Mô tả sản phẩm: Sony Cybershot DSC-HX300
![](/upload_images/Image/anh/Sony CyberShot DSC HX300 1.jpg)
Điểm mạnh: Sony Cybershot DSC-HX300 sử dụng ống kính zoom 50x có khả năng cân bằng hình ảnh tốt, chất lượng ảnh chụp tuyệt vời, và số lượng tùy chọn chụp lớn dành cho mọi đối tượng người chụp ảnh.
Điểm yếu: Cảm biến 20 megapixel của HX300 không cho chất lượng ảnh tốt hợp những đối thủ, đồng thời nó cũng không có một số tính năng như định vị GPS, kết nối WiFi, và chỉ có thể chụp ảnh JPEG chứ không thể chụp ảnh RAW.
Video giới thiệu máy ảnh:
Đối với nhiều người, điều duy nhất khiến một chiếc máy ảnh "ngắm chụp" tốt hơn một chiếc smartphone là khả năng chụp ảnh với một ống kính zoom, độ zoom càng xa thì càng tốt. Đây chính là thế mạnh của Sony Cybershot HX300 nhờ được trang bị một ống kính zoom 50x f2.8-6.3 24-1200mm. Khoảng cách zoom twong đương với Canon PowerShot SX50 HS và Fujifilm FinePix SL1000, nhưng khẩu độ của máy ảnh Sony rộng hơn nên có khả năng thu nhận ánh sáng tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng.
Đây là một ống kính mới của Sony, với tính năng tự động lấy nét được cải tiến để chụp ảnh tốt hơn khi zoom xa, và khả năng cân bằng ảnh quang học được nâng cấp nhờ sử dụng một cụm ống kính thứ hai có tốc độ điều chỉnh nhanh để phản ứng lại trước những chuyển động nhỏ nhất.
Tính năng cân bằng ảnh quang học và tự động lấy nét hoạt động rất hiệu quả, nhanh chóng, ngay cả khi ống kính zoom ra xa nhất. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa bạn sẽ không cần tới chân máy trong mọi trường hợp bởi tốc độ chụp có thể chậm lại một chút.
Những đặc điểm còn lại của CyberShot HX300 không khác mấy so với phiên bản của năm ngoái, chiếc CyberShot HX200V. Nếu bạn muốn sở hữu nhiều tính năng cao cấp hơn với cùng mức zoom, Canon PowerShot SX50 HS sẽ là lựa chọn phù hợp.
Chất lượng ảnh chụp
Chất lượng ảnh chụp của Sony CyberShot DSC HX300 là rất tốt, mặt dù điều đó còn tùy thuộc vào quan điểm và mong đợi của từng người dùng. Nếu bạn cân nhắc mua chiếc máy này thay cho một chiếc DSLR độ phân giải cao thì sẽ cảm thấy thất vọng. Cảm biến 20 megapixel không đảm bảo chất lượng ảnh tốt và các bức ảnh chụp từ máy ảnh được xem ở kích thước đầy đủ không ấn tượng chút nào. Tuy nhiên khi có đủ ánh sáng thì ảnh sẽ ghi lại rất nhiều chi tiết đẹp.
Ở mức độ nhạy ISO dưới 400, các bức ảnh trông khá tốt khi in ở kích thước 10 x 13, vượt ngoài sự mong đợi của người dùng. Cắt và phóng to bức ảnh để thu được kích thước 8 x 10 cũng đều đem lại chất lượng tốt. Không chỉ thế, các bức ảnh còn có thể được xem trên một màn hình máy tính hoặc màn hình TV độ phân giải cao.
Khi tăng độ nhạy ISO lên trên 400, các vật thể hiển thị mịn hơn trông thấy, nhưng các bức ảnh vẫn có thể dùng được ở kích thước nhỏ khi tăng ISO lên tới 1600. Nếu bạn muốn có được các bức ảnh chụp thiếu sáng đẹp hơn của các vật thể tĩnh, chế độ chụp Handheld Twilight sẽ vẫn tạo ra những bức ảnh chụp ở ISO cao đẹp nhất mà tôi từng thấy trên một chiếc máy ảnh "ngắm chụp". Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng tôi chưa từng phải sử dụng đến 2 tùy chọn ISO cao nhất, bởi chúng tạo cho các bức ảnh cảm giác như thể được vẻ bởi một họa sĩ.
Cybershot DSC HX300 không phải là một chiếc DSLR bởi nó không thể chụp được ảnh RAW, nhưng đây sẽ là lựa chọn phù hợp cho một số người muốn sử dụng tính năng zoom xa cùng với nhiều tùy chọn tinh chỉnh kết quả hơn những chiếc máy ảnh ngắm chụp thông thường.
