Mô tả sản phẩm: Sony Cyber-shot DSC-QX10
Những điểm độc nhất vô nhị của Sony Cyber-shot DSC-QX10
Mới đây, Sony đã giới thiệu loạt máy ảnh point-and-shoot hoàn toàn mới của mình. Cyber-shot QX10 và đàn anh lớn hơn là chiếc QX100 là những chiếc máy ảnh thực thụ nhưng được lược bỏ đi phần màn hình. Thay vào đó, thiết bị có thể kiểm soát khung hình, xem ảnh, thiết lập cài đặt và thậm chí là lưu trữ trên một thiết bị khác: chiếc smartphone. Được biết đến nhiều hơn với vai trò “ống kính máy ảnh” cho smartphone, QX100/QX10 kết nối trực tiếp đến điện thoại thông qua ứng dụng PlayMemories thông qua Wi-Fi. Những lợi ích mà thiết bị này mang lại là một chiếc máy ảnh nhỏ gọn, giảm chi phí, nhưng chất lượng vượt trội so với các smartphone. Có thể lấy ví dụ về điều này: chiếc máy ảnh cao cấp Sony RX100 Mark II được bán với giá 750$ còn chiếc “ống kính” QX100 với các thành phần quang học và cảm biến tương tự được bán với giá 500$. Model QX10 đáp ứng nhu cầu ở mức vừa phải với mức giá dễ chịu hơn là 250$. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào đánh giá QX10.
Thiết kế và phần cứng của Sony Cyber-shot DSC-QX10
Về mặt ngoại hình, cả hai chiếc máy ảnh này có kiểu dáng tương tự nhau mặc dù QX100 lớn lơn QX10 mặc dù dải tiêu cự của QX10 lớn hơn. Lý giải về vấn đề này là do QX100 được trang bị cảm biến 20-megapixel, kích thước tới 1-inch và ống kính Carl Zeiss 3,6x f/1.8 – 4.9 trong khi đó QX10 chỉ được trang bị cảm biến 18.9-megapixel, kích thước 1/2.3-inch. Những thông số trên bạn sẽ dễ dàng bắt gặp khi tìm hiểu về một chiếc máy ảnh point-and-shoot bất kỳ nhưng khi đặt lên bàn cân với một chiếc smartphone thì nó thể hiện những ưu thế vượt trội. Ống kính G zoom quang 10x f/3.5 – 5.9 chưa từng xuất hiện trên chiếc smartphone nào thậm chí Galaxy S4 Zoom cũng chỉ là ngoại lệ. Thực tế, đây chính là câu trả lời của Sony về sai lầm mà Samsung gặp phải: vừa đảm bảo chất lượng quang học nhưng vẫn giữ nguyên thiết kế của một chiếc smartphone thay vì “ép” người dùng chuyển sang một chiếc điện thoại “xấu xí”. Đương nhiên chúng ta cũng không quên những gì Sony đã đạt được với các thiết bị chụp hình của mình, đây cũng là lợi thế để hãng lấy được niềm tin của người tiêu dùng cho một sản phẩm mới.
Sony Cyber-shot DSC-QX10
Khi mở hộp bạn sẽ có một sách hướng dẫn sử dụng, ống kính và một grip có thể tháo rời khi dùng để gắn lên smartphone, dây đeo cổ tay, pin NP-BN cho phép chụp tới 200 bức ảnh và một cáp micro-USB dùng để sạc cũng như chuyển dữ liệu ra máy tính. Dường như những phụ kiện trên khá đầy đủ nếu như người dùng không phải bỏ thêm tiền để mua thẻ microSD để bắt đầu sử dụng. Máy ảnh dày 3,81 cm khi gắn lên smartphone và 2,86 cm khi chưa gắn lên. Bắt đầu sử dụng, bạn kết nối ống kính với grip gắn lên smartphone. Phần grip này bao gồm một thanh trượt kẹp lấy bất kỳ chiếc điện thoại với kích thước nào thậm chí cả chiếc tablet Galaxy Note II. Các kỹ sư của Sony cũng đã thiết kế các miếng đệm cao su nơi tiếp xúc trực tiếp lên cạnh điện thoại nhằm đảm bảo không gây trây xước khi kết nối và tháo rời ống kính.
