Máy tính để bàn gồm những bộ phận nào? Tại sao không dùng laptop cá nhân mà lại dùng máy tính để bàn? Ưu điểm của nó ra sao? Nên mua máy tính để bàn như thế nào?...Bạn “vò đầu bứt tai” về một mớ câu hỏi xuất hiện trong đầu. Bài viết sau đây sẽ là câu trả lời thích đáng nhất cho bạn tất thảy về máy tính để bàn.
Máy tính để bàn, máy tính bàn, desktop hay gọi tắt là máy tính PC là một máy tính cá nhân được thiết kế và sử dụng để cố định tại một vị trí. Điểm này là đặc điểm đầu tiên dễ dàng phân biệt với laptop cá nhân nhất.
Máy tính để bàn được cấu tạo từ nhiều bộ phận lắp ráp nhỏ được kết nối với nhau bởi dây cáp để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Máy tính để bàn có thể phục vụ mọi nhu cầu người dùng từ đơn giản như các chức năng văn phòng, giải trí, học tập.. đến phức tạp như thiết kế đồ họa, chơi game khủng…
Cấu tạo của một máy tính để bàn có 3 bộ phận chính
Các bộ phận của máy tính để bàn về cơ bản
Ngoài ra, một chiếc máy tính bàn còn có chắc bộ phận khác có thể kể đến như dây kết nối, USB...các bộ phận phụ khác phụ thuộc vào nhu cầu người dùng có thể có hoặc không.
Để làm rõ ưu điểm của máy tính để bàn, ta sẽ so sánh dòng máy tính này với máy tính xách tay (laptop cá nhân) để hiểu rõ hơn.
Máy tính để bàn thường có cấu hình cao. Xét cùng lúc 2 sản phẩm có mức giá tương đương nhau thì máy tính desktop có cấu hình cao hơn, hiệu suất làm việc tốt hơn, bộ nhớ lớn hơn, phần mềm xử lý nhạy hơn…
Máy tính để bàn có bộ xử lý cao hơn laptop cá nhân nếu máy cùng 1 cấu hình tương đương
Bên cạnh đó, máy tính để bàn thường có độ ổn định tốt hơn, vì không có pin mà sử dụng điện cắm trực tiếp nên hoạt động ổn định, không lo bị nóng máy. Còn khi sử dụng laptop cá nhân thì chuyện nóng máy là điều bình thường và hỏng pin, hay chai pin là khó tránh khỏi.
Một ưu điểm vượt trội phải kể đến nữa của máy tính để bàn là màn hình máy tính lớn. Người dùng có thể dễ dàng tìm những sản phẩm máy tính PC với màn hình LED 27 inch Thunderbolt của Apple hay thậm chí rất lớn như SyncMaster 46 inch của Samsung. Tuy nhiên, nếu một chiếc laptop cá nhân có màn hình lớn thì điều đó gặp không ít khó khăn trong việc di chuyển.
Về mặt thiết kế, vì dòng laptop ra đời sau nên sẽ có nhiều cải tiến hơn về thiết kế để phù hợp với người trẻ và cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, thiết kế của máy tính bàn cũng có những mặt ưu không thể chối cãi mà laptop chưa đáp ứng được, đó chính là thiết kế chuyên biệt cho từng mục đích sử dụng khác nhau của người dùng.
Khả năng hỏng hóc của máy tính desktop được giới chuyên gia đánh giá thấp hơn so với laptop, bên cạnh đó, đi kèm là khả năng sửa chữa cũng tốt và thuận tiện hơn. Vì desktop chỉ cần tháo case và mở các bộ phận một cách dễ dàng, trong khi đó laptop mất khá nhiều thời gian với các linh kiện và bộ phận nhỏ
Nhược điểm dễ nhận thấy nhất của máy tính bàn đó chính là người dùng không thể mang theo bên mình khi cần, điều đó lý giải vì sao laptop cá nhân được ưu dùng và phổ biến với người trẻ hiện đại đến vậy.
