Mô tả sản phẩm: Motorola RAZR M XT905 White
Tổng quan thiết kế
Nhìn bên ngoài, sự khác biệt giữa Razr M và Razr HD có lẽ không có gì quan trọng, nhưng thực tế khi cầm trên tay, chúng ta sẽ thấy rõ chiếc Razr HD to hơn nhiều. Nó dài hơn lẫn rộng hơn, điều này là cần thiết để chứa được toàn bộ màn hình lớn của nó. Razr M sử dụng không gian tốt hơn và có viền màn hình theo chiều dọc rất mỏng.
Màn hình của Razr M có kích thước 4.3 inch, nhỏ hơn chiếc Razr của năm ngoái, chính vì thế đem đến cảm giác cầm tốt hơn. Màn hình hiển thị đẹp, sử dụng công nghệ Super AMOLED cho chất lượng hình ảnh sống động, sặc sỡ. Độ phân giải qHD 540 x 960 pixel có vẻ không thể bắt kịp những thiết bị di động lớn hơn hiện nay, nhưng trên một màn hình kích thước nhỏ hơn, hình ảnh sẽ hiển thị sắc nét và mịn hơn.
Motorola Razr M có thân máy dạng hộp vuông vắn hơn những chiếc điện hoại Android của Samsung và HTC. Razr M có thiết kế giống với Razr HD với phần nắp lưng làm bằng chất liệu kevlar trông khá bắt mắt. Sự khác biệt chính giữa Razr M và Razr HD, bên cạnh kích thước, là Razr M không có cổng kết nối HDMI. Tính năng này đang rất phổ biến trên nhiều điện thoại Motorola hiện nay.
Giao diện hệ điều hành
Trải nghiệm người dùng trên Razr M giống hệt với Razr HD, bởi vì thiết kế hệ điều hành vẫn được giữ nguyên giữa 2 thiết bị. Motorola có xu hướng đưa giao diện gần với thiết kế Android nguyên bản hơn và không tạo được ấn tượng khác biệt nào so với những đối thủ.
Mặc dầu vậy, đây vẫn không phải là một giao diện Android nguyên bản và có một số tinh chỉnh mà Motorola đã thực hiện trên thiết bị một cách thông minh. Trang Quick Settings mới nằm bên trái của giao diện homescreen mặc định là một ví dụ rõ ràng nhất. Nó cho phép người dùng truy cấp vào 7 cài đặt quan trọng nhất, cộng với một shortcut dẫn tới phần cài đặt đầy đủ của hệ thống.
Không chỉ vậy, hệ điều hành trên Razr M còn có một số tính năng bổ sung đáng được đề cập mà bạn sẽ không thấy ở đâu khác. Smart Actions là một ứng dụng cho phép bạn tạo ra những hoạt động tự động dựa trên những dấu hiệu đã được thiết lập. Chẳng hạn, bạn có thể cài đặt một thời điểm trong ngày, chẳng hạn nửa đêm thì điện thoại sẽ tắt mọi âm thanh và chuyển sang chế độ Im lặng.
Thời lượng pin trên Razr M tốt hơn Razr HD. Khi bật kết nối 4G, pin của Razr HD cạn sạch chỉ sau khoảng 12 tiếng, trong khi đó Razr M có thể hoạt động trong suốt một ngày. Màn hình nhỏ hơn và độ phân giải thấp hơn rõ ràng đã giúp tăng thời lượng pin lên đáng kể. Chúng tôi cũng để ý thấy rằng thời lượng pin được kéo dài ra nếu bạn không dùng 4G mà chuyển sang dùng WiFi.
Tính năng chụp ảnh
Motorola đã trang bị cho Razr M một máy ảnh có độ phân giải 8 megapixel, vừa đủ để chụp ảnh. Với một shortcut trên lockscreen của điện thoại nên người dùng có thể truy cập tính năng chụp ảnh một cách rất nhanh chóng. Khả năng thu nhận ánh sáng của ống kính khá tốt, màu sắc chính xác, các bức ảnh chụp được cũng mịn và không đem lại cảm giác giả tạo. Mặc dù vậy, khi chuyển ảnh sang một chiếc PC màn hình lớn, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy đường viền ảnh có một chút độ mờ.
Một số ảnh chụp thử bằng điện thoại:
Tổng kết
Thiết kế nhỏ nhắn, trang nhã, giao diện hệ điều hành có nhiều tính năng hữu ích và thời lượng pin tốt, Razr M không chỉ tỏ ra vượt trội hơn Razr HD mà còn là lựa chọn tốt hơn nhiều smartphone khác. Nếu bạn muốn sở hữu một chiếc điện thoại có màn hình to hơn màn hình của iPhone 5 nhưng vẫn có cảm giác thỏa mái khi cầm trên tay thì Motorola Razr M là thiết bị đáng để cân nhắc.
Theo Cnet.com.au