Thông thường động cơ điện thường có tốc độ quay rất cao, tuy nhiên, khi chạy ứng dụng sản xuất thực tế thì nhiều trường hợp cần tốc độ thấp hơn rất nhiều, chính vì vậy nên hộp giảm tốc ra đời chính là để làm giảm tốc độ động cơ sao cho phù hợp với yêu cầu của các máy móc thiết bị điện. Để bạn đọc có thêm những kiến thức về hộp giảm tốc, Vatgia.com xin chia sẻ với bạn bài viết sau.
– Hộp giảm tốc:
Hộp giảm tốc là bộ phận trung gian giữa động cơ và các bộ phận làm việc của máy móc khác trong dây chuyền sản xuất nhằm điều chỉnh tốc độ của động cơ điện cho phù hợp với yêu cầu sản xuất. Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi, thường đi kèm với động cơ máy khuấy, có 2 tác dụng chính:
Hộp giảm tốc
Giảm tốc: Vì động cơ (theo chuẩn quốc tế) thường có tốc độ cao, trong khi nhu cầu sử dụng thực tế (tốc độ đầu ra) lại thấp, cho nên sẽ cần tới hộp giảm tốc để điều chỉnh vòng quay để được tốc độ như ý.
Tăng tải: Lắp hộp giảm tốc vào động cơ làm tăng moment xoắn, từ đó làm tăng khả năng tải trọng và độ khỏe của trục ra hộp giảm tốc.
Một đặc trưng nữa của hộp giảm tốc cần lưu ý đó là hộp giảm tốc chỉ điều chỉnh (giảm) xuống được một tốc độ quay nhất định, khác với biến tần có thể điều chỉnh cho trục ra nhiều tốc độ sử dụng khác nhau.
– Tỉ số truyền:
Tỉ số truyền là tỉ số biến thiên tốc độ giữa trục vào và trục ra của động cơ hộp giảm tốc, là đại lượng thể hiện sự biến thiên tốc độ của động cơ máy ban đầu với đầu ra động cơ (tốc độ sử dụng thực tế) thông qua bộ phận giảm tốc là hộp giảm tốc.
Tỉ số truyền
Chẳng hạn, tỉ số truyền là 1/10, tức là động cơ máy ban đầu có tốc độ là 10 vòng/s thì sau khi biến thiên (giảm) qua hộp giảm tốc, tốc độ đầu ra của trục quay là 1 vòng/s. Tốc độ động cơ đã được giảm đi 10 lần.
Tại sao phải sử dụng hộp giảm tốc, khi mà tác dụng chính của nó chỉ là giảm tốc độ của động cơ? Thay vào đó không chế tạo trực tiếp động cơ có tốc độ quay nhỏ?
– Bởi vì rất khó tạo ra động cơ có tốc độ quay như mong muốn. Thông thường động cơ có tốc độ quay rất cao, trong khi đưa vào hệ thống truyền tải, hay khi phối hợp với người sử dụng hoặc bộ phận, máy móc khác yêu cầu tốc độ quay thấp hơn nhiều lần, thì việc giảm tốc cho động cơ là yêu cầu cần thiết.
– Thứ hai, việc chế tạo động cơ có công suất nhỏ (thỏa mãn yêu cầu sử dụng) cần chi phí rất cao, trong khi động cơ có công suất lớn (tốc độ quay lớn) thường nhỏ gọn, thiết kế đơn giản, với chi phí thấp hơn rất nhiều.
Động cơ liền hộp giảm tốc
Cho nên để tối ưu hóa về chi phí, đồng thời đảm bảo sự nhỏ gọn, đơn giản, dễ sử dụng và bảo dưỡng của hệ thống động cơ giảm tốc, người ta vẫn cần sử dụng hộp giảm tốc.
Có rất nhiều tiêu chí để phân loại hộp giảm tốc, tuy nhiên đơn giản và phổ biến nhất là phân theo 2 tiêu chí:
– Theo nguyên lý truyền động:
Theo nguyên lý truyền động, motor giảm tốc chia ra các loại như: bánh răng trụ, bánh răng hành tinh, bánh răng côn, bánh vít trục vít… Có nhiều loại nguyên lý như vậy là bởi mỗi loại hộp giảm tốc đều có những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với yêu cầu sử dụng ở mỗi điều kiện nhất định. Chẳng hạn như loại bánh răng trụ thì có mức giá rẻ, và hoạt động ổn định, nhưng hạn chế là chỉ truyền động cho các trục; loại bánh răng hành tinh thì đồng trục; loại bánh răng côn cho các trục không, loại bánh vít trục vít thì hoạt động êm ái và có khả năng tự hãm…
Minh họa hình ảnh các loại hộp giảm tốc bánh răng, bánh vít trục vít
Hộp giảm tốc
– Theo cấp giảm tốc:
Phân theo cấp giảm tốc ta có hộp giảm tốc loại 1 cấp, 2 cấp, 3 cấp…
Hiểu đơn giản số cấp là số lần thay đổi tỉ số truyền động (thông qua việc thay đổi số lượng bánh răng chuyển động ăn khớp nhau trong hộp giảm tốc). Chẳng hạn, bạn muốn tỉ số truyền động bằng 4, bạn chỉ cần lắp phối hợp 2 bánh răng với số lượng răng tương ứng với tỉ lệ truyền động này là 1:4 (một bánh răng có số lượng răng gắp 4 lần bánh răng còn lại).
