Gian hàng bánRao vặtTư vấn tiêu dùngHỗ trợ
  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập

3 cách thi công hệ thống điện mặt trời quy mô lớn cho gia đình hữu ích nhất

AvatarNguyễn Ngọc Ánh -
Lượt xem: 1.952

Thi công hệ thống điện quy mô lớn là việc làm cực kỳ quan trọng, đòi hỏi người lắp đặt phải hiểu biết thật kỹ về những đặc điểm cũng như thật sự thận trọng làm sao để có thể chọn lựa cho gia đình hệ thống phù hợp nhất. Hiểu được điều đó, Vatgia.com xin hân hạnh mang đến bài viết này. Với những thông tin mà chúng tôi đưa ra đây chắc chắn sẽ giúp ích được cho bạn đọc.

1. Tìm hiểu về hệ thống điện năng lượng mặt trời

Thông thường hiện nay, một hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ bao gồm 2 hệ thống chính được lắp đặt lần lượt, đó chính là: Hệ thống điện hòa lưới và hệ thống điện độc lập.

1.1 Hệ thống điện hòa lưới

Đây là một trong những bộ phận hết sức quan trọng, góp phần làm hoàn chỉnh thêm cho toàn bộ hệ thống. Hệ thống điện hòa lưới có nhiệm vụ nhận bức xạ từ ánh sáng mặt trời, sau đó chuyển hóa nguồn năng lượng ấy thành nguồn điện một chiều DC.

Sofar Inverter

Sofar Inverter

Nguồn điện DC sau khi được hình thành sẽ luân chuyển thành nguồn điện xoay chiều AC thông qua một thiết bị chuyên dụng có tên gọi là Sofar Inverter ( hay còn được gọi là bộ chuyển đổi điện nối lưới ). Với bộ chuyển đổi này, đảm bảo hệ pin mặt trời sản sinh ra dòng điện sẽ được chuyển đổi với tốc độ cũng như điều kiện tốt nhất, giúp người dùng tối ưu hóa nguồn năng lượng cũng như có thể cung cấp điện năng đầy đủ phục vụ cho nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, có nhiều loại inverter thông minh, có chức năng tự dò cũng như đồng bộ pha, nhằm kết nối một cách an toàn và dễ dàng hơn cho hệ thống điện lưới và điện từ pin mặt trời.

1.1.1 Các thành phần của hệ thống điện hòa lưới

Hệ thống điện hòa lưới

Hệ thống điện hòa lưới

Về cơ bản, một hệ thống điện hòa lưới sẽ có các thành phần chính như sau:

  • Tấm pin năng lượng mặt trời ( Solar panel – Solar module ).
  • Bộ phận hòa lưới ( Sofar inverter )
  • Hệ thống đo lường điện năng và quan sát từ xa ( Monitoring system )
  • Hộp tủ giúp phân phối và bảo vệ dòng điện DC/AC ( DC/AC Distribution Box )
  • Khung giá đỡ ( khung kẽm hoặc nhúng nóng và ray bát kẹp nhôm chuyên dụng anodize )
  • Dây dẫn và thang máng cáp đi kèm với hàng loạt phụ kiện chuyên dụng.

1.1.2 Các yếu tố gây ảnh hưởng tới giá thành của việc lắp đặt hệ thống điện hòa lưới

1.1.2.1 Vật tư chính

Có vô vàn các loại vật tư khác nhau trên thị trường, từ giá thành thấp, phổ thông hay cao cấp sang trọng đều có đầy đủ cả. Đặc biệt là đối với tấm pin mặt trờibộ hòa lưới, giá của chúng chiếm tới phần lớn giá trị của một hợp đồng thi công, dao động từ 60 - 70%. Ngay cả đối với 1 thương hiệu, 1 hãng sản xuất cũng đã có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau rồi, vậy nên, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, vào những thông số kỹ thuật tiêu chuẩn về một hệ thống điện lưới bạn đang hướng tới mà chọn lựa cho mình dòng sản phẩm phù hợp nhất với giá thành tốt nhất.

Tấm pin mặt trời

Tấm pin mặt trời

1.1.2.2 Vật tư phụ

Chiếm khoảng từ 20 - 30 % trên tổng giá trị của toàn bộ hợp đồng. Tuy nhiên, về phần vật tư phụ này cũng quan trọng không kém, bao gồm: Các thiết bị trong tủ điện, thiết bị CB, cắt lọc sét, cầu chì, dây dẫn chuyên dụng,… chúng sẽ góp phần làm hoàn chỉnh thêm cho toàn hệ thống vậy nên, hãy lựa chọn thật kỹ lưỡng và đừng bỏ qua bất kỳ điểm gì, dù là nhỏ nhất.

Cầu chì, dây dẫn

Cầu chì, dây dẫn

1.1.2.3 Điều kiện mái thi công

Mức giá thi công chỉ chiếm từ 5 - 15 % giá trị của hợp đồng, ngoài ra còn phụ thuộc vào chất lượng và điều kiện của tấm mái có sẵn. Mái tôn sẽ có giá thấp nhất, rồi tiếp đến mái bằng và mái ngói,…

Thi công trên mái tôn sẽ có giá thành thấp

Thi công trên mái tôn sẽ có giá thành thấp

1.1.2.4 Uy tín và danh tiếng của đội ngũ thi công

Tất nhiên, như bạn đã biết, thông thường một đội ngũ làm việc lâu năm sẽ có mức giá thành cao hơn so với những địa chỉ non trẻ, ít tiếng tăm. Các công ty lớn hơn sẽ mang lại cho bạn sự an tâm tuyệt đối khi thi công lắp đặt công trình, mặc dù giá thành có cao nhưng đi kèm với chất lượng được đảm bảo.

