Mô tả sản phẩm: Panasonic TC-P50ST60 (50-inch, Full HD, Smart 3D Plasma TV)
Điểm mạnh: Panasonic TC-PST60 có mức phải phải chăng, chất lượng hình ảnh cực tốt với chiều sâu màu đen, hiệu ứng chi tiết bóng tốt, màu sắc chính xác, khả năng chống chói, góc nhìn hẹp ưu việt cùng màn hình đồng nhất cao; kiểu dáng đẹp với điểm nhấn kim loại, cung cấp nhiều nội dung Smart TV và còn có 2 cặp kính 3D đi kèm.
Điểm yếu: Chất lượng hình ảnh 3D kém hơn so với các đối thủ cạnh tranh, không có khả năng chống chói tốt bằng một vài mẫu LCD, tiêu tốn năng lượng nhiều hơn TV LCD và tín hiệu đầu vào bị chậm đáng kể.
Tổng kết: mức giá tầm trung cùng chất lượng nổi bật giúp Panasonic TC-PST60 trở thành chiếc TV hết sức ấn tượng.
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên chiếc TC-P55ST60 55 inch, nhưng bài đánh giá này áp dụng cho tất cả những phiên bản khác cỡ màn hình cùng phiên bản.
Thiết kế
Panasonic đã tập trung hơn vào hình dáng bên ngoài với cái mà họ gọi là “thiết kế kính và kim loại”. Trong khi cảm giác kim loại của TV không ấn tượng như trên những chiếc Smartphone, viền crôm của ST60 mang lại cảm giác cao cấp hơn nhiều so với thủy tinh trong suốt như ST50 năm ngoái.
Khung TV đen nhẵn bóng có chiều rộng giống như năm ngoái, và độ dày thì mỏng hơn một chút với 2 inch. Kích thước mảnh dẽ cho phép ST60 có ngoại hình của một chiếc LCD hiện đại. Trụ đứng màu đen, không có khả năng xoay.
Điều khiển từ xa của ST60 là một bước lùi so với UT50 khi không có đèn bàn phím. Bàn phím được bố trí rõ ràng và tách biệt. Nút App, Home và các bộ phím Smart TV quá nổi bật trong khi phím Menu lại nhỏ.
TV có 2 hệ thống menu tách biệt- một dành cho Smart TV, chế độ còn lại, truy cập thông qua phím Menu, với những thiếp lập TV nhàm chán cùng tùy chọn mạng- và không có cách nào để chuyển giữa 2 menu. Tôi nghĩ rằng biểu tượng Setting màu xanh trong trang chủ Smart TV sẽ kết nối với thiết lập TV, tuy nhiên thay vào đó nó lại đưa tôi vào phần trang cấu hình của chính Smart TV. Có thể nói thiết lập menu của Panasonic 2013 đã được cải thiện nhiều so với năm ngoài, điều hướng dễ dàng hơn cùng thiết kế bắt mắt.
Tính năng
Smart TV: Giao diện mới của Panasonic khá ổn. Giống như năm ngoái, vẫn có nhiều “trang” có sẵn, biểu diễn đầy đủ các kết nối đầu vào trong một cửa sổ hình chữa nhật cùng một mạng lưới các ứng dụng. Bạn có thể đặt bất kì ứng dụng nào vào đó, một thay đổi đáng hoan nghênh đối với giao diện. Panasonic cung cấp 3 phông cho các trang mới thiết lập, tùy chọn riêng background (bao gồm cả ảnh của bạn), và khả năng đặt tên cho trang mới, chẳng hạn khi các thành viên trong gia đình muốn có trang riêng.
Cũng có một số điểm chưa tốt lắm. Đối với những người đã quen quệt trái hoặc phải trên một chiếc Smartphone để truy cập vào các trang ứng dụng khác nhau, phương thức của Panasonic khá rườm rà; bạn phải bấm phím Home một lần nữa để chuyển đổi giữa các trang. Ngược lại, bấm nút “Return” lại không thể thoát một ứng dụng hoàn toàn, và cần phải điều hướng thêm một bước nữa. Ngoài ra, bạn không thể thay đổi hoặc xóa các trang Lifestyle và Info mặc định, mặc dù có thể đổi tên.
Các ứng dụng từ năm 2012 vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên không nhiều ứng dụng có giá trị được tăng thêm. Nhấn nút App và bạn sẽ được đưa vào một trang với hàng loạt các hình thu nhỏ của những ứng dụng được cài đặt sẵn, chẳng hạn như YouTube, Netflix và một ứng dụng hỗ trợ sản phẩm, cũng như một vài tiến ích như lịch, ứng dụng ghi nhớ và thời gian sự kiện.
