Tên sản phẩm: Cloramin B-Chất khử trùng diệt khuẩn-Chloramin B
Tên gọi khác: Chất khử trùng y tế
Mô tả ngoại quan:
Thùng giấy tròn 25kg/thùng
Công dụng / Ứng dụng:
Chloramin B
- Chloramin B có khả năng sát khuẩn tốt, Cloramin B Sử dụng rất hiệu quả trong xử lý nước những vùng bị lũ lụt, dùng sát khuân trong y tế, ...
Bảo quản và sử dụng dung dịch khử khuẩn Cloramin B.
Đứng trước nguy cơ bệnh dịch tay-chân-miệng (TCM) và một số bệnh dịch khác bùng phát trên địa bàn thành phố, một trong những biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn lây nhiễm bệnh là thực hiện vệ sinh môi trường, tiến hành khử khuẩn tại các lớp học, cụ thể là làm sạch bề mặt sàn nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, bàn ghế, vật dụng, đồ chơi của trẻ bằng dung dịch CloraminB .
Việc pha chế dung dịch khử trùng tại các trường học Mẫu giáo, Tiểu học và Trung học được giao cho nhân viên y tế của các trường. Nhân viên y tế các trường học đã được dự các lớp tập huấn phương pháp bảo quản, cất giữ, pha chế và sử dụng hóa chất khử trùng. Nhưng qua đi kiểm tra thực tế về công tác y tế học đường, trong đó bao gồm cả nội dung nêu trên, cho thấy tại nhiều trường học, nhân viên y tế chưa thực hiện đúng quy trình lưu trữ, bảo quản cũng như tiến hành pha chế và sử dụng các dung dịch sát khuẩn.
Trong bài viết này tôi xin trình bày một số những phương pháp đơn giản nhằm giúp các nhân viên y tế trường học và cả những cán bộ chuyên trách mảng y tế học đường tại các Trung tâm y tế quận, huyện thực hiện tốt quy trình nói trên:
- Trước hết, nhân viên y tế phải nắm vững được các tiêu chuẩn áp dụng cho chất sát khuẩn được chỉ định sử dụng như: Hiệu lực của chất sát khuẩn, hạn chế được tối đa những tác dụng phụ, độc hại và sự tương kỵ. Đảm bảo được bền vững với sức nóng của thời tiết hoặc môi trường. Cung cấp, vận chuyển, pha chế dễ dàng.
Bảo quản:
- Về bảo quản: Dụng cụ chứa thuốc sát khuẩn nên chọn chất liệu thủy tinh hoặc nhựa plastic để cọ rửa dễ dàng. Bình (lọ) nên trong suốt để có thể kiểm tra được tình trạng sạch sẽ bên trong. Riêng đối với các chất chứa dẫn xuất của Clo thì lại nên để trong bình(lọ) thủy tinh mờ hoặc thủy tinh mầu nâu và đảm bảo nút thật chặt.
Khi pha chế thuốc sát khuẩn, nên pha từng đợt với khối lượng nhỏ để khỏi lãng phí và tránh xu hướng dự trữ những dung dịch đã hỏng. Tuyệt đối không bao giờ được đổ một dung dịch mới pha vào một dung dịch cũ đã hỏng. Bên ngoài bình(lọ) cần ghi rõ tên hóa chất và đậm độ pha chế của chất sát khuẩn. rửa sạch và để khô chai lọ trước khi đựng. Hàng tuần phải pha lại các dung dịch sát khuẩn (kể cả các chất sinh ra Clo). Trong tài liệu nghiên cứu về dịch tễ (Saint Georger-France) thì đậm độ Clo sau 8 ngày giữ trong điều kiện xấu nhất sẽ giảm đi 15%. Vậy theo tôi để đơn giản hóa vấn đề nên pha lại các dung dịch có Clo cứ 8 ngày một lần. Nên chọn một ngày nhất định trong tuần để pha chế và pha lại toàn bộ các chất sát khuẩn dùng cho toàn bộ cơ sở.