1.2 Hệ thống điện độc lập

1.2.1  Các thành phần của hệ thống điện độc lập

Hệ thống điện độc lập

Hệ thống điện độc lập

Về cơ bản, để có một hệ thống điện độc lập, bạn sẽ có các thành phần chính như sau:

  • Tấm pin mặt trời
  • Bộ điều khiển sạc
  • Bộ điều khiển biến điện ( DC - AC Inverter )
  • Bộ bình ắc quy

1.2.2 Nguyên lý hoạt động

Ta bố trí hệ thống pin năng lượng mặt trời đặt trên mái nhà, nơi nhận được nhiều ánh sáng chiếu vào mạnh mẽ nhất, sau đó ánh sáng sẽ biến đổi thành điện năng và tạo ra được dòng điện một chiều DC. Dòng điện này được đưa tới một thiết bị điện tử tự động điều hòa quá trình đưa điện vào ắc quy

Mô phỏng hệ thống điện mặt trời độc lập

Mô phỏng hệ thống điện mặt trời độc lập

Khi công suất của hệ thống đủ lớn, sẽ có bộ chuyển đổi điện trong mạch điện được bố trí thêm vào nhằm chuyển dòng một chiều DC thành dòng xoay chiều AC. Điều này cực kỳ hữu ích khi giúp các thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng trong gia đình được vận hành cùng 1 lúc như: tivi, điều hòa, tủ lạnh,…

2. Cách thi công lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời quy mô lớn cho gia đình

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đi cùng sự phát triển tới mức chóng mặt của nền công nghệ hiện đại, điện năng mặt trời đã không còn là nguồn điện năng xa xỉ nữa mà ngày càng trở nên quen thuộc, gần gũi hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, chi phí lắp đặt cũng là điều mà người tiêu dùng quan tâm hơn cả. Để có thể hoàn thiện một hệ thống điện năng lượng mặt trời quy mô lớn điều đó phụ thuộc rất nhiều đến cách thức thi công của từng hệ thống khác nhau, dưới đây là gợi ý về 3 hệ thống tiêu biểu và phổ biến nhất:

Sơ đồ hệ thống điện gia đình

Sơ đồ hệ thống điện gia đình

2.1 Cách lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập

Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập

 

Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập

Như đã giới thiệu rất rõ ràng ở phần bên trên, hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập sẽ được bao gồm bởi các thành phần chính như là: Các tấm pin năng lượng mặt trời, bình ắc quy và bộ chuyển đổi dòng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC. Với cách lắp đặt như trên hình vẽ, toàn bộ ánh sáng mặt trời sẽ được hấp thụ và chuyển đổi thành điện năng một cách trực tiếp và dễ dàng.

2.2  Cách lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới

Hệ thống điện hòa lưới

Hệ thống điện hòa lưới

Về cấu tạo của hệ thống điện hòa lưới, chắc hẳn bạn đọc đã quá rõ ràng ở những thông tin phía bên trên. Hệ thống này được đánh giá là một trong những biện pháp đáp ứng tình trạng thiếu hụt điện năng từ của các thiết bị điện trong gia đình. Nhờ tạo nên từ pin mặt trời và bộ hòa lưới, đảm bảo điện năng sử dụng thêm mạnh mẽ hơn, mọi thiết bị trong sinh hoạt hoạt động thêm hiệu quả.

2.3 Cách lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới có dự trữ

Hệ thống điện nối lưới này về cấu tạo và chức năng không có quá nhiều điểm khác biệt so với 2 loại trên nhưng tuy nhiên, chúng lại được trang bị thêm bình ắc quy, nhằm dự trữ điện năng lượng mặt trời cho các thiết bị trong gia đình có công suất nhỏ. Loại này có thiết kế tự động,  có thể điều chỉnh dễ dàng tùy thuộc vào sinh hoạt điện của gia đình.

Hệ thống điện mặt trời nối lưới có dự trữ

Hệ thống điện mặt trời nối lưới có dự trữ

=> Việc lắp đặt, thi công một hệ thống điện năng lượng mặt trời quy mô lớn không phải là điều dễ dàng, hãy tìm tới những địa chỉ uy tín và chất lượng để được đảm bảo tốt nhất trong việc sử dụng sản phẩm về lâu về dài. Tuy nhiên, nếu việc kiếm tìm gặp quá nhiều khó khăn, đừng ngần ngại gì mà chưa tìm đến Vatgia.comTrường Minh Solar nhé! Chắc hẳn sẽ khiến bạn vô cùng hài lòng với mức giá lại cực kỳ phải chăng!!

3. Một vài lưu ý khi thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời quy mô lớn

Khi đưa ra quyết định thi công lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, bạn cần phải xem xét tới những điểm đáng chú ý như sau:

Một vài lưu ý khi sử dụng

Một vài lưu ý khi sử dụng

  • Tính toán công suất cần sử dụng cho gia đình.
  • Chọn hướng và vị trí lắp đặt sao cho thật hiệu quả.
  • Cần đáp ứng được những tiêu chuẩn về mặt an toàn trước và sau khi tiến hành đấu nối với hệ thống điện lưới của gia đình.
  • Tùy vào nhu cầu và tình hình tại khu vực bạn sinh sống mà chọn lựa hệ thống lắp đặt sao cho thật phù hợp.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần chú ý về thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời quy mô lớn mà bạn đọc cần biết. Hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích được phần nào khiến quá trình lắp đặt của bạn thêm phần thuận lợi hơn!

Theo: Nguyễn Ngọc Ánh