Có một trình duyệt Web, tuy nhiên như thường lệ tệ hơn nhiều nếu phải so sánh với trình duyệt trên điện thoại mà nhất là laptop.
Thiết lập hình ảnh: Panasonic đang đưa các tùy chỉnh tiệm cận đến trình độ của những chiếc TV cao cấp khác. TV được tích hợp thêm một số tùy chỉnh hình ảnh nâng cao giống như mẫu máy VT50, vốn dẫn đầu vào năm 2012. Chúng bao gồm một dải màu xám 10 điểm, hệ thống gam màu 10 điểm cũng hệ thống quản lý màu sắc. Hãng cũng tiến hành thêm vào một chế độ hình ảnh “Home Theater” và tùy chọn “copy adjustment” cho phép bạn di chuyển các thiết lập hình ảnh từ đầu vào hoặc chế độ này đến đầu vào, chế độ khác.
Các tùy chỉnh khác bao gồm 3 mức chống rung, thiết lập 7 chế độ khung hình khác nhau, và một loạt các tùy chỉnh khá lạ mắt cho phép ngăn ngừa và khắc phục tình trạng lưu ảnh.
Kết nối: có 3 cổng HDMI, một đầu vào dành cho cả video composite và video component, 2 cổng USB tiêu chuẩn, một khe cắm thẻ nhớ SD. Nếu quan sát, bạn có thể thấy là không có cổng HDMI tương thích MHL, mặc dù có một cổng hỗ trợ ARC.
Chất lượng hình ảnh
Chất lượng hình ảnh của ST60 rất nổi bật, hoàn toàn ngang ngửa với những chiếc TV tốt nhất mà tôi từng đánh giá, với chiều sâu màu đen ưu việt, hiệu ứng bóng chi tiết, màu sắc chính xác và khả năng xử lý video cực tốt. Khả năng chống chói cũng khá tốt, nhờ vào một bộ lọc chống phản chiếu.
Tuy nhiên, nếu phòng của bạn quá sáng thì tốt nhất nên chọn một chiếc LCD, còn nếu phòng có ánh sáng bình thường thì chiếc plasma này hoàn toàn đáp ứng được, ngoài ra nó còn có độ đồng nhất màn hình cao cũng như hình ảnh khi xem góc hẹp rất tốt. Nhược điểm lớn nhất là chất lượng hình ảnh 3D không tốt lắm, tuy nhiên tôi vẫn cho điểm chiếc TV này 9/10 về chất lượng hình ảnh.
Chiều sâu màu đen: ST60 cho chiều sâu màu đen tốt nhất trong số những TV plasma mà tôi từng thử nghiệm. Theo các phép đạc của tôi, chiếc TV này đánh bại tất cả những chiếc plasma của năm 2012, ngoại trừ VT50. Trong phòng tối, chỉ duy nhất chiếc Sony cho màu đen sâu hơn với hệ thống làm mờ cục bộ- tuy nhiên do hình ảnh của chiếc Sony bị vỡ và hỏng chi tiết bóng, nên nhìn chung chiếc ST60 vẫn tốt nhất.
Độ chính xác màu sắc: ST60 duy trì sự thống trị của Panasonic trong suốt năm 2012 ở hạng mục này. Điều này có được do khả năng điều chỉnh ưu việt trong suốt quá trình hiệu chỉnh: hệ thống quản lý màu sắc mới khắc phục rất hiệu quả màu sắc hơi nhạt ở chế độ Cinema, giúp màu sắc trở nên tự nhiên và đậm đà, gần như ngang ngửa với chiếc VT50.
Xử lý video: cả 2 chế độ 60Hz và 96Hz đều có khả năng trình chiếu 1080p/24fps ổn định. Giốn như VT50, tôi nhận thấy một số nhấp nháy nhẹ ở các vùng sáng, ví dụ cảnh đám mây bay qua Brooklyn trong bộ phim “I am Legend” (24:49)
Như thường lệ, hiệu quả chống rung của Motion Smoother rất dễ dàng nhận thấy, mặc dù một số người xem có thể thực sự muốn hiệu ứng phim kịch. Cả độ mượt mà llỗi đều tăng lên khi tôi thay đổi thiết lập từ Weak đến Mid và Strong.
Khác với ST50 năm ngoái và S60 năm nay, ST60 vượt qua cuộc kiểm tra mất độ phân giải phim ở thiết lập Auto mặc định; không cần phải điều chỉnh On.
