Rạn da khi mang thai là nỗi lo của rất nhiều người phụ nữ hiện nay. Dù không gây ra tác động xấu cho sức khỏe nhưng chúng khiến làn da mẹ bầu trở nên kém thẩm mỹ hơn. Đừng quá lo lắng! Thật ra tình trạng này vẫn có thể phòng ngừa và hạn chế được trong những tháng đầu của thai kỳ nếu mẹ biết những dấu hiệu rạn da để phòng tránh. Các mẹc ùng tìm hiểu để
chăm sóc bầu tốt hơn nhé!
Đâu là dấu hiệu rạn da khi mang thai mẹ cần lưu ý?
Khi bị rạn da khi mang thai, mẹ sẽ thấy những dấu hiệu như sau:
- Ngứa ngáy khó chịu trên da: Vết rạn là một dạng tổn thương trên bề mặt da. Khi mẹ bầu tăng cân nhanh chóng, làn da sẽ bị kéo căng đột ngộ vượt quá khả năng đàn hồi tự nhiên, khiến bề mặt da bị “rách”. Trong quá trình chữa lành tổn thương này sẽ gây ra cảm giác ngứa, châm chích ở vùng da bị kéo căng như bụng, mông, ngực, đùi.
- Có vết lõm hoặc gờ nhẹ trên da: Bề mặt da có những vết lõm và gờ nhẹ khác với vùng da bình thường, sờ vào thấy căng và mỏng hơn vùng da xung quanh. Đó chính là do sợi collagen và elastin có tác dụng nâng đỡ dưới da bị đứt gãy khi da bị kéo căng quá mức.
- Da có vết đốm hay màu bất thường: Bị rạn da khi mang thai khiến làn da mẹ xuất hiện các vết rạn màu hồng hoặc đỏ nhạt. Theo thời gian mẹ bầu lớn dần, các vết rạn cũng lớn hơn với màu đỏ, tím hoặc nâu chạy theo hướng căng của da.
Mẹ bầu nên làm gì nếu nhận thấy các dấu hiệu bị rạn da?
Khi bị rạn da khi mang thai, mẹ hãy thực hiện ngay những biện pháp dưới đây để ngăn ngừa vết rạn lớn dần và cải thiện làm mờ rạn một cách tự nhiên:
Thực hiện làm giảm các triệu chứng khó chịu rạn da trên da
Làn da bị kéo căng quá mức sẽ gây ngứa ngáy, châm chích và dần hình thành rạn sau đó. Bởi vậy mẹ hãy lưu ý những điều như:
Mặc các loại quần áo được làm tử vải cotton thoáng mát, không mặc vải thô, cứng gây kích ứng da.
Khi tắm, hãy pha nước đủ ấm, không tắm quá nóng sẽ làm tăng cảm giác ngứa. Không tắm với sữa tắm và kem dưỡng chứa cồn.
Chăm sóc da với các tinh dầu có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm và ngừa rạn 2 lần/ngày. Massage trên khu vực bị căng và ngứa.
Chườm khăn lạnh lên khu vực da bị ngứa từ 5-10 phút để làm dịu cảm giác ngứa.
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tăng cân vừa phải để hạn chế rạn da hiệu quả
Một trong những biện pháp đơn giản để ngừa rạn hiệu quả chính là giữ cho cơ thể không bị tăng cân quá nhanh, tăng quá mức trong suốt thai kỳ. Để làm được điều này, mẹ cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và kiểm soát cân nặng trong suốt quá trình mang thai. Ưu tiên các thực phẩm có tác dụng kích thích sản sinh sợi protein đàn hồi dưới da, ví dụ như cam, chanh, rau lá xanh, bơ, đậu..
Mẹ cũng nên uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho da, tăng tuần hoàn máu và kết hợp các bài tập luyện nhẹ nhàng để duy trì cân nặng hợp lý, giữ làn da luôn săn chắc, khỏe mạnh.
Ngăn ngừa tình trạng rạn da với các sản phẩm chăm sóc da cho bà bầu
Việc phát hiện dấu hiệu bị rạn da khi mang thai từ sớm sẽ giúp ngăn ngừa và chống rạn hiệu quả hơn, ngăn không cho vết rạn lan rộng và biến thành sẹo. Mẹ hãy dùng các loại dầu dưỡng có chiết xuất tự nhiên để phòng ngừa và giảm rạn da hiệu quả, ví dụ như dầu dừa, dầu olive để cấp ẩm sâu cho làn da, kháng viêm, làm mềm da và giảm thâm rạn. Một số loại kem dưỡng ẩm cũng được nhiều mẹ bầu ưa thích ở thời điểm này.
Bên cạnh đó, nhiều mẹ cũng kết hợp sử dụng các
liệu trình chăm sóc bầu tại spa chăm sóc bầu để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp trong thai kỳ tốt nhất. Tại đây, mẹ bầu được tận hưởng liệu trình
massage bầu giúp mẹ đánh tan các cơn đau mỏi toàn thân, giảm đau nhức, phù nề và chuột rút trong thai kỳ, đồng thời hỗ trợ nâng cao chất lượng giấc ngủ cho mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng sẽ thực hiện chăm sóc làn da mẹ với tinh dầu và dưỡng trắng da với mặt nạ trắng sáng cao cấp, giúp mẹ rạng rỡ xinh đẹp ngay cả khi mang thai.
Cuối cùng, chúc mẹ phòng chống rạn da hiệu quả và có một thai kỳ khỏe mạnh hiệu quả!
Bình luận