Ống kính có thể tháo dời và gắn lên Smartphone
Trong thử nghiệm của phóng viên, với cả 2 thiết bị Galaxy Note II và Moto X thì QX10 đều phù hợp với cả 2 mặc dù với thiết kế ngắn hơn của Moto X nên khi gắn lên khối lượng của ống kính vượt cả khối lượng điện thoại khiến bạn sẽ phải lưu ý một chút khi cầm. Cũng thử nghiệm với chiếc iPhone 4, ta sẽ cần phải gắn chặt hơn một chút cho iPhone 4 còn nhỏ hơn Moto X và lời khuyên là bạn không nên dùng QX10 trên một thiết bị có màn hình lớn hơn. Đương nhiên bạn cũng có thể dùng QX10 mà không cần sự hỗ trợ bất kỳ nào từ smartphone mặc dù bạn sẽ mất đi những thiết lập hay quan trọng nhất là một màn hình. Trên thân thiết bị có 3 phím điều khiển là phím nguồn, cần gạt zoom và phím chụp hình. Ngoài những thiết lập trên, các tùy chỉnh khác có thể thiết lập và xử lý trực tiếp trên ứng dụng PlayMemories Mobile của Sony mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo.
Phần mềm của Sony Cyber-shot DSC-QX10
Bạn sẽ dành gần như tất cả thời gian điểu khiển QX10 thông qua PlayMemories trên một máy Android hay iOS. Vì vậy khả năng kiểm soát ứng dụng cũng như các tính năng mà Sony trang bị sẽ quyết định nhiều đến chất lượng ảnh bạn nhận được. Tuy có một độ trễ nhất định khi xem xét tỉ mỉ nhưng tổng thể kết nối giữa QX10 và smartphone làm việc tốt. Trong lần đầu tiên kết nối QX10 với smartphone chúng ta sẽ kết nối mạng Wi-Fi ad-hoc như việc dùng điện thoại vào mạng Wi-Fi truy cập mạng. Tên mạng (SSID) và mật khẩu được ghi dưới nắp pin. Ngoài ra nếu thiết bị Android của bạn có hỗ trợ NFC (hiện chưa có thiết bị iOS nào hỗ trợ) thì bạn có thể tải ứng dụng từ Google Play và giảm lược các bước kết nối. Sau khi cài đặt xong, chúng ta đã sẵn sàng cho những trải nghiệm tiếp theo.
Xem hình ảnh thu nhận từ ống kính trên điện thoại dễ dàng
Khi bạn đã kết nối, chúng ta có thể xem trước mỗi bức hình mà ống kính thu nhận được thông qua màn hình điện thoại của mình. Các thiết lập tiêu chuẩn bao gồm khung ngắm, chế độ hiện hành, độ phân giải, tùy chọn chế độ và phím zoom. Thật tiếc là Sony không cho phép xem dung lượng pin của QX10 trên màn hình này nhưng bù lại bạn có thể xem ở một biểu tượng nhỏ bên cạnh thân ống. Có 3 chế độ chụp ảnh để bạn lựa chọn. Intelligent Auto (Tự động thông minh) là chế độ chụp tự động nhanh; Superior Auto là chế độ chụp ảnh theo ngữ cảnh chẳng hạn như chế độ được thiết lập sẵn và tối ưu cho chụp lúc chạng vạng là Handheld Twillight và chế độ cuối cùng là Program cho phép thiết lập bù phơi sáng và cân bằng trắng. Các thiết lập khác bao gồm bật/tắt âm chụp ảnh, chọn tỉ lệ và độ phân giải ảnh. QX10 giống như một máy ảnh point-and-shot với các tính năng Sony từng trang bị trên dòng Cyber-shot của mình.
Khi kết nối máy ảnh và sử dụng ứng dụng với smartphone, các hình ảnh chụp sẽ được mặc định tự động lưu vào điện thoại bên cạnh tùy chọn lưu vào thẻ microSD trên QX10. Nếu không thay đổi gì bạn có thể tải ảnh trực tiếp thông qua các tiện ích đám mây bao gồm cả việc chia sẻ ảnh lên Facebook, Instagram hay Twitter. Chưa có bất kỳ ứng dụng thứ 3 nào có thể dùng để chụp ảnh với QX10 ngoài ứng dụng của hãng nhưng việc dễ dàng chia sẻ và sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh trên smartphone cũng khá thuận tiện. Sony đang phát hành các API (Application Programming Interface - giao diện lập trình ứng dụng) ở bản beta nên trong tương lai ngắn chúng ta sẽ có thêm rất nhiều tùy chọn hay để quản lý QX10 thông qua ứng dụng bên thứ 3.
