Mô tả sản phẩm: Sony Cybershot DSC-RX1
Điểm mạnh: Chất lượng ảnh chụp và video cực tốt. Máy ảnh có nhiều tính năng cùng với thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn.
Điểm yếu: Máy ảnh không có hệ thống kính ngắm nên khả năng lấy nét không được tốt. Tính năng tự động lấy nét giật.
Sony CyberShot DSC RX1 là một chiếc máy ảnh có giá bán lên tới gần $3000, điều đó đồng nghĩa đây là một chiếc máy ảnh cực xịn, với những tính năng cao cấp và chất lượng ảnh chụp cực đẹp. Thế nhưng, máy ảnh không có một hệ thống kính ngắm, vòng xoay macro, nút điều chỉnh chế độ lấy nét, và nút bấm quay phim, đồng tời khả năng lấy nét không chuẩn xác và thường bị sai lệch. Nhưng chất lượng ảnh chụp thì vô cùng xuất sắc, ống kính chụp ảnh sắc nét, thiết kế bắt mắt và chắc chắn, với điều kiện duy nhất là người dùng không để ý đến tiền mà chỉ quan tâm đến ảnh chụp được.
Trong khi RX1 không có đối thủ trực tiếp nào, vẫn còn nhiều lựa chọn thay thế khác có giá bán "mềm" hơn, chẳng hạn như Fujifilm X100S, Leica X2 và Nikon Coolpix A. Ngoài ra vẫn còn một số máy ảnh hoán đổi ống kính tương đối nhỏ gọn như đắt tiền, như Leica M9 hoặc Leica M9-P, hoặc Sony CyberShot DSC-RX100. Sony nhấn mạnh rằng họ coi Leica là đối thủ lớn nhất của chiếc máy ảnh này, mặc dù Leica không sử dụng một ống kính cố định Full-Frame.
Vậy tại sao ống kính Full-Frame lại tạo ra sự khác biệt? Một cảm biến Full-Frame sẽ có kích thước tương đương với một tấm phim có kích thước 35mm. Những cảm biến lớn hơn thường có chất lượng tốt hơn do 2 nguyên nhân chính: chúng có khả năng thu nhận ánh sáng tốt hơn cho mỗi điểm ảnh, và đem lại khả năng điều chỉnh sáng tạo hơn với độ sâu trường ảnh (DOF) ở một khoảng cách tiêu cự nhất định. Khả năng thu nhận ánh sáng tốt đồng nghĩa mức độ nhạy sáng tốt hơn và khả năng phân giải hình ảnh chi tiết hơn, như vậy thường đồng nghĩa với những bức ảnh có chất lượng đẹp hơn. Về độ sâu trường ảnh (DOF), với một khoảng cách nhất định từ vật thể, chẳng hạn f2 ở 35mm, bạn sẽ thu được nền background mờ hơn khi sử dụng cảm biến Full-Frame so với khi sử dụng cảm biến APS-C.
Video giới thiệu máy ảnh:
Chất lượng ảnh chụp
Ảnh chụp bằng Sony CyberShot RX1 có chất lượng rất đẹp, từ ISO thấp nhất cho đến ISO 1600. RX1 sử dụng cảm biến và thuật toán xử lý ảnh tương tự như SLT-A99; cảm biến có đi-ốt quang ảnh lớn hơn những thiết bị trước đó và một ống kính được nâng cấp, và vi xử lý mới tích hợp công nghệ giảm nhiễu hiện đại nhất của Sony.
Sự kết hợp của cảm biến Full-Frame, ống kính chất lượng cao, công nghệ xử lý ảnh JPEG hiện đại cuối cùng đưa đến kết quả là những bức ảnh vô cùng sắc nét khi ISO tăng đến 800, rất tốt ở ISO 1600, và tương đối tốt ở ISO 3200. Tôi không khuyến nghị bạn chụp ở ISO 6400 hoặc hơn ở định dạng JPEG. Ảnh sẽ xuất hiện nhiễu sạn khi chụp ở định dạng RAM với ISO lớn hơn 1600, và tôi vẫn thu được một vài bức ảnh RAW có thể sử dụng được ở mức ISO cao đến 12800.
Nhưng bí mật thực sự cho chất lượng ảnh tuyệt vời của RX1 lại nằm ở ống kính Zeiss T. Nó có độ sắc nét ở các cạnh cực tốt, và khẩu độ f2 trông sắc nét tương đương f8; khẩu độ f22 thì ảnh có phần mịn hơn những mức khẩu độ kia, nhưng sự khác biệt không quá nghiêm trọng. Ống kính có 9 mức khẩu độ, kết hợp với khả năng xử lý nhiễu thông minh, kết quả là ống kính có sự chuyển tiếp liên tục xuyên suốt mọi mức độ lấy nét.
