Cao Ban Long Sibiri Chiết Xuất Từ Sừng Hươu Đỏ Altai

Liên hệ

103 Nguyễn Thái Học, Điện Biên, Ba Đình



CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI ALTAI SIBIRI
Văn phòng: 103 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Hotline: 0978 720 636     Tel/Fax: (84 - 4) 37476767 

Email: nhunghuoualtai@gmail.com
Website: nhunghuoualtai.com

Công ty Altai Sibiri hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực :  - Nhập khẩu nguyên liệu như: Nhung hươu, gạc hươu, Cao Ban Long, huyết hươu giống hươu Maral (Панты марала), xạ hương, Mumio (Мумиё) và các dược liệu quý khác từ vùng núi Altai Liên Bang Nga.

Chất lượng tuyệt đỉnh, công thức đặc biệt chiết xuất từ gạc hươu đỏ vùng Altai.

Bộ phận dùng: Gạc (sừng) hươu, nai.

Hươu còn gọi là Lộc (Cervus axis Exl) và nai còn gọi là Mê (Cervus unicolor Cuv) là loài vật chân có móng đơn, họ Ugulata, sống từng bầy trong rừng. Hươu bé hơn nai ba bốn lần, đa số trên mình có sao trắng, sừng già lên bốn nhánh mỗi bên, hươu nuôi thông thường bé hơn hươu rừng và cho chất lượng nhung và gạc cũng kém hơn. Trên mình Nai không có sao, sừng già chỉ lên có 3 nhánh, ít được nuôi vì hay phá chuồng. Nai già còn gọi là chả râu.

Chỉ có hươu và nai đực mới có sừng. Hàng năm, vào cuối mùa hạ, hươu và nai thường cọ đầu vào cây hoặc vách đá làm cho sừng rụng. Gạc hươu, nai là chỉ sừng gồm xương, không còn lông và da. Gạc hươu, nai có 4/3 chi ở một bên nhánh, mỗi bộ nặng khoảng trên 5 kg. Gạc còn tươi khi chẻ ra nhìn thấy màu vàng ngà, không đen thu được trên mình hươu, nai mà chưa bị rụng. Cũng có ý kiến cho rằng, sừng mới rụng có nhiều khí lực nên tốt hơn. Gạc bị nứt, dập đen thì độc vì dân gian cho đó là hươu nai bị hổ cắn, nhưng thật ra thì khó phân biệt là hổ cắn hay bị va chạm mà nứt.

Gạc nai Mông Cổ thì dáng thẳng đứng, có 7 chi ở mỗi bên nhánh, mỗi bộ nặng khoảng trên 7 kg, gạc này nấu thì được cao vàng.

Phân biệt gạc hươu tốt và xấu.

Bằng quan sát bên ngoài người ta chia gạc hươu, nai thành các loại tốt, xấu và thứ tự như sau:

1. Bao bì: là thứ gạc còn da, lông, chóp sờ thấy mềm, đồ lên còn thái được.

2. Liên tảng: là gạc còn xương trán nối hai nhánh với nhau.

3. Gạc có đế lồi ra: chứng tỏ sừng mới rụng.

4. Gạc có đế lõm vào: là thứ xấu, không dùng.

5. Gạc xốp, gẫy, dập, phong hóa: là thứ xấu, không dùng.


Cách bào chế Cao Ban long:

Thường một lần nấu trên 30 kg gạc thì được độ 7,5 kg cao Ban long. Nấu cao Ban long có 3 giai đoạn: làm sạch, tẩm nấu và cô.

1. Làm sạch: Gạc được đổ ngập nước, đun sôi độ 1/2 giờ (để dễ cạo lớp màng đen bên ngoài). Dùng nạo cạo kỹ cho hết lớp màng đen để cao trong và không bị cháy cao trong quá trình chế biến. Rửa gạc thật sạch, rồi đem cưa từng khúc như khẩu mía dài 5 – 6 cm sau đó chẻ nhỏ làm 2 - 3 mảnh; loại bỏ tuỷ và phơi khô.

2.  Quy trình tẩm ướp: Cứ 10 kg gạc đã chẻ nhỏ, tẩm với 1 kg gừng tươi giã nhỏ, để khoảng 2 giờ đồng hồ rồi sấy khô để nấu cao. Cho gạc vào thùng men hoặc khạp là tốt nhất, xung quanh cái lồng rỗng ở giữa để múc nước cốt ra. Lấy nước mới đổ ngập nước trên lớp gạc cao 10cm rồi đun sôi. Suốt thời gian nấu, lửa phải đều và liên tục. Cứ hai ngày một đêm thì lấy nước ra một lần. Bên cạnh có thùng nước sôi, cạn đến đâu thì tiếp vào cho đủ mức nước ngập gạc (dùng nước sạch không lẫn khoáng chất độc hại). Khi nấu, thấy nổi bọt thì vớt bỏ ra ngoài nếu không sau này cũng là nguyên nhân làm cao có thể bị chảy. Nấu liên tiếp ba nước khi định lấy ra một nước thì đun cho cạn còn 1/2 mức nước mới lấy ra. Lọc qua hai lần vải đặt trong một cái rây thưa (có người dùng trấu đã rửa, luộc kỹ để lọc) vào một cái chậu men, rồi canh lại ở nhiệt độ 50o- 60oC tránh nhiễm khuẩn trong khi chờ nước sau để cùng cô. Riêng nước thứ ba sau khi lọc rồi để lắng đứng, chỉ lấy nước trong ở trên và bỏ cặn bã, sau đó trộn đều nước cốt của ba lần lấy đó để cô chung.

