Chống Thấm Nhà Vệ Sinh

Liên hệ

Số 1 Ngõ 623 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội

Kỹ Thuật thi công chống thấm nhà vệ sinh, sẽ có hai phương pháp chống thấm cơ bản, sử dụng phổ biến hiện nay như sau: thứ nhất là dùng hóa chất chống thấm Water Seal kết hợp với lưới gia cố Fiber Glass, thứ hai là phương pháp chống thấm bằng màng khò nóng. Với mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.

1. Hóa chất chống thấm.

Chống thấm nhà vệ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là công việc rất quan trọng, quyết định đến thẩm mỹ và chất lượng công trình, rất nhiều nhà thường phải sửa chữa lại là do bị thấm nhà vệ sinh, dẫn tới thấm tường, ẩm mốc nhà. Chưa nói tới yếu tố chi phí thì việc sửa chữa chống thấm lại nhà vệ sinh gây ra nhiều phiền toái cho sinh hoạt gia đình, làm hỏng tường nhà, ẩm mốc nhà, phải tháo dỡ hay phá các thiết bị vệ sinh, bồn tắm, chính vì thế chi phí sửa chữa rất tốn kém... Vì vậy công tác chống thấm nhà vệ sinh cần chú trọng, nên dùng phương pháp tốt để độ bền chống thấm được vài chục năm, chống thấm tốt nhất là ngay từ khi mới xây nhà.

Đối với những ngôi nhà mới xây dựng thông thường chủ nhà thường giao toàn bộ công việc này cho Nhà thầu thi công xây dựng, hoặc lựa chọn phương pháp chống thấm sơ sài, thợ xây dựng thì đều khẳng định là xây dựng mấy trăm căn nhà chưa căn nào thấm. Điều này dẫn đến việc tâm lý Nhà thầu chống thấm chủ quan, lựa chọn vật liệu rẻ, thi công nhanh chóng và dễ dàng. Và thực tế thợ xây dựng thường tư vấn cho chủ nhà sử dụng sơn pha xi măng CT-11A của Kova, hoặc quét Sika Membrane, Sika Latex, những sản phẩm này đều rất tốt song sử dụng quét sơ sài chống thấm nhà vệ sinh là một sai lầm rất lớn. Với CT-11A chỉ chuyên chống thấm cho tường đứng ngoài nhà, Sika Membrane chuyên chống thấm cho sàn mái hoặc làm lớp lót để dán màng, còn với Sika latex chống thấm nhà vệ sinh là chưa đủ vì chỉ là phụ gia chống thấm và chuyên xử lý vết nứt. Với đặc thù công việc chống thấm thì hai yếu tố quan trọng nhất đó là: vật liệu tốt phù hợp hạng mục và thợ thi công cẩn thận, chuyên nghiệp.

Các đặc điểm cơ bản của nhà vệ sinh như sau:

- Sàn vệ sinh thường xuyên có nước, đặc biệt nước thẩm thấu qua các mạch gạch lát nền tích tụ lại đọng dưới sàn bê tông nhà vệ sinh.

- Rất dễ bị nứt bê tông sàn, do kết cấu bị lún, đan thép thưa không đúng tiêu chuẩn, chất lượng bê tông kém.

- Có 4 vị trí gây thấm nhà vệ sinh: Hộp kỹ thuật, cổ ống thoát nước sàn, vị trí chân tường và sàn thấm do nứt.

Việc sửa chữa chống thấm lại nhà vệ sinh cũ bị thấm là phức tạp và tốn kém. Chính vì thế ngay từ ban đầu chúng ta nên lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp và đội thợ chống thấm uy tín. Sau đây chúng tôi giới thiệu phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng hóa chất kết hợp với lưới Fiber Glass, đây là phương pháp mà chúng tôi thường xuyên thực hiện, hầu như 90% các công trình đều sử dụng phương pháp này. Quy trình thực hiện như sau:

Vật liệu sử dụng và quy trình thi công như sau: 

a. Vật liệu sử dụng:

+ Dung dịch chống thấm Water Seal (Nhập khẩu Anh Quốc): Là dung dịch chống thấm dạng lỏng gốc polymer Silane và Siloxane, tác dụng thẩm thấu vào bê tông giúp bê tông tạo thành Gel bịt kín các vết nứt nhỏ (< 0,2 mm) giúp đặc chắc bê tông, đồng thời chống thấm ngăn nước hiệu quả.