Máy ảnh có khả năng điều chỉnh cân bằng trắng rất tốt dưới nhiều điều kiện phức tạp, nhưng giống với hầu hết máy ảnh Sony, nó mặc định vào một tập mẫu màu sắc (Creative Style) làm biến đổi các tông màu một cách khó chịu. Thế nhưng chỉ cần chuyển sang chế độ Neutral Creative thì vấn đề đó sẽ được loại bỏ.
Các đoạn video trông tương đối sắc nét với những tông màu đẹp. Vẫn xuất hiện một số vân sọc và hiệu ứng cầu vồng trong một số điều kiện bất lợi, cũng như những vết răng cưa ở cạnh của hình ảnh, nhất là ở mức độ nhạy ISO từ trung bình đến cao.
Một số ảnh chụp bằng Sony CyberShot DSC-RX1:
Hiệu năng sử dụng
Thời gian để máy ảnh khởi động, lấy nét, điều chỉnh ống kính rồi chụp là khoảng 2,3 giây, đó là nhờ ống kính tương đối chậm và việc phải chờ đợi cho đến khi máy ảnh hoàn toàn sẵn sàng. Nó cần khoảng 0,7 giây để lấy nét, điều chỉnh và chụp trong cả những điều kiện đủ sáng và thiếu sáng; đây là một tốc độ tương đối chậm đối với một chiếc máy ảnh cao cấp, chủ yếu là do hệ thống lấy nét hoạt động quá mức trước khi xác định được vị trí lấy nét. Trái lại, độ trễ giữa 2 lần chụp liên tiếp 2 bức ảnh lại rất ngắn, chỉ khoảng 0,3 giây khi chụp ở cả 2 định dạng JPEG và RAW; độ trễ tăng lên khoảng 1,7 giây khi sử dụng đèn flash. Máy ảnh có thể chụp hàng loại ảnh với tốc độ 2,6 hình/giây với khoảng 17 ảnh RAW hoặc 22 ảnh JPEG, sau đó tốc độ chụp sẽ giảm đi một cách rõ rệt.
Tính năng tự động lấy nét cũng hoạt động một cách yên tĩnh trong lúc quanh phim.
Nếu bạn sử dụng chức năng lấy nét chủ động (Manual Focus) trong hầu hết thời gian, độ trễ trong việc lấy nét sẽ không thành vấn đề. Tuy nhiên, cần phải xoay ống kính ít nhất 5 lần, bởi tay tôi không thể xoay ống kính 360 độ trong một chuyển động duy nhất, để chuyển từ mức độ lấy nét này sang mức độ lấy nét khác. Đây là một sự bất lợi đối với một ống kính cơ học hoàn toàn.
Thời lượng sử dụng pin tương đối ngắn, và nó còn ngắn hơn khi sử dụng thêm hệ thống kính ngắm bổ sung. Tôi đã sử dụng máy chủ yếu khi màn hình đặt ở chất lượng tiêu chuẩn thay vì chất lượng cao để giữ pin được lâu, và không nhận thấy bất kì sự khác biệt rõ ràng nào trên màn hình. CyberShot DSC RX1 sử dụng cổng USB để sạc pin, thế nhưng nó không hoạt động với tất cả loại cục sạc, chẳng hạn nó không hoạt động với cục sạc điện thoại LG của tốt, nhưng nó lại nối được với một cục sạc Samsung.
Thiết kế và các tính năng
Mặc dù nhỏ gọn, nhất là khi đây là một chiếc máy ảnh Full-Frame, CyberShot RX1 lại tương đối nặng, gần như tương đương với một chiếc máy DSLR. Tất nhiên đó là bởi vì thân máy được làm từ chất liệu nhôm rất bền, nhưng khả năng chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt sẽ là một đặc điểm tốt. Máy còn có một lớp cao sủ ở phía trước và phía sau để tăng khả năng cầm nắm, nhưng nếu có thêm một bộ phận tay nắm sẽ đem lại cảm giác thỏa mái khi cầm.
Trên đỉnh của máy ảnh có nút xoay điều chỉnh độ phơi sáng và nút xoay lựa chọn chế độ chụp, trong đó có các chế độ chụp gồm: Chủ động (Manual), Bán chủ động (Semi Manual), Tự động (Automatic), một chế độ quay phim và 3 tùy chọn khác bổ sung. Giắc kết nối đèn flash hỗ trợ nhiều loại kết nối khác nhau, đồng thời đèn flash của máy ảnh không thể điều chỉnh góc xoay được.
Mặt sau của máy ảnh có một nút xoay dọc ở bên trên cùng với một nút xoay ở bên dưới, giữa chúng là nút bấm AE-Lock và nút chức năng Fn. Nút Fn có tác dụng kích hoạt những thiết lập chụp ảnh thường xuyên được sử dụng nhất, bao gồm những tính năng như Skin Effect, Smile/Face detection, và Auto Portrait. Nằm sát về phía cạnh phải là một nút bấm quay phim rất khó sử dụng dưới những điều kiện bình thường.
Theo CNET