Mô tả sản phẩm: Tai nghe Xiaomi Mi Headphone
Tai nghe Xiaomi Mi Headphone cách âm tốt, ôm tai
Xiaomi là cái tên quá quen thuộc với những mẫu điện thoại bán chạy bằng với iPhone trên thị trường Trung Quốc. Dù vậy, vài năm trở lại đây, trong giới đam mê âm thanh thì cái tên này được nổi lên nhờ chiếc in-ear Xiaomi Piston 2.0 có chất lượng âm thanh tốt lại còn đẹp và rẻ so với mức giá của nó.
Xiaomi Mi Headphone nhanh chóng chiếm được tình cảm của người dùng nhờ vào thiết kế tinh tế và đẹp cùng chất lượng âm thanh tốt . Khi nghe bạn sẽ thấy không bị lẫn các tạp âm bên ngoài, rõ đến từng âm bass của nhạc cho bạn những giờ phút thư giãn thú vị.
Ưu điểm:
+ Thiết kế đẹp, chắc chắn.
+ Cung cấp đủ tiện nghi cho người dùng với nhiều phụ kiện đi kèm
+ Chất âm đa năng, dễ nghe, thích hợp với nhiều thể loại nhạc.
+ Dù đeo lâu cũng gây cảm giác đau tai và ù tai
Nhược điểm:
- Cách âm không được tốt lắm chỉ ở mức độ trung bình.
- Chất âm cần được hoàn thiện hơn.
Xiaomi không chỉ được mệnh danh là “quả táo khuyết” của Trung Quốc với những chiếc điện thoại bán chạy ngang với iPhone tại thị trường này. Mà mấy năm trở lại đây, Xiaomi còn lấn sân sang cả sân chơi của các đồ âm thanh như chiếc in-ear Xiaomi Piston 2.0 vừa rẻ, vừa đẹp lại có chất âm ấn tượng so với mức giá. Và mới đây, chiếc tại nghe Xiaomi Mi đã khiến nhiều tín đồ yêu thích phải thốt lên sự thích thú bởi chất lượng âm thanh cực tốt và có thiết kế đpẹ mắt, trẻ trung.
Từ trước tới nay, Xiaomi chỉ tập trung vào phân khúc tai in-ear giá rẻ, Mi Headphone là tai nghe chụp đầu tiên của hãng. Các sản phẩm của Xiaomi luôn được chăm chút cẩn thận tới từng chi tiết từ vỏ hộp tới phụ kiện đi kèm. Liệu Mi Headphone có giữ được truyền thống của hãng và tạo nên sự chú ý như chiếc tai nghe Piston 2.0?
Thiết kế của Xiaomi Mi
Xiaomi Mi Headphone được chứa trong chiếc hộp khá to so với kích thước thật của tai nghe. Bên trong hộp gồm một túi lớn đựng tai nghe và 3 cái hộp nhỏ khác. Khi mở chiếc hộp đầu tiên của Mi Headphone. Bạn sẽ thấy hai miếng đệm tai nghe khác với hình quảng cáo. Rõ ràng, hai chiếc đệm tai này to gấp đôi so với đệm được gắn sẵn trên tai, to bằng đệm của loại tai nghe chùm đầu. Xiaomi có chủ ý muốn biến Mi Headphone thành một chiếc tai nghe đa năng, chỉ một vài thao tác đơn giản bạn có thể biến đổi kiểu dáng của tai từ on-ear (loại tai với đệm tai bé đè lên vành tai khi đeo) thành full-size (tai nghe chùm đầu ôm trọn tai).
Việc thay đổi giữa hai loại đệm không chỉ đơn thuần là thay đổi ngoại hình của tai nghe, nó còn làm chất âm Mi Headphone biến đổi một cách đáng kể.
Tiếp theo đến hộp nhỏ nằm ở phía dưới chứa chiếc túi làm bằng vải dày. Bạn có thể nhét gọn Mi Headphone trong chiếc túi này và bỏ vào balô mang đi khắp nơi. Chiếc hộp bên sườn lại đem đến một bất ngờ khác: thêm một cặp đệm tai làm bằng nhung. Xiaomi cho mang đến bạn khi mua đi kèm sản phẩm với 3 cặp đệm tai. Đối với những người hay ra mồ hôi, thì đệm nhung sẽ là lựa chọn tốt hơn bởi nó thoáng hơn đệm da.
Còn Mi Headphone được đựng trong chiếc hộp cứng bọc da khác, như vậy bạn vừa có túi, vừa có hộp để đựng tai nghe. Phía bên trong là một ngăn phụ với 3 phụ kiện khác: dây tai nghe, đầu chuyển jack cắm từ 3.5mm sang 6.5mm (chủ yếu dùng cho ampli), một chiếc jack cắm để sử dụng với hệ thống giải trí trên máy bay và … một chiếc túi chống ẩm.
Thiết kế phần củ tai của Mi Headphone khá giống với tai nghe của Grado (một nhà sản xuất tai nghe lâu đời của Mỹ) khi nhìn thoáng qua. Chỉ có điều, những mẫu tai nghe làm bằng kim loại của Grado có chi phí lên tới 250USD, gấp ba lần giá của Mi Headphone. Phần củ tai nghe được làm hoàn toàn bằng nhôm màu vàng sáng bóng không gỉ trông rất sang trọng. Hai bên là phần lưới thoát âm cũng được gia công tỉ mỉ bằng nhôm cao cấp.
Vành tai nghe bọc da dày và tương đối mềm, cảm giác khi chạm vào khá giống với các tai nghe cao cấp bọc da khác của Sennheiser. Phần lõi bên trong khi kéo ra cũng được làm bằng kim loại cứng cáp và có tính đàn hồi cao.
Khi bạn tháo lớp đệm tai ra sẽ thấy bên trong là màng loa 50mm làm bằng Beryllium của Mi Headphone, lớn hơn 25% so với các tai nghe thông thường. Hai chiếc đệm làm bằng da dai và dày. Trên đệm có những lỗ thoát khí nhỏ li ti để giúp người dùng không bị bí khi đeo lâu.
Dây và gọng của tai nghe Xiaomi Mi
Dây tai nghe có cấu tạo khá giống với dây của Xiaomi Piston 2.0 với một nửa dây được bọc vải. Điểm mạnh của Mi Headphone là chiếc lò xo gắn ở phần jack giúp hạn chế tối đa vấn đề đứt dây ngầm, tính năng này thường chỉ được tìm thấy trên những tai nghe cao cấp. Dây tai nghe được làm bằng sợi Kevlar chống rối và khả năng đàn hồi cao. Phần mic được hỗ trợ bởi hãng Knowles đem lại trải nhiệm tốt khi nghe gọi trên tai nghe.
Gọng tai nghe của Xiaomi tuy rất cứng cáp nhưng lại cho cảm giác nhẹ khi đeo do tai nghe không ép quá chặt vào đầu. Nhìn chung, đây là tai nghe có thiết kế tốt, nhiều phụ kiện đi kèm tai nghe.
Chất lượng âm thanh
Chất âm của Tai nghe Xiaomi Mi không được như độ hoàn thiện trong thiết kế nhưng cũng đủ để thỏa mãn nhu cầu nghe nhạc, chơi game và xem phim hằng ngày. Xiaomi Mi Headphone có chất âm dễ nghe, nhấn nhá ở dải âm trầm và âm cao. Âm bass của tai nghe không phải là thứ bass vồ vập, tràn lan như họ nhà Beats. Bass của Mi Headphone đủ độ nảy, độ sâu và tốc độ đánh. Nhìn chung âm bass của Xiaomi không quá bạo lực, "giật gân" như Koss Porta Pro nhưng cũng không quá "hiền" như AKG K420.
Khi đổi sang cặp đệm tai nghe to hơn, âm bass của Xiaomi Mi thay đổi khá nhiều. Cụ thể, lượng bass được giảm xuống đáng kể. Đây là âm bass thường thấy trong các tai nghe phòng thu.
Dải âm mid (âm trung) của tai được Xiaomi giảm xuống so với hai dải âm thanh còn lại. Mục đích của việc tinh chỉnh âm này giúp cho người dùng có thể sử dụng tai nghe trong thời gian dài mà không cảm thấy mệt mỏi, bởi theo các nghiên cứu khoa học, các dải tần nằm ở tần số từ 250Hz tới 8000kHz sẽ ảnh hưởng tới thính giác nếu con người nghe những âm thanh nằm trong dải âm này ở mức âm lượng lớn. Với đặc tính này của âm trung, bạn sẽ có cảm giác giọng hát ca sĩ, cũng như các nhạc cụ được đẩy ra xa hơn khi nghe nhạc với Mi Headphone.
Mid: giọng vocal từ nam trầm cho đến nam cao em headphone này tái tạo rất sống động và chân thực, những bản acoustic được ghi âm trực tiếp tại các quán cafe cảm giác rất chân thực, âm hình tái hiện chân thực. Độ chi tiết cao nhất là khoản tách bạch riêng các dụng cụ âm nhạc lẫn tiếng vỗ tay của khán giả. Chuyển sang album acapella những điều kể trên lại càng thấy rõ rệt luôn. Bass: điều này mình thấy Mi headphone hơi có phần yếu, bass không đủ mạnh và không đủ sâu, được mỗi cái tốc độ bass khá nhanh. Treb: những tiếng leng keng, tiếng bật từ miệng những bản beatbox rất rõ và cao. Không quá chói tai mà nhẹ nhàng rất thích.
Âm cao của tai nghe cũng được tăng cường một chút giống như bass. Với Xiaomi Mi Headphone, bạn có thể nghe được những chi tiết dù là nhỏ nhất trong bản nhạc như những nốt cao của tiếng đàn guitar điện, tiếng đập leng keng của các nhạc cụ làm bằng kim loại. Âm tép (treb) góp phần làm cho tổng thể âm của tai nghe thoáng đãng, dễ chịu hơn, không tạo cảm giác chói tai khi nghe ở mức âm lượng lớn.
Khi bạn chuyển đệm tai của Mi Headphone sang đệm dành cho tai nghe chụp, chất âm của tai thay đổi hoàn toàn. Giọng ca trong vắt của Susan Boyle trong "I Dreamed A Dream" được Mi Headphone cùng với đệm fullsize tái hiện trong trẻo, truyền cảm. Không gian âm nhạc cũng như độ chi tiết của các nhạc cụ được thể hiện chi tiết hơn với đệm fullsize.
Cuối cùng với sự tiện dụng của việc thay thế đệm, Xiaomi Mi Headphone có thể chơi nhiều loại nhạc. Đệm tai kiểu dáng on-ear thích hợp với nhạc Pop, Rock, Dance và EDM hiện đại. Đệm tai chụp thích hợp với các thể loại đòi hỏi kỹ thuật xử lý âm thanh tốt như Instrumental, Vocal và Classical. Kết hợp với chất lượng thiết kế và gia công tốt, cẩn thận và tỉ mỉ Xiaomi Mi Headphone được đánh giá là phù hợp với tầm giá của nó.