+ Chất chống thấm tạo màng hai thành phần Master Seal 540 (nhập khẩu Đức).

+ Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass, co giãn, đàn hồi tốt, chống nứt cực kỳ hiệu quả.

+ Phụ gia chống thấm Sika Latex.

+ Keo trám cổ ống Sikaflex Constructions.

+ Vữa rót tự san Grout không co ngót, sử dụng để đổ cổ ống và làm phẳng các vị trí lồi lõm.

b. Quy trình thi công:

Chuẩn bị bề mặt thi công

- Loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt. Đánh và thổi sạch bụi, đục tẩy các vị trí lồi lõm.

- Bề mặt phải bằng phẳng, cứng, sạch, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ.

- Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia. 

* Các bước chống thấm:

Bước 1: Chống thấm cổ ống thoát nước sàn: sử dụng máy mục đục cổ ống cách ống 2 - 3 cm, đục tỉa nhẹ theo hình chữ V, thổi sạch bụi bẩn và vệ sinh sạch sẽ cổ ống. Sau đó dùng xốp hoặc giấy chèn bên dưới cổ ống để đổ vữa không bị chảy. Sau khi chèn kín cổ ống, chúng ta trộn vữa Grout và tiến hành đổ vữa vào cổ ống thoát sàn đã được chèn kín, đổ vữa sao cho cách bề mặt sàn bê tông chừng 2 - 3 cm thì dừng lại. Sau khi vữa Grout khô tiếp tục trám cổ ống bằng keo trám Sikaflex constructions.


Bước 2: Chống thấm hộp kỹ thuật, sàn và tường nhà vệ sinh. Tiến hành lắc đều rồi đổ dung dịch chống thấm Water Seal lên bề mặt sàn bê tông sàn  và tường nhà vệ sinh, từ chân tường lên khoảng 40 - 50 cm. Nếu thấy hóa chất thấm nhanh sau lớp phủ đầu tiên tiếp tục phủ lớp thứ hai ngay lập tức. Lăn liên tục lên bề mặt để dung dịch ngấm sâu nhất vào bê tông.

Bước 3: Sau 1 - 2 giờ tiến hành trộn và đổ lớp vữa rót không co ngót Grout lên toàn bộ phần sàn, vữa Grout sẽ lấp đầy các vị trí bê tông lõm, nứt để bề mặt thật bằng phẳng. Tiếp tục dải lưới Fiber Glass lên ngay sau khi đổ vữa ra sàn.

Bước 4: Sau 5 - 6 giờ tiếp tục trộn đều và quét 02 lớp Master Seal 540 lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, hộp kỹ thuật đã được dải lưới. Quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước. Sau khi khô tiến hành trộn vữa latex với xi măng hồ dầu quét lên bề mặt trên cùng để bảo vệ lớp chống thấm.

Bước 5: Sau 12 giờ thi công chống thấm hòa thành tiến hành phun ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu.


Ưu điểm:

+ Đây là phương pháp chống thấm tốt nhất hiện nay.

+ Thẩm thấu sâu vào bê tông, vữa và gạch xây nên rất bền.

+ Toàn bộ các vị trí hộp kỹ thuật, cổ ống thoát nước sàn, chân tường, sàn vệ sinh được xử lý với độ bền cao, vật liệu đàn hồi tốt.

+ Chịu được các tác động cơ học tác động khác lên sàn mà không ảnh hưởng lớp chống thấm.

+ Bịt kín tất cả các vết nứt nhỏ của sàn vệ sinh, giúp đặc chắc bê tông.

+ Lớp chống thấm đồng khối với bê tông nên không bị tách lớp.

+ Tạo ra lớp chống thấm kín, liên tục với bề mặt.


+ Ngăn sự thẩm thấu hay thâm nhập của nước.

