Mô tả sản phẩm: Acer Chromebook 13 CB5-311-T9B0 (NX.MPRAA.012) (NVIDIA Tegra K1 2.1GHz, 2GB RAM, 16GB SSD, VGA NVIDIA GeForce, 13.3 inch, Chrome OS)
Acer Chromebook 13 (CB5-311-T9B0)
Điểm mạnh
Màn hình 13-inch độ phân giải 1,920-by-1,080. Chip xử lí mới Nvidia Tegra K1 hứa hẹn WebGL và tương thích 3D Unity 5. Thiết kế ưa nhìn.
Điểm yếu
Vỏ trắng dễ in hình các vết xước. Truyền dẫn kém. Chỉ có một vài game Chrome tận dụng được khả năng tương thích mới.
Tổng kết
Acer Chromebook 13 là sử dụng chip xử lí Tegra K1, CPU đầu tiên của Nvidia trên một chiếc Chromebook. Acer dần hướng đến vị trí dẫn đầu trong dòng Chromebook kể từ cuối năm 2012, khi hãng sử dụng lại những thiết kế netbook cũ, kết hợp với các tính năng mới như cảm ứng. Tuy nhiên để có thể giữ vững vị trí dẫn đầu thật không dễ dàng, khi mà mặc dù Chromebook 13 mang lại nhiều tính năng tuyệt vời, như màn hình 1080p và thời lượng pin dài, trải nghiệm nhìn chung không vượt trội là bao so với những đối thủ cạnh tranh.
Thiết kế
Chromebook 13 có vẻ ngoài tương tự Acer C720P-2600 với vỏ nhựa trắng trông rất sắc nét. Điểm yếu duy nhất của lớp vỏ trắng là dễ in hình vết xước khi sử dụng. Máy có kích thước 0.71x12.9x9 inch và trọng lượng 3.31 pound, nặng hơn một pound so với HP Chromebook 11 (2.3 pound).
Khác với những chiếc Chromebook 11 inch chúng tôi từng đánh giá trước đây, chiếc máy này có màn hiển thị 13 inch độ phân giải full HD 1920x1080. Màn hình này không phải hoàn hảo, khi màu sắc có phần hơi bị hỏng và góc xem hạn chế, tôi vẫn thích màn hiển thị IPS của chiếc HP Chromebook 11 hơn.
Mặc dù khung máy lớn hơn, Chromebook 13 vẫn có kích thước bàn phím tương tự như Acer C720P 11 inch, mang lại cảm giác thoải mái. Máy có một touchpad kích thước vừa phải nằm ngay dưới phím cách, với màu trắng giống như khung máy. Cảm ứng khá nhạy. hỗ trợ các thao trên Chrome bao gồm bấm và cuộn bằng 2 ngón tay.
Tính năng
Những chiếc Chromebook vốn không hỗ trợ nhiều cổng mở rộng, và chiếc máy của chúng ta cũng không phải một ngoại lệ. Phía bên phải thân máy có một khe cắm tay nghe. Phía bên trái là một cổng USB 3.0 và một khe cắm thẻ nhớ. Phía sau máy có 2 cổng USB 3.9 và một cổng xuất HDMI. Bên trong, máy tích hợp Wifi 802.11ac và kết nối không dây Bluetooth 4.0.
Chromebook 13 hỗ trợ một 1 ổ SSD 16GB, khá phổ biến đối với những chiếc Chrome book- ngoại trừ Acer C270P với dung lượng 32GB.
Google hi vọng người dùng sẽ sử dụng lưu trữ điện toán đám mây, do đó có trang bị 100GB dung lượng Google Drive đi kèm với laptop. Giống như những chiếc Chromebook khác, bạn sẽ có những đường dẫn tắt đến Gmail, Google Drive, và những dịch vụ Google khác như Google Docs. Sheets và Sildes, Play Music, Hangouts… Đăng nhập vào tài khoản Google của mình, máy sẽ tự động đồng bộ tất cả đánh dấu và tiện ích mở rộng của bạn. Bạn cũng thể thêm vào tùy ý hàng nghìn ứng dụng và plugins mà Google hỗ trợ cho Chrome. Máy được bảo hành 1 năm.