Một số bức ảnh chụp bằng Sony CyberShot DSC HX300:
Khả năng quay phim của DSC HX300 cũng tốt như tính năng chụp ảnh của nó. Khi có đủ ánh sáng, chất lượng hình ảnh của video đẹp và khá mượt nếu quay ở độ phân giải AVCHD tối đa và ở tốc độ 60 hình/giây. Có một số độ trễ rất nhỏ khi ghi hình những vật thế đang chuyển động hoặc ống kính bị rung lắc khi di chuyển máy ảnh, mặc dù một số chỉ rõ ràng khi xem lại ở kích thước màn hình lớn. Trong điều kiện thiếu sáng, các đoạn phim xuất hiện nhiễu sạn và trông mịn hơn, nhưng chất lượng vẫn rất tốt. Nếu sử dụng ống kính zoom, bạn sẽ nghe thấy âm thanh chuyển động của mô-tơ trong những khung hình yêu tĩnh. Chất lượng âm thanh nhìn chung là rất tốt.
Hiệu năng chụp ảnh
Nhìn chung, DSC HX300 là một máy ảnh hoạt động tương đối nhanh. Với chất lượng ảnh chụp của nó, hiệu năng chụp ảnh không thể đạt tương đương một chiếc DSLR được, nhưng đó là điều mà bạn mong đợi từ một thể loại máy ảnh này. Thời gian từ lúc ấn nút nguồn cho đến khi chụp một bức ảnh là khoảng 2,1 giây. Đây là một con số tương đối hợp lý bởi máy ảnh phải khởi động, kéo ống kính ra, lấy nét rồi chụp. Trong lúc dùng thử, tôi nhận thấy có độ trễ khi chụp, thời gian từ lúc ấn nút chụp cho đến khi chụp lại một bức ảnh là khoảng 0,2 giây trong điều kiện đủ sáng và 0,4 giây trong điều kiện thiếu sáng.
Độ trễ giữa 2 lần chụp ảnh tùy thuộc vào mức độ xử lý của máy ảnh, nhưng nhìn chung con số này là rất nhỏ. Chúng tôi ghi nhận được thời gian trễ nhỏ hơn 0,8 giây. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một chế độ chụp nào đó hoặc độ nhạy ISO cao cần thời gian xử lý lâu hơn thì độ trễ sẽ tăng lên một vài giây. Sử dụng đèn flash sẽ làm tăng thời gian trễ lên 3,8 giây.
Tính năng chụp ảnh liên tục cũng có vấn đề tương tự, mặc dù HX300 có thể chụp 10 bức ảnh trong một giây liền, nhưng khi chụp xong thì bạn phải đợi một chút để máy ảnh lưu lại các bức ảnh vừa chụp. Đồng thời cũng không có tùy chọn chụp ảnh liên tục với chế độ lấy nét tự động, nên độ nét và độ phơi sáng được đặt cố định từ bức ảnh đầu tiên.
Có một điều mà người dùng cần lưu ý là ống kính khi zoom ra xa sẽ không thể phản ứng nhanh được. Nên nếu bạn cố gắng theo dõi một vật thể đang chuyển động nhanh, thì tốc độ chụp sẽ chậm lại một chút.
Thiết kế và các tính năng
Ngoại trừ ống kính lớn thì thân máy của DSC HX300 không có sự thay đổi đáng kể nào so với HX200V, có nghĩa máy khá to và nặng, cho dù lớp vỏ làm bằng plastic. Phần lớn trọng lượng của máy là từ ống kính, nên nó sẽ không được cân bằng cho lắm. Dù sao thì nó vẫn có một thay nắm bên phải chắc chắn để bạn giữ ổn định máy ảnh.
Máy ảnh có một số nút điều chỉnh trực tiếp các thiết lập. Nó có một vòng điểu chỉnh zoom bao quanh miệng ống kính, rất hiệu quả khi điều chỉnh những mức zoom nhỏ và có thể sử dụng để điều chỉnh lấy nét chủ động. Bạn cũng sẽ tìm thấy một nút Custom nằm ở trên đỉnh, ngay bên cạnh nút chụp ảnh và vòng zoom, có thể được sử dụng để khóa mức độ phơi sáng, cân bằng trắng, đo sáng và Smile Shutter.
Bên cạnh nó là một nút Focus có thể thay đổi chế độ lấy nét tự động, hoặc nếu bạn điều chỉnh lấy nét chủ động thì nút bấm này để xem liệu vật thể đã được lấy nét chưa. Cuối cùng, có một nút xoay dọc nằm ở bên phải vị trí đặt ngón tay cái để thay đổi ISO, độ bù sáng, tốc độ chụp ảnh và khẩu độ. Bạn phải ấn lên nút xoay trước để lựa chọn thông số cần thay đổi.
Tuy vậy máy ảnh không hỗ trợ kết nối với đèn flash ngoài hoặc một đầu kết nối với microphone ngoài, đồng thời nó cũng không có tính năng kết nối WiFi, định vị GPS.
Màn hình LCD lớn và có độ sáng tốt, nên người dùng dễ nhìn thấy từng chi tiết, thế nhưng khi ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào thì màn hình vẫn sẽ bị lóa. Bạn có thể sử dụng hệ thống kính ngắm nhưng kích thước kính ngắm tương đối nhỏ. Sony đã đặt cảm biến khoảng cách ngay bên cạnh kính ngắm để máy ảnh chuyển từ màn hình LCD sang kính ngắm khi bạn ghét sát mắt vào đó. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nút bấm chuyển đổi Finder/LCD ở trên đỉnh máy.
