Mô tả sản phẩm: Chuột game Razer DeathAdder Chroma
Razer Deathadder – Xứng danh rắn hổ
Ưu điểm: Thiết kế hấp dẫn. Cấu hình phần mềm tốt dễ dàng để tìm hiểu. Add-on phần mềm tùy biến giao diện trò chơi.
Nhược điểm: Chỉ dành cho những game thủ thuận tay phải.
Với sự phổ biến ngày càng mở rộng của World of Warcraft, mà thực sự là cuộc cách mạng hóa ồ ạt nhiều game trực tuyến (MMO) khi nó được phát hành vào năm 2004 (và vẫn còn đang mạnh tới ngày hôm nay, mà bản mở rộng mới nhất của nó là Cataclysm), chúng tôi không bao giờ ngạc nhiên khi thấy thiết bị ngoại vi nhằm vào thị trường này rất lớn.Razer Naga Molten một con chuột dành cho những người chơi MMO (đặc biệt là WoWers).
Razer có một lịch sử lâu dài và vững chắc trên thị trường chuột chơi game. Sản phẩm chuột Razer Deathadder không bao gồm tất cả các tính năng của một con chơi game quá đẳng cấp nhưng nó cũng có tốc độ cao, cảm biến laser có độ nhạy cao và có nút lập trình, do đó, Razer Deathadder cũng cung cấp tốt những tính năng cơ bản mà các game thủ cần.
Điểm đầu tiên sẽ khiến chúng ta thoáng ngạc nhiên chính là việc Razer đã thiết kế nên Deathadder dưới ngoại hình như mọi chuột gaming truyền thống chứ không cầu kỳ như những phiên bản Naga. Thế nhưng DA vẫn được Razer trau chuốt khá kỹ lưỡng với các linh phụ kiện khủng quanh thân mình.
Đi sâu vào chi tiết ngoại hình, chúng ta dễ nhận ra DA xài dây bện vải, điểm nổi bật này có lẽ đã quá đại trà với các dòng chuột Gaming cao cấp nhưng vẫn phải nói qua rằng loại dây vải có điểm khá tiện lợi về việc chống đứt và gấp nếp, thế nhưng một khi đã xài thời gian dài cùng với sự cẩu thả của người sử dụng, dây vải dễ bị sờn chỉ và bị lỏng, gây mất thẫm mĩ đối với các bạn khó tính.
Như đã nói bên trên, Razer thiết kế Deathadder theo lối truyền thống. Ngoài 2 nút trái/phải – nút cuộn như bao dòng chuột khác, DA có thêm 2 nút phụ Back và Forward đồ sộ được Razer bơm càng lúc càng to qua các phiên bản (to hơn nhiều so với các dòng chuột khác) giúp thuận tiện cho đại đa số người dùng. Ngoài ra ở phiên bản mới nhất của DA, Razer cũng có thiết kế các tấm mút nhựa chống trơn trượt ở 2 bên hông giúp người chơi có thể ôm bám tốt hơn vào lòng bàn tay.
Ngoài phiên bản gốc của DeathAdder, Razer cũng có thiết kế phiên bản Chroma cho dòng chuột này như bao sản phẩm khác với việc thay đổi màu sắc thay cho màu xanh truyền thống. Số màu lên tới 16.8 triệu đủ sức giúp các game thủ khó tính về thẩm mỹ tự làm đẹp cho chuột của mình. Mình lưu ý các bạn nên chơi các tông màu sáng vì nó sẽ nổi bật hơn với “làn da” đen nhám của Razer Deathadder.
Bên dưới đáy của chuột, có mắt đọc Lazer được thiết kế nằm ngay trung tâm. Ngoài ra, chúng ta sẽ thấy 3 miếng Fleet với thiết kế nhỏ gọn dễ thay sau này khi bị chai.
Chuột Razer Deathadder mang đến một dòng chuột thân thiện và dễ làm quen với mọi game thủ hiện nay. Đa phần để sử dụng thuần phục được dòng Razer Deathadder rắn hổ này các game thủ chỉ cần từ 3 ngày đến 1 tuần để làm quen.