Chống chói: dưới ánh sáng mạnh, ST60 vẫn có khả năng trình chiếu tốt, nhờ bộ lọc màn hình được nâng cấp. Chiếc TV duy trì tốt chiều sâu màu đen gần như chiếc VT50 và tốt hơn một chút so với ST50, và ngang bằng với Samsung E6500.
Bộ lọc màn hình của Panasonic giống như một chiếc rèm vô hình ngăn cản ánh sáng đến từ phía trước. So sánh với S60, bộ lọc của ST60 khiến hình ảnh mờ hơn khi nhìn từ những góc hẹp theo chiều dọc. Trong thực tế, khác biệt này chỉ có thể nhận ra từ những góc tương đương với việc đặt TV trên sàn nhà. Như thường lệ đối với một chiếc plasma, góc nhìn hẹp theo phương ngang, vốn quan trọng hơn nhiều so với góc nhìn dọc đối với một phòng khách điển hình, trông cơ bản là hoàn hảo, vượt trội hoàn toàn so với những chiếc LCD.
So với nhiều chiếc LCD, ST60 xuất ánh sáng tối đa có phần hạn chế. Ở thiết lập hình ảnh sáng nhất, ST60 và ST50 cho độ sáng tương ứng 56 và 61fL, trong khi đó chiếc Sony và Panasonic LCD đạt 99 và 76fL. Nếu có một căn phòng quá sáng, hoặc đơn giản chỉ thích xem hình ảnh sáng hơn, bạn nên chọn một chiếc LCD thay thế.
Chất lượng âm thanh: chất lượng âm thanh của ST60 khá ổn đối với một chiếc TV nhưng không ngoạn mục. Âm nhạc nghe có vẻ hơi một chút lộn xộn, âm bass hơi méo mó một chút so với ST50. Phim ảnh thì có phần hài lòng hơn một chút, các đoạn hội thoại của nhân vật khá rõ ràng, các hiệu ứng vụ nổ với chi tiết kính vỡ rất chân thực.
3D: hình ảnh 3D sẽ gây cho bạn một sự thất vọng khá lớn so với hình ảnh 2D.
Trong năm nay, Panasonuc cho ra mắt 3 chế độ tần số quét 3D mới bao gồm 96, 100 và 120Hz trong menu 3D. Mặc dù được mô tả là có khả năng chống nhấp nháy từ ánh đèn huỳnh quang, vẫn có một lượng nhiễu tương đối lớn. Đó là nỗi ám ảnh của TV 3D, đặc biệt những TV sử dụng công nghệ 3D chủ động, khi xuất hiện những hình ảnh nhân đôi như bóng ma.Hiện tượng này đặc biệt thấy rõ ở chế độ 96Hz.
Chọn thiết lập 100Hz và 120Hz thậm chí còn khiến tình trạng tồi tệ hơn.
Hình ảnh 3D của ST60 tệ hơn so với VT59 và ST50, đặc biệt ở những cảnh nhanh. Trong chế độ Cinema mặc định, màu sắc và chi tiết bóng của ST60 khá ổn, và chiều sâu màu đen có phần tốt hơn so với những chiếc plasma khác mặc dù độ sáng là tương đương. Tuy nhiên hình ảnh của ST60 lại bị ngả xanh một chút, do đó nhìn chung là VT50 cho màu sắc tốt hơn. Lưu ý rằng tôi chưa hiệu chỉnh cho 3D, do đó có thể hình ảnh sẽ có thể cải thiện thêm một chút nếu bạn tiến hành hiệu chỉnh lại.
Kính 3D kèm theo năm nay không tốt bằng mẫyu TY-ER3D4MU năm 2012, với khả năng chống ánh sáng bên ngoài kém hơn. Tuy nhiên nhìn chung chúng vẫn tốt hơn so với những chiếc kính 20$ của Samsung. Và tôi không thấy sự khác biệt chất lượng hình ảnh nào rõ rệt giữa những chiếc kính này.
Tiêu thụ năng lượng: Chiếc 55ST60 ngốn điện đáng kể hơn nhiều so với những chiếc LCD cùng kích cỡ, và hầu như ngang bằng so với mẫu 2012 sau khi hiệu chỉnh. Chế độ Standard mặc định tốn năng lượng nhiều hơn một chút so với năm ngoái, mặc dù hình ảnh có phần sáng. Đây có vẻ là tin tốt bởi chế độ Standard trước đây cho hình ảnh khá mờ.