Mô tả sản phẩm: Máy thử độ bền va đập kim loại Tinius Olsen IT406
Độ bền va đập là khả năng chịu đựng của vật liệu khi chịu các tải trọng va đập đột ngột. Nó là 1 tiêu chí quan trọng để đánh giá sức bền của vật liệu.
Năm 1905, nhà khoa học Georges Charpy đã phát minh ra phương pháp thử va đập Charpy – nó là 1 phép thử biến dạng nhanh gồm: một búa con lắc và mẫu đã được khắc, khi búa va đập vào mẫu vật liệu sẽ sinh ra 1 năng lượng. Năng lượng hấp thụ này giúp xác định độ dai/độ bền của vật liệu và là công cụ để nghiên cứu sự chuyển biến dòn-dẻo theo nhiệt độ. Ngày nay, nó được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp do quy trình chuẩn bị và thực hiện dễ dàng và có thể thu được kết quả nhanh và rẻ.
Chúng tôi, Tinius Olsen – nhà sản xuất dẫn đầu trong các thiết bị kiểm tra độ bền vật liệu tự hào giới thiệu đến dòng sản phẩm Máy Đo Độ Bền Va Đập Dành Cho Kim Loại – Model: IT406
Model IT406 được công nhận rộng rãi là máy đo độ bền va đập tiêu chuẩn trong ngành vật liệu. Búa đập có thể thay thế, được gá vào đầu con lắc cho phép đo độ bền va đập kiểu Charpy hoặc Izod trên cùng một máy. Rãnh ở đầu con lắc cho phép điều chỉnh phù hợp để thực hiện quá trình đo.
Khoá an toàn giữ con lắc ở độ cao xác định đảm dao động tự do lúc hoạt động. Ngay khi mở khoá, con lắc nhanh chóng đạt tốc độ ở 5,47 m/s (17 ft/s) đập vào mẫu đo. Máy được thiết kế với công nghệ cao, loại Model IT406 đảm bảo tối ưu tính chính xác và ổn định của phép đo. Khi máy được cài đặt thích hợp, năng lượng mất đi do ma sát và dao động lệch trong suốt quá trình đo luôn được đảm bảo nhỏ hơn 0.5% năng lượng cung cấp.
Kiểu Charpy - Cấu hình Charpy thiết kế chắc chắn được trang bị đầy đủ các bộ phận của đe. Phần bao quanh có thể thay thế được, ngăn ngừa mẫu bật ngược lại khi con lắc đập vào. Búa được cài chốt vào con lắc và kích thước bán kính mũi búa là 8mm (ASTM E23) hoặc 2mm (BS, DIN, JIS, EN, và ISO).
Bộ kẹp trung tâm mẫu tuỳ chọn đảm bảo độ chính xác trong quá trình cặp mẫu Charpy đặc biệt là những mẫu tuân theo điều kiện nhiệt độ trước khi đo.
Kiểu Izod - Búa Izod được gắn vào con lắc. Mẫu được gá vào khe hở của bộ phận cặp đảm bảo mâu thẳng đứng ở độ cao phù hợp thông qua cờ lê nới lỏng hoặc vặn chặt mẫu vào bộ phận cặp.
Kiểu xung lượng (Tension Impact) - Mẫu được gá vào bộ phận cặp ở đầu con lắc. Lực đập cung cấp cho mẫu ngay khi thanh giữ mẫu đập vào đe. Phương pháp này cho phép năng lượng va đập phân bố đều trên mặt cắt ngang của mẫu thử.
Thiết bị đạt tiêu chuẩn được các đơn vị quốc tế cấp chứng nhận: A2LA, UKAS (ilac-MRA) và có áp dụng tiêu chuẩn lắp đặt và kiểm tra theo chuẩn NIST.