Hiệu suất và tuổi thọ pin
Đối với một chiếc máy ảnh, hiệu suất chúng ta quan tâm chính là thời gian khởi động. QX10 có thể khởi động và thực hiện nhanh nhưng để tăng các thiết lập thì việc kết nối với smartphone là không thể thiếu. Như vậy việc khởi động QX10 còn phụ thuộc vào cả thời gian kết nối giữa 2 thiết bị. Sẽ mất ít nhất 5 giây, thậm chí là hơn thế để bạn bắt đầu việc chụp hình. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi cơ hội chớp lấy những khoảnh khăc đẹp. Có 1 cách khác khắc phục điểm này là để cho 2 thiết bị luôn kết nối với nhau, đương nhiên rồi lúc này vấn đề còn lại của bạn là thời lượng pin. Khi đã kết nối 2 thiết bị với nhau, độ trễ là không đáng kể. Tuy nhiên đối với các phóng viên ảnh hay người dùng khó tính, việc nắm bắt một khoảng khắc thông qua việc chạm lên màn hình cảm ứng là điều quá tệ hại so với dùng phím cứng. Chưa kể đến tốc độ thực thi và sao chép ảnh từ QX10 vào smartphone nên việc chụp một vật thể di chuyển là tương đối khó khăn. Đương nhiên chẳng người dùng nào chứ không nói gì một nhiếp ảnh gia thể thao lựa chọn QX10 cho công việc của mình. Những phần còn lại QX10 làm việc khá tốt.
Về thời lượng pin, thử nghiệp cho thấy có thể chụp 140 bức hình và quay video 720p hơn 3 phút với một lần sạc pin. Bạn không thể theo dõi dụng lượng còn lại trực tiếp trên màn hình smartphone mà phải kiểm tra thông qua một biểu tượng nhỏ bên cạnh ống kính. Nếu có dự định chụp cả ngày, việc mang thêm bộ sạc hay pin dự phòng sẽ là cần thiết. Việc dùng chuẩn microUSB như các smartphone trên thị trường khiến việc sạc QX10 cũng không còn là vấn đề đáng nói. Về phía smartphone, thiết bị của bạn sẽ tiêu tốn điện năng tương đối bởi màn hình sẽ gần như sáng liên tục trong suốt quá trình bạn chụp hình. Bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý cho điều này.
Chất lượng ảnh
Nhiều bức ảnh đã hơi thiếu sáng và thông thường lời khuyên cho bạn là nên điều chỉnh bù sáng EV để hình ảnh ra tươi sáng hơn. Để làm điều này bạn buộc phải chuyển sang chế độ Program trên QX10. Nếu muốn tận dụng các tính năng chụp hình tự động là Intelligent Auto hay Superior Auto bạn sẽ phải từ bỏ tùy chọn bù phơi sáng. Điều đáng tiếc nhất phải kể đến là chẳng có cách nào để kiểm soát khẩu độ, tốc độ của QX10. Khi xem xét đến chất lượng ảnh, màu sắc được tái tạo khá tốt, độ bão hòa màu cao tuy một số trường hợp màu đỏ và màu xanh hơi gắt. Cân bằng trắng cũng khá ổn dù trong những điều kiện ánh sáng phức tạp máy cũng chưa đưa ra được thiết lập tự động tối ưu nhất.
Chụp ảnh dễ dàng hơn
Một lợi ích khác trong thiết kế của QX10 là bạn có thể chụp ảnh mà không cần gắn chặt ống kính với điện thoại. Điều này có nghĩa bạn có thể giữ ống kính máy ảnh ở trên cao hoặc thật thấp, ở các góc độ mà không thể quan sát được qua kính ngắm nhưng hình ảnh sẽ truyền về smartphone. Ngoài ra ở chân đáy của QX10 có thiết kế để lắp vào các tripod thuận tiện cho việc chụp ảnh nhóm và chống rung.
Kết luận
Là một trong những dòng sản phẩm nổi bật của Sony, được tích hợp màn hình LCD, Cyber-shot QX10 thật sự là máy ảnh tuyệt vời. Không chỉ có khả năng hoạt động độc lập, QX10 còn lại phụ kiện đáng bổ sung nhất cho bất kỳ chiếc smartphone nào. Mức giá 250$ được đánh giá là khá phù hợp với đại đa số người dùng còn chất ảnh nó mạng lại có thể sánh ngang các máy point-and-shot tầm giá 500 $.