Máy tính để bàn không thể mang theo bên mình khi cần thiết
Thiết kế của máy tính bàn cũng cần một diện tích khoảng không gian nhất định để có thể ngồi làm việc, điều này khá bất tiện đối với những phòng trọ sinh viên nhỏ.
Bên cạnh đó, lượng điện năng tiêu thụ của một chiếc desktop cũng lớn hơn nhiều so với laptop.
Tuy nhiên, ngày nay, vấn đề kích thước của máy tính bàn không còn quan trọng khi người ta đã cho ra đời dòng sản phẩm PC mini hay còn gọi máy tính mini với kích thước 10*10 cm vô cùng thuận tiện cho người dùng.
PC mini vô cùng gọn nhẹ ra đời giúp người dùng tiện lợi hơn khi sử dụng
Hiện nay, với sự ra đời của laptop cá nhân cùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại khác, những gì mà máy tính bàn làm được thì laptop cá nhân cũng có thể làm tốt. Tuy nhiên, với mỗi nhóm đối tượng và nhu cầu sử dụng khác nhau, họ vẫn lựa chọn máy tính bàn thay vì máy tính cá nhân hoặc sử dụng song song cả 2 để hiệu suất công việc tốt hơn.
Nhóm đối tượng sử dụng máy tính bàn được chia làm 3 nhóm khác nhau.
Máy tính để bàn cho nhân viên công sở: Với những yêu cầu cơ bản về 1 chiếc máy tính nhằm phục vụ các thao tác thông thường trên máy tính, hoặc nhu cầu giải trí thông thường như xem phim, nghe nhạc... dân văn phòng, hoặc là học sinh, sinh viên có thể lựa chọn máy tính bàn giá rẻ, cấu hình thấp, phục vụ chức năng cơ bản. Chúng ta có thể thấy tại cơ quan, văn phòng làm việc không thiếu dãy máy tính bàn phục vụ cho nhân viên.
Máy tính đồng bộ FPT ELAED M353 là một sự lựa chọn cho nhân viên văn phòng
Ví dụ mẫu máy tính đồng bộ FPT ELEAD M353
Máy tính bàn cho game thủ: Chơi game cũng tùy từng loại game khác nhau để chọn máy. Nếu chỉ chơi game giải trí thông thường thì laptop cá nhân hoặc máy tính bàn cấu hình thấp hoặc vừa cũng có thể “đảm đương” tốt. Tuy nhiên, nhóm đối tượng mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là game thủ chơi game chuyên nghiệp.
PC gaming cho game thủ cần cấu hình lớn
Máy tính để bàn cho game thủ là dòng máy có cấu hình trung hoặc cao, bàn phím tốt và CPU cao hoặc phải là thế hệ mới.
Máy tính cho dẫn kỹ thuật, thiết kế đồ họa: Nhóm đối tượng này cần dòng máy có khối lượng dữ liệu lớn, cấu hình tương đối hoặc lớn.
Yêu cầu máy:
Màn hình và bàn phím nên chọn loại tốt, chất lượng cao, có thể giá hơi “chát” nhưng đảm bảo chạy tốt. Đừng ham rẻ mà mất công phải sắm lại từ đầu.
Trước khi quyết quyết định mua một chiếc máy tính nói chung hay mua PC nói riêng, ngoài việc bạn cần xác định nhu cầu của mình thì vẫn đề tài chính rất quan trọng.
Bạn có thể chi bao nhiêu tiền cho một chiếc máy tính? Vì chất lượng sản phẩm và yêu cầu cao thì thường đi kèm mức giá cao nên trong một vài trường hợp, nếu không đủ điều kiện về kinh tế, vatgia.com gợi ý cho bạn có thể mua máy tính để bàn trả góp, mua máy tính cũ hoặc lựa chọn những dòng PC giá rẻ, Pc thanh lý nhưng chất lượng vẫn tốt.