Ở đây ta chỉ cần dùng tới 1 lần truyền động là đã biến đổi được tốc độ động cơ từ 4 đơn vị (trụ vào), chỉ còn là 1 đơn vị (tại trụ ra). Hộp giảm tốc sử dụng 1 lần truyền động như thế này ta gọi là hộp giảm tốc loại 1 cấp. Tương tự như thế ta có hộp giảm tốc loại 2 cấp, 3 cấp, … Thông thường khi chế tạo hộp số giảm tốc, người ta thường chế tạo hộp nhiều cấp, với tỉ số truyền mỗi cấp trong khoảng từ 3-5 là phù hợp nhất.
Hộp giảm tốc
Hộp giảm tốc có ứng dụng rất đa dạng trong tất cả các loại truyền động nói chung như băng chuyền sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, sản xuất bao bì, … trong khuấy trộn, cán thép, xi mạ, trong các hệ thông cấp liệu lò hơi, …
Một ứng dụng dễ thấy và thông dụng trong đời sống hằng ngày của hộp số giảm tốc là ở xe máy và đồng hồ.
- Cách vận hành sử dụng
Đầu tiên trước khi sử dụng, đóng điện bạn cần kiểm tra xem mô tơ giảm tốc, hộp giảm tốc có hư hỏng hay rò rỉ gì không.
Xác định loại điện áp mà loại mô tơ đó sử dụng và cung cấp đúng. Nếu điện áp chưa đúng, chưa đổn định thì cần điều chỉnh và thay đổi lại. Nguồn điện phải được cấp cho mô tơ đúng sơ đồ mạch điện quy định.
Khi vận hành hộp giảm tốc đó phải được lắp đặt cố định một cách chắn chắn, vững chãi. Không để mô tơ rung lắc, lỏng lẻo khi hoạt động.
Kiểm tra xem các phụ kiện đã được lắp đặt đủ, đúng, và chắc chắn chưa.
Hộp giảm tốc phải được đặt ở vị trí khô ráo.
Một số hộp giảm tốc
Không được để mô tơ chạy quá công suất quy định của nhà sản xuất.
Chọn dây dẫn, ổ cắm điện phải phù hợp, tương ứng với công suất của mô tơ.
Lượng dầu bôi trơn phải đạt mức quy định mới cho mô tơ hoạt động
Phải có các thiết bị bảo vệ quá dòng, quá áp, bảo vệ mất pha cho động cơ như: MCCB, MCB,Contactor, Relay nhiệt.
Kiểm tra các nối đất và an toàn khi đóng điện vận hành
Khi mô tơ hoạt động phải đảm bảo các thông số không vượt quá mức khuyến nghị của nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm.
- Cách bảo dưỡng mô tơ giảm tốc, hộp giảm tốc
Để mô tơ giảm tốc, hộp giảm tốc hoạt động tốt, bền vững với thời gian, ít có hư hỏng xảy ra, ngoài việc tuân thủy các nguyên tắc khi vận hành sử dụng trên bạn còn cần phải thường xuyên vệ sinh va thay dầu nhớt cho nó
Hộp giảm tốc
Thường thì bạn nên thay dầu nhớt lần đầu cho thiết bị giảm tốc của mình sau khi nó hoạt động, làm việc được khoảng 500 giờ và và cứ sau khi máy làm việc được khoảng 2500 giờ tiếp theo thì bạn lại thay dâu nhớt bôi trơn cho hộp giảm tốc một lần nữa.
Thời gian này cũng có thể điều chỉnh tùy thuộc vào môi trường, hiệu suất làm việc, loại động cơ và loại dầu nhớt mà bạn sử dụng.
Để sử dụng và bảo dưỡng hộp giảm tốc đúng cách, trước tiên bạn cần mua sản phẩm chính hãng tại những địa chỉ uy tín, thương hiệu đảm bảo. Ngoài ra, các bạn có thể tìm và chọn mua hộp giảm tốc tại Vatgia.com để có giá thành và sản phẩm chất lượng tốt nhất.