3. Quy trình cô cao: Khi cô chung thì dùng ngọn lửa nhỏ (70o - 80oC) trực tiếp. Khi cao gần đặc thì cô tiếp bằng cách thuỷ hoặc cách nhiệt trên cát (nhiệt độ phải hạ dần 60oC đến 40oC). Lúc này phải đảo mạnh liên tục và quấy đều tay nếu không cao sẽ bị cháy hoặc khê và nước còn lại có thể bị chảy. Kiểm tra ta lấy mũi dao rạch sâu xuống miếng cao, hai mép không khép lại được nữa là được. Đổ cao lên khay có khuôn đã bôi dầu (mỡ) cho khỏi dính. Lấy vải ấm đậy lên, để một đêm hôm sau lấy ra từng miếng 100g hay 50g (tuỳ theo khuôn) treo lên phơi và để chỗ thoáng gió cho khô rồi gói vào giấy bóng kín.

4. Bảo quản: Để Cao nơi thoáng gió, mùa hè nên lót vôi sống dưới đáy thùng và đậy kín.

Thành phẩm Cao Ban long:

Cao Ban long có màu nâu vàng và nâu sẫm. Trên mặt có những nếp nhăn to nhỏ không đều nhau, có nhiều bọt hơi khi cắt, có thể có những vết lõm và sờ không dính tay. Theo Dược phẩm vậng yếu của Lương y Hải Thượng Lãn Ông thì: Cao hươu nai, có tên gọi là bạch giao, bổ trung ích khí, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, thêm tủy, nhiều thịt, tươi mặt, mập khỏe, chủ yếu dùng trị nội thương nhọc mệt, eo lưng đau, gầy còm, phụ nữ huyết bế, không có con, yên thai khỏi đau, thổ huyết, băng huyết, chân tay đau nhức, ra nhiều mồ hôi, ngã gây tổn thương. Phàm chứng thũng độc đã vỡ hoặc chưa vỡ, lấy một miếng bạch giao thấm nước dán vào, trên đầu để lỗ hổng thì mủ ra ngay, không có mủ thịt mụn tiêu. Thực sự là vị thuốc rất quý.

Thành phần hoá học: gạc có chất keo 25%, Calci phosphat 30 - 60%, Calci cacbonat 1%, chất đạm nước… vv. Cao ban long có keratin thuỷ phân cho nhiều acid amin, trong đó có các acid amin như cytein, lencin, tyrosin, acid glutamic, arginin, alanin, lysin…vv, nhưng rất ít muối canxi.

Tính vị: Vị ngọt, hơi mặn, tính ôn.

Quy kinh: Vào các kinh Thận, Tâm, Can và Tâm bào.

Tác dụng: Bổ nguyên dương, cường tráng thận và gân cốt.

Chủ trị: Trị lậu huyết, băng huyết, thổ huyết, đau lưng gối, mỏi chân tay, trị di tinh, đái ra huyết, an thai, thuốc bồi dưỡng.

Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.

Cắt thành từng miếng nhỏ để nhai, ngậm hoặc có thể hoà với rượu hay nấu với cháo đường ăn. Có thể hoà Cao Ban long (1 phần) vào nước sắc Long nhãn (5 phần) để uống vào lúc sáng sớm và tối trước khi đi ngủ (theo sách của Hải Thượng Lãn Ông). Các cụ già nên dùng chung với mật ong trước khi đi ngủ. Liều dùng hằng ngày: 5 - 10g, có thể đến 20g, cắt thành từng miếng mỏng, ngậm dần cho tan trong miệng, ăn với cháo nóng, hấp cách thủy với mật ong hoặc cho vào ít rượu, hâm nóng mà uống.

Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Thuốc bổ dùng cho người cao tuổi đang trong thể trạng suy yếu: Cao ban long và long nhãn, mỗi thứ 50g. Long nhãn cắt nhỏ, sắc với nước rồi cho cao ban long đã thái mỏng vào đun tiếp và khuấy đều cho tan cao, sau đó để nguội và uống mỗi lần 10g vào sáng sớm, trước khi đi ngủ. (Theo bài Cao “Nhị long ẩm”,  thuốc bổ cổ điển của Hải Thượng Lãn Ông).

Thuốc cho người lao lực, mệt mỏi, mới ốm khỏi, ra mồ hôi trộm, phụ nữ sau khi đẻ: Cao ban long 0,02g, cao ngũ gia bì chân chim 0,05g, mật ong 0,02g, triphosphat calci 0,07g, cho một viên. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 3 - 4 viên đối với người lớn và 2 - 3 viên cho trẻ em tùy tuổi (viên tăng lực của xí nghiệp dược phẩm).

