Mô tả sản phẩm: Sigma SD15 Body
Sigma SD15
SD15 là chiếc máy ảnh kỹ thuật số SLR thứ tư được Sigma ra mắt kể từ năm 2002, sản phẩm máy ảnh SLR gần đây nhất của hãng là chiếc SD9 được ra mắt 2 năm trước tại triển lãm Photokina 2008. Chiếc máy này đã bị delay khá lâu so với dự định ban đầu để ra mắt thị trường.
Với mức giá body máy khoảng 800 bảng, SD15 được thiết kế để nhằm vào đối tượng là khách hàng nghiệp dư đang mong muốn được trải nghiệm nhiều hơn trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Điểm nổi bật của chiếc máy này là cảm biến Foveon X3 độc đáo, đây là cảm biến được trang bị cho Sigma DP2s, sản phẩm mà chúng tôi đã đánh giá trong thời gian gần đây.
Đây là loại cảm biến APS-C có kích thước 20.7 x 13.8 mm, kích thước cảm biến tương tự như kích thước của các cảm biến trong tầm trung và các máy DSLR entry-level. Tuy nhiên, cảm biến này không giống như cảm biến CCD thông thường hoặc cảm biến CMOS được trang bị cho hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số của các hãng khác, cảm biến Foveon X3 có khả năng chụp màu RGB đầy đủ trong tất cả các tế bào quang điện trên cảm biến. Cảm biến thông thường chỉ có thể nắm bắt một màu cơ bản cho mỗi tế bào quang điện và sử dụng tính năng Bayer Mask Filter để ước tính giá trị RGB cho mỗi tế bào quang điện. X3 đạt được khả năng này bằng cách sử dụng ba thụ thể xếp chồng lên nhau, mỗi thụ thể ở độ sâu khác nhau tương ứng với các tần số của ánh sáng - một cho màu đỏ, một cho màu xanh lá và một cho màu xanh da trời.
Tuy nhiên, thật không may là cảm biến này chỉ mang lại độ phân giải ít ỏi 2640 x 1760 pixel, tương đương với khoảng 4.7 megapixel, thấp hơn nhiều so với độ phân giải của một máy ảnh DSLR thông thường. Tuy nhiên, Foveon X3 lưu lại dữ liệu trong mỗi điểm ảnh gấp 3 lần so với dữ liệu của cảm ứng thông thường, vì vậy độ phân giải này có thể mang lại chi tiết hình ảnh tương đương như một bộ cảm biến 14.1 megapixel.
SD15 được thiết kế với phong cách rất mạnh mẽ và có thể được sử dụng một cách rất thoải mái nhờ vào phần nắm tay lớn. Tuy nhiên một số phím điều khiển của máy được thiết kế hơi khác so với các mẫu máy của Canon hay Nikon, điều này có thể khiến bạn không quen khi mới sử dụng. Bạn có thể tìm thấy một phím hai phím điều khiển xoay ở phía trên, phím bên trái để thay đổi các chế độ chụp và phím bên phải được dùng để chụp. Phím bên trái cũng được dùng thay cho nút nguồn.
Phím xoay điều khiển chế độ chụp hình chỉ có thể sử dụng để lựa chọn các chế độ PASM (Program, Aperture priority, Shutter priority và Manual), bạn sẽ không tìm thấy chế độ tự động hoặc các chế độ được thiết lập sẵn phù hợp với bối cảnh chụp như có thể tìm thấy trên các máy ảnh DSLR có mức giá tương tự. Vị trí của nút điều khiển này cũng khá khác lạ, nó nằm bên cạnh nút chụp. Ví trí này có thể lạ lúc đầu nhưng bạn sẽ nhanh chóng quen với nó và có thể sử dụng nó để thay đổi các cài đặt một cách nhanh chóng.
Một màn hình LCD nhỏ (với đèn nền có thể chuyển đổi) sẽ hiển thị thông tin về các thiết lập bao gồm độ phơi sáng, tốc độ màn trập, khẩu độ, ISO, chế độ đo sáng, bù phơi sáng và một số chức năng bổ sung. Kính ngắm quang học có kích thước vừa phải và có thể cung cấp 98% khung hình ở độ phóng đại 0.9x, với kính ngắm này bạn có thể điều chỉnh thông số phù hợp với điều kiện chụp và lấy nét dễ dàng hơn. Tuy nhiên, máy không hỗ trợ tính năng Live View để bạn có thể lấy nét chuẩn xác hơn nữa.
Thay vào đó, màn hình sau 3 inch có độ phân giải 460k pixel chỉ được sử dụng để xem lại ảnh và tùy chỉnh các thông số trong menu. Mặc dù không có một số tính năng bổ sung thường thấy, các tính năng cần thiết đều được Sigma trang bị cho SD15. Bạn có thể tìm thấy một nút Quick Set (QS) giúp dễ dàng truy cập vào menu thay đổi các thiết lập quan trọng chỉ với một nút bấm. Ngoài ra còn có một nút “Func” (Function) giúp bạn truy cập để điều chỉnh tất cả các chức năng của SD15, khi nhấn nút này, màn hình cũng sẽ hiển thị các thông tin về trạng thái hiện tại của máy ảnh.
Sigma quảng cáo rằng bộ cảm biến Foveon X3 sẽ giúp cải thiện độ sâu màu sắc, tuy nhiên chúng tôi cảm thấy hình ảnh RAW sau khi được xử lý bởi Lightroom 3.2 vẫn rất nhợt nhạt và màu sắc thiếu đi độ bão hòa. Bạn sẽ cần tinh chỉnh rất nhiều để cải thiện độ sâu của màu sắc, đây chắc chắn không phải là điều bạn mong đợi từ chiếc máy này.
Hệ thống đo lưởng của SD15 hoạt động khá tốt và trong phần lớn các trường hợp máy tự động điều chỉnh độ phơi sáng phù hợp. Chỉ một vài trường hợp thì độ phơi sáng không được điều chỉnh chính xác và chúng tôi phải điều chỉnh bù sáng. Nhìn chung thì SD15 mang lại độ sáng khá hợp lý, điều này giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian để điều chỉnh khi chụp ảnh trong các điều kiện khác nhau.