Để chụp ảnh theo những góc khác nhau, bạn có thể kéo màn hình LCD ra và xoay lên xuống. Tuy hữu dụng như góc xoay vẫn còn tương đối hạn chế so với các máy ảnh cao cấp khác.
Với tất cả các khả năng của mình, DSC HX300 có thể rất khó sử dụng, nhất là khi bạn không quen với những máy ảnh "ngắm chụp" cao cấp hơn. Tuy nhiên, hệ thống menu rất dễ di chuyển và lựa chọn. Trừ khi bạn sử dụng một máy ảnh cảm biến Exmor R thì sẽ cần một chút thời gian để làm quen với việc sử dụng.
Thời lượng pin của HX300 đủ để chụp 300 ảnh cho mỗi lần sạc, nhưng khi bạn zoom càng xa, sử dụng tính năng quay phim, chụp liên tục hoặc sử dụng màn hình LCD thì thời lượng pin sẽ càng ngắn lại.
Nằm phía sau nắp đậy bằng nhựa ở cạnh trái có cổng kết nối microHDMI và microUSB. Cổng microUSB được gọi là một cổng kết nối đa dụng, có nghĩa nó có thể sử dụng với nhiều phụ kiện khác nhưu RM-VPR1.
Pin và vị trí thẻ nhớ nằm bên dưới đáy của máy ảnh. Nắp đập có chốt khóa không chặt cho lắm nên bạn phải cẩn thận khi để máy ảnh trong túi xách. Đầu giắc cắm tripod đủ xa nắp đậy để có thể tháo pin và thẻ nhớ mà không cần phải tháo tripod.
Các tùy chọn chụp ảnh của HX300 không có gì thay đổi so với HX200V, có nghĩa bạn sẽ có nhiều lựa chọn chụp ảnh tự động gồm: Đơn giản (Easy), Tự động thông minh (Intelligent Auto) và Siêu thông minh (Superior Auto). Chế độ Đơn giản (Easy) thực hiện tất cả các tùy chọn khác ngoại trừ thay đổi kích thước ảnh (to hoặc nhỏ) và phóng đại ký tự hiển thị trên màn hình. Chế độ Tự động thông minh (Intelligent Auto) lựa chọn trong số 33 loại khung hình và khởi động tác tính năng nhận diện khuôn mặt, tối ưu dải nhạy sáng và cân bằng ảnh.
Chế độ Siêu thông minh (Superior Auto) kết hợp Intelligent Auto với 3 tùy chọn bổ sung: Handhel Twilight, Anti Motion Blur, và Backlight Correction HDR. Những tùy chọn chụp bổ sung này cũng có thể được lựa chọn như một chế độ chụp riêng rẽ trong mục Scene, cùng với 13 tùy chọn khác như Soft Skin, Gourmet và Pet. Chú ý rằng những tùy chọn chụp ảnh này hoạt động bằng cách chụp nhanh một vài bức ảnh rồi xếp chúng lại để loại bỏ những đặc điểm như nhiễu sạn, hình ảnh mở. Tuy nhiên, vật thể phải thật tĩnh để chụp được các bức ảnh đẹp.
Nếu bạn muốn tự mình thay đổi những thiết lập trên máy ảnh thì có thể lựa chọn các chế độ Program, Aperture-priority, Shutter speed-priority và Manual để điều chỉnh thành phần khẩu độ và tốc độ chụp. Những mức khẩu độ khả dụng bao gồm f2.8, f3.2, f3.5, f4.0, f4.5, f5.0, f5.6, f6.3, f7.1 và f8.0; khi chụp gần thì có f6.3, f7.1; và khi chụp xa thì có f8.0. Tốc độ chụp ảnh có thể điều chỉnh quanh mức 1/4000 đến 30 giây. Đồng thời bạn có thể xem trực tiếp những thông số được điều chỉnh trên màn hình.
Chế độ Program sẽ tự xử lý thông số về tốc độ chụp và khẩu độ trong khi bạn thay đổi những thứ khác như hiển thị màu sắc, độ sắc nét, độ bão hòa màu và độ sắc nét. Nếu bạn muốn sử dụng lại một nhóm những thiết lập mà bạn thích thì chế độ Memory Recall cho phép bạn lưu trữ tới 3 nhóm tùy chọn liền.
Bên cạnh những chế độ chụp kia, bạn cũng có thể sử dụng 9 hiệu ứng đồ họa đẹp mắt như Toy, HDR Painting, Miniature, và Watercolor. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện những điều chỉnh nhỏ đối với độ tương phản, độ bão hòa, mức độ giảm nhiễu, độ sắc nét, cân bằng trắng, hoặc lựa chọn từ 5 chế độ màu sắc khác nhau.
Chế độ quay phim trên CyberShot DSC HX300 cũng thuộc hàng tốt nhất trong số những thiết bị cùng loại. Nó có khả năng quay phim 1080/60p ở 28Mbps với độ phân giải AVCHD, hoặc bạn có thể chuyển sang định dạng MP4 ở độ phân giải lên tới 1440 x 1080 pixel.
Theo CNET