+ Tuổi thọ chống thấm sàn nhà vệ sinh được đảm bảo từ 15 - 20 năm.

Nhược điểm:

+ Thời gian thi công lâu hơn các phương pháp khác.


Hình ảnh chống thấm bằng Water Seal và Master Seal 540 tại CC Mandarin Hoàng Minh Giám - Hà Nội:

Hình ảnh xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng hóa chất Water Seal và Master Seal 540.


2. Phương án thi công chống thấm dùng màng khò nóng dày 3mm.

-  Dùng đèn khò khí gas làm nóng mặt sàn trước khi thi công chống thấm...

-   Quét lớp lót Primer gốc bitum lên trên mặt sàn.

-  Dùng máy khò đốt trực tiếp lên bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều sau đó dính xuống mặt sàn. Đốt nhựa bitum chảy đến đâu thi lăn màng chống thấm đến đó.

-  Tại các cổ ống nước phải dán bo kỹ ở trong và ngoài miệng ống để tránh nước thấm xung quanh cổ ống. Để đảm bảo tốt nhất, quý khách hàng nên dùng gioăng trương nở quấn xung quanh để chặn nước rò rỉ ra.

-  Tại các chân tường dán vén lên 15 - 20 cm.

Hình ảnh chuẩn bị thi công dán màng khò nóng chống thấm

 

Thợ chống thấm đang dải tấm trải

 

Dùng máy khò đốt cháy bề mặt, đạt độ nóng chảy

Hình ảnh quá trình dán màng hoàn thành

-   Sau khi thi công xong tiến hành trát một lớp ximăng cát lên trên để bảo vệ lớp màng chống thấm, hoàn trả mặt bằng. 

Video thợ chống thấm nhà vệ sinh

 

Ưu điểm:

+ Thi công nhanh

+ Lớp màng chống thấm dày từ 3 - 4mm

Nhược điểm:

+ Tuổi thọ lớp chống thấm ngắn.

+ Lớp màng chống thấm không liên tục, bị cắt nhỏ ra ở những đoạn nối với các cổ ống thoát sàn, hộp kỹ thuật.

+ Các yếu tố như nước, kỹ thuật khò kém dẫn đến phần giáp lai giữa các tấm màng chồng lên nhau thường bị hở hoặc sau này bị tách.

+ Lớp màng bitum và lớp bê tông khác chất liệu nên tách nhau, nước từ đường ống bị rò rỉ hoặc nước thấm từ chân tường luồn qua lớp màng sẽ gây thấm. Lớp màng không còn tác dụng.

+ Do phụ thuộc vào cả tay nghề thợ, chất lượng màng và các tác động khác thì phương pháp này rủi ro bị thấm lại rất cao.

Lời kết:

- So với phương pháp màng chống thấm thì phương pháp sử dụng dung dịch chống thấm Water Seal và vữa chống thấm đàn hồi về lâu dài sẽ an toàn hơn rất nhiều vì vật liệu và bê tông cùng một khối, liên tục, không chồng mép như màng khò nóng. 

- Vật liệu này thi công không đòi hỏi yêu cầu các thao tác quá phức tạp nhưng mang lại hiệu quả cao khi ngăn nước thẩm thấu, rất hiệu quả trong thời gian dài, an toàn đối với sức khỏe của người thi công và người sử dụng. Đặc biệt vật liệu thẩm thấu Water Seal sau thời gian khoảng 6-8 giờ sẽ phản ứng tạo kết tinh, bịt kín các lỗ mao mạch rỗng của bê tông, giúp cho bê tông đặc chắc.

- Với phương pháp quét hóa chất chống thấm dạng thẩm thấu tạo Gel theo đúng quy trình, độ bền công trình lên tới 20 - 30 năm. Trên đây là  những phương pháp hiệu quả trong kỹ thuật chống thấm hiện đại ngày nay.


- Nguồn: Kỹ thuật chống thấm  www.chongthamnguoc.vn -

Bình luận

HẾT HẠN

0904 780 689
Mã số : 11038074
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 03/12/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn