• Kiểm tra đơn hàng
  • Hỗ trợ
  • Nạp tiền
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
Thống kê gian hàng
Công Ty TNHH TM Và DV Thế Gia
Tham gia: 25/12/2009
Thời gian xử lý : 0 giờ
Lượt truy cập: 215.092
Tìm kiếm :    Giá từ :    ~ Đến :  

An toàn lao động

Mặc dù tại hầu hết các công trình xây dựng đều đặt các biển báo như: “an toàn là trên hết”, “lao động phải an toàn”…, nhưng phía sau những tấm biển ấy, điều kiện làm việc cũng như việc chấp hành các quy định về an toàn lao động của các nhà thầu và công nhân vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại...

bao ho lao dong

 

 

Mặc dù tại hầu hết các công trình xây dựng đều đặt các biển báo như: “an toàn là trên hết”, “lao động phải an toàn”…, nhưng phía sau những tấm biển ấy, điều kiện làm việc cũng như việc chấp hành các quy định về bảo hộ lao động của các nhà thầu và công nhân vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại... 

Mặc dù tại hầu hết các công trình xây dựng đều đặt các biển báo như: “an toàn là trên hết”, “lao động phải an toàn”…, nhưng phía sau những tấm biển ấy, điều kiện làm việc cũng như việc chấp hành các quy định về bảo hộ lao động của các nhà thầu và công nhân vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại...

Còn chủ quan, lơ là

 

Theo quy định, đối với những công trình xây dựng cao tầng phải được trang bị dàn giáo với đầy đủ các thiết bị như thang, chòi nâng, sàn treo, lưới bảo hộ…Công nhân làm việc trên cao phải đủ 18 tuổi trở lên, có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động (ATLĐ) cũng như được trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc như: dây an toàn, quần áo, giày, mũ bảo hộ… Thế nhưng, tại một số công trình đang xây dựng ở thị xã Gia Nghĩa và một số địa phương cho thấy, phần lớn đều chưa đảm bảo đầy đủ các yếu tố ATLĐ nêu trên.

 

Đơn cử, tại công trình Bảo hiểm xã hội thị xã Gia Nghĩa thì mặc dù được xây dựng từ nhiều tháng nay, lại nằm cạnh đường, nhưng không thấy trang bị lưới bảo hộ, thi thoảng gạch, đá rơi từ trên cao xuống đường rất nguy hiểm đối với người tham gia giao thông. Chẳng những không có lưới bảo hộ, hầu hết các tốp thợ xây dựng còn “vô tư” thi công trên dàn giáo chỏng chơ ở những tầng trên cùng mà không hề thắt dây an toàn, không đội mũ bảo hộ lao động…

 

Anh Nguyễn Văn Long, thợ xây dựng đang làm việc tại công trình nói: “Lâu nay, chúng tôi đã quen với việc không sử dụng bảo hộ lao động. Khi làm việc ở những nơi có độ cao, người nào cẩn thận lắm thì mới buộc một sợi dây dù vào người là đã có thể yên tâm”.

 

Bên cạnh ý thức của người lao động còn nhiều hạn chế thì một phần lớn là xuất phát từ người sử dụng lao động, do thường “chạy” theo tiến độ xây dựng nên thúc ép người lao động làm hết khả năng có thể. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, họ còn cắt bớt những trang thiết bị bảo hộ, ATLĐ.

 

Ông Nguyễn Ngọc Tịnh, chủ  một doanh nghiệp xây dựng ở thị xã Gia Nghĩa cho biết: “Mặc dù chúng tôi rất muốn anh em thợ xây được làm việc trong môi trường bảo đảm an toàn, nhưng bản thân họ lại không ý thức được việc này, nên việc không sử dụng thiết bị an toàn là phổ biến. Ngoài ra, do chủ yếu là thợ phổ thông, thời vụ, cứ xong phần việc là họ lại sang một công trình khác. Vì vậy, nếu như trang bị cho mỗi người một bộ bảo hộ đầy đủ sẽ là rất tốn kém, đội giá công trình lên cao nên chúng tôi khó có thể đáp ứng được. Thậm chí, đôi khi để cho kịp tiến độ, người lao động còn phải làm ca đêm, nhiều người vừa làm việc, vừa gà gật buồn ngủ... Cũng có không ít trường hợp, người lao động trong lúc làm việc không thực hiện nghiêm túc quy trình lao động kiểu vừa làm vừa cười đùa, vừa sử dụng máy hàn vừa hút thuốc lá, gây cháy, nổ…”.

 

Cần nâng cao nhận thức, siết chặt quản lý

 

Theo ông Trần Viết Công, Trưởng Phòng Quản lý chất lượng công trình (Sở Xây dựng), từ đầu năm đến nay, mặc dù chỉ mới tổ chức kiểm tra 5 công trình đang xây dựng là trụ sở Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm giáo dục thường xuyên Đắk Glong, Trường dạy nghề Đắk Mil, Công ty cấp nước thị xã Gia Nghĩa, thì hầu hết đều bị lập biên bản vì không đảm bảo đúng quy trình ATLĐ. Trong đó, có hai công trình đã bị xử phạt hành chính hàng chục triệu đồng là trụ sở Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Trường dạy nghề Đắk Mil.

 

Cũng theo ông Công, qua thực tế cho thấy, việc khắc phục tình trạng mất ATLĐ tại các công trình xây dựng là hết sức cần thiết, nhất là khi tốc độ đô thị hóa ngày một tăng nhanh và trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình trọng điểm. Các vụ tai nạn lao động có thể phòng tránh được, quan trọng nhất là phải nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động.

 

Trước hết, về phía các công ty xây dựng, phải xác định rõ việc đảm bảo ATLĐ cho người lao động là vấn đề đặc biệt quan trọng và cần được đầu tư xứng đáng về mặt tài chính mới mang lại hiệu quả. Trong quá trình lao động, sản xuất, người lao động phải luôn nêu cao tinh thần chấp hành nghiêm ngặt những quy định về ATLĐ.

 

Bên cạnh đó, các công ty, doanh nghiệp xây dựng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức thực hiện ATLĐ cho người lao động, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động đáng tiếc, thường xuyên rình rập tại các công trình xây dựng. Các ngành chức năng, đơn vị cấp giấy phép xây dựng cũng cần vào cuộc, tăng cường kiểm tra việc chấp hành ATLĐ tại các công trình, xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm.

Nguồn: Báo Đắk Nông