Chip xử lí Tegra K1
Acer Chromebook gây chú ý không phải chỉ bởi vì đây là chiếc Chromebook 13 inch đầu tiên của Acer, mà còn bởi vì máy sử dụng chip Nvidia Tegra K1, chip ARM lõi tứ kết hợp 4 CPU Cortex A15 và thêm vào một module xử lí cấp thấp, cấu hình mà Nvidia gọi là 4+1. 4 nhân chính có thể tăng cường độc lập một cách độc lập khi cần thiết, trong khí đó “+1” có vai trò đáp ứng các tác vụ cơ bản, chẳng hạn như kiểm tra mail.
Tegra K1 cũng có một GPU Kepler 192, hứa hẹn khả năng xử lí đồ họa tốt hơn bất kì một chiếc Chromebook nào mà chúng tôi từng biết, bên cạnh đó còn tăng cường WebGL và tương thích 3D Unity 5. Điều này có nghĩa đây là chiếc Chromebooks đầu tiên hỗ trợ chơi game 3D. Tuy vậy hiện nay trên Chrome Store chưa có nhiều game dạng này.
Chúng tôi phát hiện một số vấn đề về tương thích khi chạy thử một số game Chrome phổ biến như Bastion, From Dust và Jump’n’Bump. Cả 3 đều sử dụng Native Client, vốn không được chip ARM 32-bit của Nvidia hỗ trợ. Cả From Dust và Bastion cho chúng tôi thông điệp báo lỗi khi cố thử khởi động sau khi cài đặt, và Bump’n’Jump thậm chí còn không thể cài đặt được bởi ứng dụng không tương thích với CPU. Điều đó cho thấy rằng, những ứng dụng này không thể chạy trên đa phần những chiếc Chromebook khác, bởi chúng cũng dựa trên vi xử lí 32-bit, và chỉ có thể chạy trên Chrome của PC.
Hiệu năng
Chip xử lí mới không chỉ hỗ trợ cải thiện khả năng chơi game mà còn hỗ trợ tăng cường đồ họa cho những ứng dụng như Google Hangouts, dịch vụ truyền dẫn như Netflix và YouTube. Thời gian khởi động nhanh, bạn chỉ mất 7 giây kể từ khi khởi động để đăng nhập màn hình, và 5 giây để chuyển từ trạng thái ngủ.
Chip K1 hỗ trợ đa nhiệm rất ổn định. Đầu tiên, tôi tiến hành mở hơn một tá tab trình duyệt, vốn là đủ để làm chậm một chiếc Chromebook thông thường. Tôi tiến hành kiểm tra email, gõ lưu cho bài đánh giá này, sau đó lướt sang một vài trang web khác. Mặc dù bạn có thể cảm thấy mình bị hạn chế bởi tốc độ truy cập Internet, chip Tegra K1 hoàn toàn đáp ứng tốt xử lí đa nhiệm cơ bản.
Mọi thứ vẫn ổn cho đến khi tôi vào những trang Web nặng, kết hợp với xem ứng dụng giải trí trên YouTube, Hulu hay Pandora. Tốc độ xử lí bị ảnh hướng khá đáng kể và xuất hiện tình trạng giật lag.
Thời lượng pin là một điểm đầy hứa hẹn mà chip xử lí Tegra mang lại. Trong thử nghiệm của chúng tôi, chiếc Chromebook 13 có khả năng chạy liên tục 8 giờ 12 phút, vượt xa xo với chiếc Chromebook 11 (5:13) và Acer C270P (7:20). Đây là một trong những thời lượng pin dài nhất mà chúng tôi từng biết ở một chiếc Chromebook, chỉ xếp sau duy nhất chiếc Asus C200 Chromebook (11:14).
Kết luận
Acer Chromebook 13 đã tạo ra được sự khác biệt với chip xử lí mới cùng màn hình full HD lớn, tuy nhiên máy lại không mang đến những trải nghiệm vượt trội so với những chiếc Chromebook khác. Chip xử lí mới có thể hỗ trợ chơi game tốt hơn, tuy nhiên lại không có nhiều trò chơi tận dụng được điều này, đồng thời hiện tượng giật lag khi xem những chương trình giải trí khiến chúng tôi hơi mệt mỏi. Chiếc Acer Chromebook C720P-2600 tiếp tục giữ danh hiệu Editor’s Choice, nhờ khả năng xử lí mượt mà cùng màn hình cảm ứng, tuy nhiên nếu bạn muốn một chiếc Chromebook đẹp với màn hình lớn, Chromebook 13 hoàn toàn là một sự lựa chọn không tồi.