Mô tả sản phẩm: Thần dược siêu tăng trưởng HVP - GA3 (GIBBERELLIC ACID)
THÀNH PHẦN: GIBBERELLIN
Công dụng:
- Lúa: ngâm lúa giống để phá miên trạng, nẩy mần mạnh đều. Tăng khả năng ngoi nước, trổ đồng loạt, giảm rụng hạt. Tăng phẩm chất gạo, giảm tấm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
- Rau: Phát triển nhanh, Tăng trọng lượng, lá to
- Cây ăn trái: Chống rụng hoa, Trái non, quả to, đẹp
- Ớt: Tăng đậu trái và kích thích trái
- Nho: Làm nhỏ hạt, Tăng năng xuất
- Dưa, bầu , bí, đâu cô-ve, cà: Trái to, hạt nhỏ, kéo dài thời gian thu hoạch, tươi lâu
- Khoai tây, su hào, hành, tỏi: củ to, năng xuất cao
- Trà, cà phê, tiêu: Tăng trưởng mạnh, hoa nở tập trung, trà tăng số búp
- Hoa kiểng: Hoa to, tươi lâu, màu sắc đẹp
I. VAI TRÒ CỦA GIBBERELLIN
Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất của gibberellin là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng. Hiệu quả này có được là do gibberellin kích thích mạnh lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc. Vì vậy khi xử lý gibberellin cho cây đã làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng nên làm tăng sinh khối của cây. Dưới tác động của gibberellin làm cho thân cây tăng chiều cao rất mạnh (đậu xanh, đậu tương thành dây leo, cây đay cao gấp 2 – 3 lần). Nó không những kích thích sự sinh trưởng mà còn thúc đẩy sự phân chia tế bào. Gibberellin kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, của hạt và củ, do đó nó có tác dụng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Hàm lượng gibberellin thường tăng lên lúc chồi cây, củ, căn hành hết thời kỳ nghỉ, lúc hạt nảy mầm. Trong trường hợp này gibberellin kích thích sự tổng hợp của các enzyme amilaza và các enzyme thuỷ phân khác như protease, photphatase... và làm tăng hoạt tính của các enzyme này, vì vậy mà xúc tiến quá trình phân hủy tinh bột thành đường cũng như phân hủy các polime thành monome khác, tạo điều kiện về nguyên liệu và năng lượng cho quá trình nảy mầm. Trên cơ sở đó, nếu xử lý gibberellin ngoại sinh thì có thể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ, căn hành kể cả trạng thái nghỉ sâu.
Trong nhiều trường hợp gibberellin kích thích sự ra hoa rõ rệt. Ảnh hưởng đặc trưng của sự ra hoa của gibberellin là kích thích sự sinh trưởng kéo dài và nhanh chóng của cụm hoa. Gibberellin kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn (Lang, 1956).
Gibberellin ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của hoa, ức chế sự phát triển hoa cái và kích thích sự phát triển hoa đực. Gibberellin có tác dụng giống auxin là làm tăng kích thước của quả và tạo quả không hạt. Hiệu quả này càng rõ rệt khi phối hợp tác dụng với auxin.
II. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA GIBBERELLIN
Một trong những quá trình có liên quan đến cơ chế tác động của gibberellin được nghiên cứu khá kỹ là hoạt động của enzyme thủy phân trong các hạt họ lúa nảy mầm. Gibberellin gây nên sự giải ức chế gen chịu trách nhiệm tổng hợp các enzyme này mà trong hạt đang ngủ nghỉ chúng hoàn toàn bị trấn áp bằng các protein histon. Gibberellin đóng vai trò như là chất cảm ứng mở gen để hệ thống tổng hợp protêin enzyme thủy phân hoạt động. Ngoài vai trò cảm ứng hình thành enzyme thì gibberellin còn có vai trò kích thích sự giải phóng các enzyme thủy phân vào nội nhũ xúc tiến quá trình thủy phân các polime thành các monome kích thích sự nảy mầm của các loại hạt.
Gibberellin xúc tiến hoạt động của auxin, hạn chế sự phân giải auxin do chúng có tác dụng kìm hãm hoạt tính xúc tác của enzyme phân giải auxin (auxinoxydase, flavinoxydase), khử tác nhân kìm hãm hoạt động của auxin.
Cơ chế kích thích giãn của tế bào bởi gibberellin cũng liên quan đến hoạt hóa bơm proton như auxin. Tuy nhiên các tế bào nhạy cảm với auxin và gibberellin khác nhau có những đặc trưng khác nhau. Ðiều đó liên quan đến sự có mặt các nhân tố tiếp nhận hormone khác nhau trong các kiểu tế bào khác nhau.
II. ĐỘC TÍNH CỦA GIBBERELLIN
Độc tính của một chất độc là khả năng gây độc của chất đó đối với cơ thể tính theo liều lượng sử dụng. Độ độc của một loại chất độc thay đổi tùy theo đối tượng bị gây độc thể hiện ở những liều lượng khác nhau. Liều lượng là chất độc cần có để gây một tác động nhất định trên cơ thể sinh vật. Cách để xác định độ độc là cho các sinh vật thí nghiệm hấp thu một liều lượng nhất định chất độc và theo dõi diễn tiến kết quả.
Trong thực tế người ta thường đề cập liều lượng gây chết 50 % sinh vật thí nghiệm. Ký hiệu là LD50 (Lethal dose). Đơn vị của LD50 là mg ai/kg (mg chất độc hoạt động trên mỗi kg thể trọng của sinh vật thí nghiệm).
Có thể chia độ độc của thuốc qua LD50 như sau:
- I: Đặc biệt độc LD50 < 1 mg/kg
- II: Rất độc LD50 = 1 – 50 mg/kg
- III: Độc cao LD50 = 50 – 100 mg/kg
- IV: Độc vừa LD50 = 100 – 500 mg/kg
- V: Độc ít LD50 = 500 – 5.000 mg/kg
- IV: Độc không đáng kể LD50 = 5.000 – 15.000 mg/kg
Acid gibberellic là chất ổn định, dễ bắt cháy và không tương thích với các acid và các chất ôxi hóa mạnh. Nó có thể có tác động như là một chất gây kích thích dị ứng đối với mắt (R36). Liều gây tử vong đối với 50% mẫu chuột cống thử nghiệm bằng đường miệng là LD50 = 6.300 mg/kg. Các chỉ dẫn về an toàn sức khỏe là S26: Nếu tiếp xúc với mắt, cần rửa mắt ngay lập tức bằng nhiều nước và tìm kiếm hỗ trợ y tế, S36: Sử dụng quần áo bảo hộ lao động thích hợp.