Việc lựa chọn mua máy tính để bàn trả góp cũng là một gợi ý hay nếu như bạn không đủ tự tin về chuyên môn kĩ thuật để tìm đến những sản phẩm máy tính cũ. Thông thường, khi mua trả góp máy tính, tổng chi phí cuối cùng sau khi thanh toán xong có thể lớn hơn chi phí ban đầu của sản phẩm. Tuy nhiên, cách thanh toán hàng tháng có thể giảm bớt gánh nặng kinh tế cho bạn mà vẫn có thể được dùng 1 chiếc máy tính tốt, ưng ý và mới hoàn toàn.
Mua máy tính để bàn trả góp giúp giảm gánh nặng kinh tế cho người dùng
Còn nếu lựa chọn mua Pc giá rẻ, mua máy tính để bàn thanh lý giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt thì đòi hỏi bạn phải có kiến thức về máy tính hoặc chuyên môn về máy tính và kỹ thuật cao để có thể “săn” được hàng hiếm. Máy tính đã qua sử dụng chưa hẳn đã là hư hỏng hoặc lỗi, nhiều máy tính còn “ngon” và chất lượng nhưng vì lí do muốn đổi mới hoặc nâng cấp, người ta không dùng nữa và muốn thanh lý thì đây là cơ hội cho bạn.
Vừa có thể mua được máy tính giá rẻ lại còn chất lượng đúng không nào?
Còn nếu theo cách thông thường, bạn không cần quá lăn tăn về kinh tế và đã chuẩn bị sẵn sàng thì cứ đến những địa điểm uy tín và tìm cho mình chiếc máy tính để bàn phù hợp thôi.
Máy tính cấu hình càng cao, chất lượng tốt, bộ nhớ, bộ xử lý lớn thì giá thành cũng cao hơn nên bạn cần cân nhắc về khả năng sử dụng và nhu cầu của mình nữa.
Như đã phân tích về nhóm đối tượng sử dụng máy tính để bàn ở trên, mỗi nhu cầu người dùng là khác nhau và ứng với yêu cầu về bộ xử lý máy tính khác nhau.
Hiện nay, trên thị trường có các bộ xử lý máy tính, hay người ta thường gọi tên máy tính ứng với bộ xử lý tương ứng với nó. Intel chia bộ xử lý máy tính của mình làm: core i3, core i5, core i7 ứng với sản phẩm từ cơ bản, trung và cao.
Bạn cần cân nhắc lựa chọn bộ xử lý phù hợp với nhu cầu nếu không muốn bỏ cả đống tiền để mua một chiếc máy tính bàn có bộ xử lý lớn như core i7 rồi chỉ dùng để xem phim và nghe nhạc.
Máy tính để bàn core i3 là dòng máy có cấu hình phổ thông vì vậy giá cả tương đối “mềm” và dễ chịu. Dòng core i3 phù hợp cho học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng làm việc hoặc nhu cầu chơi game, nghe nhạc. Tuy nhiên, nếu dùng để chơi game hay thiết kế đồ họa thì không thể sử dụng dòng core i3 được.
Lựa chọn bộ xử lý máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình
Core i5 và core i7 tương tự tốc độ xử lý được nâng cấp hơn. So với máy tính core i5, máy tính core i7 chiếm ưu thế hơn về khả năng xử lý đa tác vụ, chạy các ứng dụng, phần mềm mượt mà và nhanh chóng, chơi được các game khủng và nặng.
Nếu máy của bạn hoạt động khá chậm chạp mà yêu cầu công việc đòi hỏi bạn phải làm việc máy tính nhiều, máy tính hoạt động tối đa với các phần mềm thiết kế, đồ họa, cắt dựng phim,...thì bạn nên mạnh tay đầu tư CPU core i7 cho cấu hình mới.
Thông thường, máy có con chíp core i5 sẽ rẻ hơn chip core i7 nếu có cấu hình ngang nhau.
