Mô tả sản phẩm: Cửa gỗ công nghiệp MDF Veneer P1GL BM.P1GL
Gỗ veneer chính là gỗ tự nhiên, tuy nhiên được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên, gỗ veneer chỉ dày từ 1mm cho đến 2ly là nhiều . Sau khi được lạng, Gỗ veneer được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp MDF, gỗ Ván dán, để làm ra các sản phẩm nội thất. Do lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ veneer không khác gì gỗ tự nhiên cả. sản phẩm cửa MDF Veneer với kết cấu phẳng hoặc có thể chạy rãnh âm, phủ sơn… mang đến độ tinh tế và bền vững cho ngôi nhà bạn.
Mặt cửa làm bằng tấm MDF dày 3-6 mm tạo vân gỗ chìm, bên ngoài là lớp Veneer từ gỗ tự nhiên. Qua công nghệ dán áp suất nhiệt cao lên trên bề mặt ruột nền MDF để tạo ra cánh cửa MDF Veneer với cấu tạo khung xương bằng gỗ tự nhiên , bên ngoài phủ tấm veneer tùy loại mẫu cửa gỗ này có độ ổn định rất cao. Lõi cửa bằng gỗ tự nhiên đã được tẩm sấy, độ dày cánh từ 38-40mm, độ dày khung tiêu chuẩn 40 x 110mm. Bề mặt phủ sơn công nghiệp hoặc sơn PU.
Kích thước cửa gỗ MDF tiêu chuẩn: 800 x 2.100mm hoặc 900 x 2.200mm (Hoặc theo kích thước Khách Hàng yêu cầu).
Cửa gỗ công nghiệp là dòng sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Cửa gỗ công nghiệp có rất nhiều dòng sản phẩm như: Cửa gỗ HDF, Cửa gỗ HDF Veneer, cửa gỗ MDF, Cửa MDF Laminate, …
1. Tên gọi cửa gỗ MDF
MDF – Medium Density Fiberboard là quá trình chế biến từ gỗ tự nhiên ra các sợi gỗ sau đó được làm mềm bằng cơ học rồi trộn lẫn keo và hóa chất. Các sợi gỗ sau khi kết dính sẽ được định hình thành khuôn và đưa vào ép nén với lực nén trung bình.
2. Cấu tạo cửa MDF: Cánh + khung bao + nẹp chỉ
Cánh MDF được cấu tạo sau:
Lớp 1: Khung xương được làm bằng gỗ tự nhiên đã được xử lý chống cong vênh co ngót, chống mối nọt.
MDF PHỦ VENEER là gỗ tự nhiên sau khi khai thác-> được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 300mm, dài khoản 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.
Lớp 2: 2 tấm MDF phẳng. Có độ dày 4,5mm/tấm, giữa 2 tấm MDF và khung xương là chất liệu khu gỗ tự nhiên giữ cho cánh cửa luôn chắc thẳng, không bị cong vênh co ngót.
Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.
Nối (may) từng tấm veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo-> dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, gỗ ghép, Ván ép) đã phủ keo.
Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.
Lớp 3: Phủ sơn PU để giữ độ bền cho cửa và tạo nên sự thẩm mỹ . Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp
3. Nẹp và chỉ nẹp cửa gỗ veneer
Nẹp và chỉ nẹp cửa gỗ veneer gồm có: Nẹp gỗ công nghiệp, nẹp gỗ tự nhiên, nẹp gỗ tự nhiên ghép thanh và sơn màu đồng bộ với cánh cửa.
4. Các phụ kiện đi kèm khác
Một số phụ kiện cần dùng cho việc lắp ghép hoàn thiện cánh cửa là Bản lề, khóa cửa, chốt cửa…
5. Đặc điểm và ứng dụng
Cửa HDF: Có panel định hình ( 2 panel, 3 panel, 4 panel, 5 panel, 6 panel, hay những mẫu thiết kế theo định hình) nên cửa HDF thường sử dụng cho công trình nhà ở tư nhân và thường dùng cho cửa thông phòng, cửa phòng ngủ.
Cửa MDF: Là loại cửa phẳng, không dập panel nên cửa MDF thường được sử dụng cho các công trình công cộng, các cơ quan làm việc hay cửa MDF còn gọi là cửa văn phòng.
Thiết kế đơn giản và mang tính hiện đại, tính thẩm mỹ cao, giá thành rẻ và thân thiện với môi trường nên được ưu tiên lựa chọn ở các nước Phương Tây và được ứng dụng làm cửa gỗ thông phòng, cửa đi hoặc cửa chính cho các chung cư, biệt thự cao cấp…
6. Ưu điểm nổi bật:
Có nhiều kiểu dáng mẫu mã đẹp mắt, hiện đại
Được xử lý chống cong vênh, co ngót, mối mọt rất tốt
Cửa gỗ công nghiệp có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với cửa gỗ tự nhiên
Thân thiện với môi trường , an toàn với người sử dụng
Thời gian sản xuất, thi công nhanh
Dễ dàng vận chuyển, lắp đặt
Cửa gỗ công nghiệp có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với cửa gỗ tự nhiên