công ty sản xuất smartphone đứng đầu trên thị trường Mỹ. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng LG không đủ khả năng để tạo ra các sản phẩm hàng đầu. LG đã từ bỏ dòng Optimus hướng đến thị trường đại chúng tầm trung để tập trung sản xuất ra những chiếc điện thoại cao cấp hơn so với những người tiền nhiệm. LG có thể hơi thổi phồng chiếc điện thoại mới của mình nhưng thực tế thì LG G2 là một đối thủ nặng ký cho vị trí chiếc điện thoại tốt nhất hiện nay.
G2 của LG là thiết bị đầu tiên trên toàn cầu sở hữu bộ vi xử lý mạnh mẽ Qualcomm Snapdragon 800 mạnh mẽ. Nó cũng được trang bị màn hình lớn với độ phân giải Full HD 1080p và máy ảnh 13 megapixel. Vị trí kỳ lạ của nút nguồn và nút tăng giảm âm lượng trên mặt lưng của máy khiến người dùng cảm thấy lạ lẫm và sẽ phải mất 1 khoảng thời gian để làm quen với nó. Tuy vậy, việc thay đổi này cũng không khiến người sử dụng cảm thấy bất tiện hay khó chịu.
Nút nguồn/ tăng giảm âm lượng ở mặt sau của máy
Khi LG giới thiệu G2 tại New York, đã có những câu hỏi được đặt ra xem việc thay đổi vị trí của nút tăng giảm âm lượng và nút nguồn từ vị trí các cạnh bên của máy sang mặt lưng liệu có thực sự cần thiết ? Liệu đó có phải một bước đi thiếu khôn ngoan của LG (giống vị trí nút nguồn của Motorla Atrix 4G)? Hay tất cả mọi người đã đánh giá sai khả năng mà việc bố trí này mang lại trong suốt thời gian qua?
Sau khi dành thời gian trải nghiệm LG G2, tôi cảm thấy việc thay đổi vị trí này không thật sự giống hoàn toàn bất kỳ một ý kiến nào trong các ý kiến trên. Các nút bấm được đặt ngay dưới camera chính và đèn LED, và trong khi LG giới thiệu rằng những nút này sẽ giúp người sử dụng có thể dễ dàng điều chỉnh âm lượng trong quá trình gọi điện. Nhưng thực thế, tôi nhận thấy nút bấm này vẫn hơi nhỏ và có đôi chút khó khăn để có thể xác định vị trí của chúng mà không nhìn.
Khi bạn giữ nút giảm âm lượng một lúc sẽ mở ứng dụng camera còn khi giữ nút tăng âm lượng sẽ mở ra ứng dụng ghi chép của LG, Quickmemo. Để có thể chụp lại màn hình đang sử dụng, bạn sẽ phải khi giữ đồng thời nút nguồn và nút giảm âm lượng. Việc phải ấn những nút ở mặt sau của máy để có thể kích hoạt camera là một trải nghiệm khá mới với tôi.
LG đã di chuyển các nút tăng giảm âm lượng và nút nguồn ra mặt lưng của máy.
Thiết kế
Bóng, mịn và mỏng là những gì bạn có thể thấy về thiết kế của chiếc LG G2. Máy có kích thước dài 138mm, rộng 71mm và chỉ dày hơn 8mm một chút. Với chiếc máy mỏng nhẹ với màn hình lớn này, tôi đã gặp phải một vấn đề là khi sử dụng bằng một tay, ngón cái của tôi không thể với tới toàn bộ mặt của máy. Tôi đã phải thay đổi vị trí cầm để có thể sử dụng một số khu vực nhất định trên màn hình. Và một điểm bất tiện của màn hình lớn là việc sẽ gây đôi chút chật chội khi bạn để chiếc LG G2 trong túi quần.
Màn hình
LG G2 sở hữu màn hình khá lớn, màn hình IPS 5.2 inch với độ phân giải Full HD 1920x1080p. Mật độ điểm ảnh của máy đạt 423ppi. Máy cho chất lượng hình ảnh cực kì sắc nét và độ sáng tối đa, màu sắc rực rỡ. Khi so sánh cạnh nhau, LG G2 sáng hơn một chút so với HTC One, nhưng đáng chú ý là sáng hơn trên G4 - đặc biệt là khi hiển thị một mẫu màu trắng trống. LG G2 có góc nhìn rộng, và có thể dễ dàng sử dụng dưới ánh sáng mặt trời.
Màn hình lớn 5.2 inch của LG G2 sáng, sắc nét và ấn tượng.
Camera
LG G2 sở hữu camera sau với độ phân giải 13 megapixel, cùng độ phân giải với chiếc Optimus G. Tuy vậy, máy ảnh của G2 đã được cải tiến khá nhiều so với Optimus G. Máy ảnh trên G2 cho tốc độ chụp khá nhanh. Chất lượng ảnh cũng rất tốt. Màu sắc ảnh có xu hướng nghiêng sang một chút màu lạnh hơn nhưng về tổng thế, màu sắc được thể hiện chính xác. Hình ảnh được chụp trong nhà và ngoài trời đều cho chất lượng ảnh tốt, mịn, sắc nét và chi tiết.
Một số bức ảnh được chụp từ LG G2:
Hiệu năng, thời lượng pin
LG G2 được trang bị bộ vi xử lý Snapdragon 800 bốn nhân 2.26GHz cho khả năng xử lý mạnh mẽ và nhanh chóng. Ngoài ra, bộ vi xử lý này còn được hỗ trợ bởi một bộ nhớ đặc biệt dành cho công việc xử lý đồ họa gọi là GRAM. Sau khi thử nghiệm, tôi có thể cam đoan với bạn máy có thể xử lý với một tốc độ đáng kinh ngạc. Menu được chuyển đổi một cách mượt mà và rất nhanh trong khi các ứng dụng và màn hình chính tắt mở chỉ trong chớp mắt.
Với dung lượng pin 3000mAh, G2 cho thời lượng đàm thoại lên đến 18 tiếng liên tục hay có thể để ở chế độ chờ 29 ngày. Với dung lượng pin lớn như vậy, người sử dụng có thể yên tâm sử dụng G2 một cách thoải mái mà không sợ bị hết pin giữa chừng.