Đây là một câu hỏi rất phổ biến mà nhiều người trước khi mua máy tính rất băn khoăn.
Mua máy tính đồng bộ tốt hơn hay tự build máy tính sẽ mang lại hiệu quả và máy tính chất lượng hơn? Nên làm theo cách nào? Câu trả lời là hoàn toàn tùy thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của bạn. Nhưng trước tiên, chúng tôi sẽ phân tích và chỉ rõ cho bạn biết về 2 phương thức này để bạn đi đến quyết định là gì?
Máy tính đồng bộ là máy tính đã được lắp sẵn rồi, đồng bộ về mọi mặt và được đánh dấu mã sản phẩm.
Máy tính đồng bộ có khá nhiều ưu điểm nổi bật
Ưu điểm của dòng máy tính đồng bộ là đã được nhà sản xuất tính toán tất cả các yếu tố như hiệu năng, công suất làm việc, độ tương thích của các linh kiện...và trải qua “công cuộc” kiểm định ngắt gao trước khi xuất xưởng. Khi lựa chọn mua máy tính đồng bộ, bạn chỉ cần đến địa chỉ bán máy tính để bàn uy tín rồi “rinh” một em tốt và phù hợp về thôi.
Chế độ bảo hành tốt, bảo hành nguyên case. Nhưng khi gặp hỏng hóc linh kiện thì bạn cũng gặp rắc rối vì phải tìm đúng linh kiện như nhà sản xuất. Ngoài ra, giá thành của nó thường cao hơn dòng tự build.
Máy tính đồng bộ thích hợp với những người ưa sự ổn định hoặc chưa có kiến thức chuyên sâu cũng như kinh nghiệm nhiều về máy tính. Một số case đồng bộ tốt bạn có thể lựa chọn như máy tính đồng bộ DELL, máy tính đồng bộ HP, Compaq, Apple, PC Acer, PC Asus….
Hiểu đơn giản, máy tính tự build là bạn tự lựa chọn và lắp đặt các linh kiện cho 1 bộ máy tính hoàn chỉnh. Ví dụ như màn hình máy tính từ một hãng khác, RAM, chíp lại là linh kiện của một hãng khác. Build máy tính cũng giống như “râu ông nọ cắm cằm bà kia” nhưng đòi hỏi phải có trình độ, kĩ thuật và chuyên môn cao để có sự tương thích của các linh kiện để máy tính hoạt động tốt.
Build máy tính đòi hỏi phải có kỹ thuật, chuyên môn về máy tính cao
Nếu lựa chọn theo cách này, bạn có thể tha hồ lựa chọn các linh kiện khác nhau, “cóp nhặt” tất cả những gì tốt nhất cho một chiếc máy tính hoàn chỉnh, giá thành thông thường cũng rẻ hơn việc mua máy tính bộ. Tuy nhiên, sẽ không có một hãng sản xuất nào có thể kiểm duyệt chất lượng cho “đứa con lai” của bạn đâu nhé! Và nếu gặp vấn đề khi hỏng linh kiện thì bạn phải tự túc tìm kiếm và thay thế.
Tóm lại, nếu bạn là một chuyên gia về công nghệ hoặc có bạn bè, người thân là chuyên gia về công nghệ, bạn có sự yêu thích và thích khám phá máy tính thì đây cũng có thể là một cách rất hay.
Nhìn chung, với sự hiện đại về công nghệ ngày nay cùng nhu cầu ngày càng lớn của con người về các thiết bị công nghệ, máy tính bàn có thể ít được sử dụng hơn máy tính cá nhân, máy tính bảng...Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực nhất định, nó vẫn có vai trò và vị trí quan trọng không thể thay thế. Hi vọng, với những kiến thức về máy tính bàn cũng như những gợi ý mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ có thêm hiểu biết về chiếc máy tính bàn mình đang dùng hoặc đưa ra được sự lựa chọn thông minh trước khi mua máy tính để bàn. Chúc bạn có được sự lựa chọn đúng đắn.