Chữa nôn ra máu, thổ huyết, dạ dày và ruột chảy máu, tử cung xuất huyết, kinh nguyệt nhiều: Cao ban long 4g, bồ hoàng (phấn hoa cỏ nến) 5g, cam thảo 5g. Tất cả sắc với 400 ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Cao Ban Long tốt

-  Màu sắc: Cao Ban Long tốt có màu sắc vàng hoặc vàng cánh gián.
-  Mùi vụ khi nhấm: Cao có vị thơm, ngậy, không khét.
-  Chất lương: Để miếng cao ở nhiệt độ khoảng 36 đô cho cao mềm ra sau đó vê miếng cao và kéo dài nếu cao càng kéo được dài chất lượng cao tốt vì nếu không kéo được tức là cao bị pha.

Tại sao dùng Cao ban long chuẩn sẽ rất tốt?

Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi có bài phân tích của Dược sĩ Trần Lâm Huyến về một số cao động vật có kết quả như sau (trích trong bài Cao động vật - Dược học 4 - 1963).


cao-ban-long
Bảng phân tích và so sánh các thành phần trong các loại cao động vật.


CAO BAN LONG - Quà tặng sức khỏe.

 

 

CAO BAN LONG SIBIRI.

   Cao ban long hay bạch giao, lộc giác giao được chế biến từ sừng già của con hươu và là một trong các vị thuốc quý hàng đầu được sử dụng lâu đời trong nền y dược học Phương đông. Cao ban long của công ty Altai Sibiri là sản phẩm được chiết xuất từ sừng của loài Hươu Maral và Hươu tuyết sống ở núi Altai Sibiri của Liên Bang Nga. Hươu được sống trong môi trường giáp rừng yên tĩnh, không bị ô nhiễm và được ăn nhiều loại nấm, cây cỏ - thảo dược khác nhau... nên chúng sản sinh ra nhung, gạc đặc biệt tốt. Gạc hươu thu lượm khi săn bắn hoặc già tự rụng và được thu lượm sớm nên lượng huyết chưa bị phân hủy. Cao ban long được xử lý theo sách cổ truyền Trung Hoa (từ khi thu lượm, chuyển về, xử lý, dùng nước đun lá cây để tẩy rửa, phơi 3 sương cho trắng, lấy nước mưa nấu cao, đun ở nhiệt độ quy định, thời gian nấu đủ, khi cô cao đúng quy cách nên cao không bị mất các nguyên tố vi lượng và các vitamin cần thiết). Thành phần chủ yếu của cao là keratin, trong đó có các acid amin như cytein, lencin, tyrosin, acid glutamic, arginin, alanin, lysine và rất ít muối canxi. Theo y học cổ truyền Cao ban long có vị ngọt, mặn, tính ấm, quy vào hai kinh, can và thận, không độc, có tác dụng bổ trung, ích khí, cường tinh, hoạt huyết, cầm máu, mạnh gân xương.

Chủ trị:

- Bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư   lạnh, băng lậu, suy nhược cơ thể, còi xương, rỗng xương. 
- Cầm máu dùng trong các trường hợp thổ huyết, nôn và ho ra máu, dạ dày và ruột chảy máu, tử cung ra         máu, kinh nguyệt quá nhiều, đi tiểu nhiều, mồ hôi trộm, chân tay đau nhức. 
- Ngậm để chữa các loại ho, ho khan, ho gió.

Thành phần: ( Sừng ) Gạc hươu, nước sạch và lượng nhỏ huyết hươu.

Dạng bào chế: Cao dẻo

Quy cách đóng gói: 100gam

Công dụng: Giúp bổ trung, ích khí, suy nhược cơ thể, mới ốm dạy, người già yếu.

Đối tượng sử dụng:

- Người gầy yếu, suy nhược cơ thể, mới ốm dậy, người già yếu.

- Người lao lực, ra mồ hôi trộm, đau lưng gối, di tinh, mộng tinh.

- Phụ nữ sau đẻ.

- Người nôn ra máu, thổ huyết, dạ dày và ruột chảy máu, tử cung xuất huyết, kinh nguyệt nhiều.

Cách dùng - Liều dùng

- Uống 5 - 10g/ngày.

Cắt cao thành miếng mỏng, nhai hoặc ngậm rồi nuốt. Có thể ăn cao với cháo nóng hoặc cho vào ít rượu, hâm nóng uống.

Ghi chú: 

- Nấu xong nước thử ba, miếng gạc bóp thấy dễ bở tơi là nấu đúng mức, không cần phải nấu lấy nước thứ tư có nhiều chất bột làm cao nặng và mặn, kém tác dụng và cũng là nguyên nhân làm cao bị chảy.

- Cao Ban long tốt khác các cao khác ở chỗ kéo thành tơ ở hai đầu ngón tay mà không dứt được.

- Kiêng kỵ: người có bệnh hư hàn thì không nên dùng.

Liên hệ chúng tôi để được tư vấn trực tiếp:

Điện thoại: 04 37476767 

                                                              Hotline: 0978 720 636 


Bình luận

HẾT HẠN

0485 886 577
Mã số : 9805225
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 01/05/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn