Cây Cốt toái bổ
Tỷ lệ trường hợp bị bệnh loãng xương ở người cao tuổi và ở phụ nữ đã mãn kinh ngày
càng tăng. Một số công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh có nhiều loại thực
phẩm và cây thuốc có tác dụng làm tăng sự hấp thụ chất khoáng vào xương, trong đó
có cây cốt toái bổ. Như vậy, việc dùng các chất bổ sung dinh dưỡng thiên nhiên và các
thảo dược có thể là một biện pháp quan trọng để giảm tỷ lệ người mắc bệnh loãng
xương, hoặc ít nhất làm giảm mức độ mất chất khoáng ở xương, đặc biệt ở người
cao tuổi.
Cốt toái bổ là một trong những cây thuốc có tác dụng dự phòng và điều trị loãng xương, điều trị gãy xương và các bệnh về xương khớp khác. Ở Việt Nam, cốt toái bổ phân bố ở một số tỉnh giáp biên giới Trung Quốc. Cây hiếm gặp hơn ở các tỉnh từ
Thanh Hóa, Nghệ An trở vào. Cốt toái bổ sinh trưởng ở kiểu rừng kín thường xanh
và rừng núi đá vôi ẩm, với độ cao phân bố đến 1.600m. Bộ phận dùng là thân rễ già
phơi hay sấy khô. Có khi người ta đồ chín, rồi mới phơi, sấy khô. Muốn biết lông bao
phủ bên ngoài, người ta đốt nhẹ cho cháy.
Tác dụng dược lý: Để nghiên cứu tác dụng chống loãng xương, người ta đã thử
nghiệm tác dụng của cốt toái bổ trên hoạt tính của protease là men có vai trò gây khởi
đầu sự mất xương ở chuột cống và chuột nhắt trắng. Trong nghiên cứu này, cả cao
chiết cồn và cao chiết nước đều có tác dụng ức chế mạnh các cathepsin K và L, là các
yếu tố làm biến tính chất tạo keo trong xương, trong đó cao chiết cồn có tác dụng
mạnh hơn. Cũng đã chứng minh trong thử nghiệm nuôi cấy tế bào và trên cơ thể
động vật sống hiệu quả tốt của thân rễ cốt toái bổ trên sự tăng sinh các tế bào xương
của người và hoạt tính điều hòa miễn dịch.
Các tế bào tiền - xương được nuôi cấy với các nồng độ khác nhau của cốt toái bổ và
đã nhận xét thấy các nồng độ thấp có tác dụng kích thích sự tăng sinh tế bào xương
và các nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Ngoài tác dụng chống loãng xương,
cốt toái bổ còn có các hoạt tính dược lý khác như tác dụng tăng cường chức năng
nội tiết sinh dục nữ (và như vậy cũng là tác dụng gián tiếp chống loãng xương), chống
viêm và viêm khớp.
Công dụng: Cốt toái bổ là một thành phần chính trong nhiều bài thuốc được dùng
chữa gãy xương và làm mạnh xương khớp trong y học cổ truyền Việt Nam, Trung
Quốc và Triều Tiên. Thân rễ cốt toái bổ có tác dụng bổ thận, làm mạnh gân xương,
hành huyết, phá huyết ứ, cầm máu, giảm đau. Được dùng để dự phòng và điều trị
loãng xương, đau xương, đau lưng mỏi gối, khớp sưng đau, ngã chấn thương,bong
gân, tụ máu, sai khớp, gãy xương, thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), chảy máu
chân răng. Ngày dùng 6-12g thân rễ khô dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
Còn có tên khác là tác kè đá, Hầu khương, Hồ tôn khương, Thân khương, cây Tổ
phượng, cây Tổ rồng, Tổ diều.
Tên khoa học: Drynaria fortunei J.Sm, họ Dương xỉ (Polypodiaceae).
Mô tả: cây cốt toái bổ là Dương xỉ mọc bò, có thân rễ dẹp, mọng nước, phủ lông
dạng vẩy màu nâu sét. Lá có 2 loại: lá hứng mùn, xoan, gốc hình tim, mép có răng
nhọn, dài 3-5cm, không cuống, phủ kín thân rễ; lá thường sinh sản, có cuống ngắn
4-7cm, phiến dài 10-30cm, xẻ thuỳ sâu, thành 7-13 cặp thuỳ lông chim, dày, dai,
không lông. Các túi bào tử xếp hai hàng giữa gân phụ mặt dưới lá; bào tử vàng nhạt,
hình trái xoan.
Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cốt toái bổ.
Phân bố: Cây cốt toái bổ mọc phụ sinh trên cây gỗ và đá, ở vùng rừng núi Cao Bằng,
Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội tới Nghệ An.
Thu hái: thu hái Thân rễ cây cốt toái bổ quanh năm, cắt bỏ rễ con, phần lá sót lại và
cạo sạch lông, rửa sạch, cắt thành từng miếng theo kích thước quy định, phơi hay sấy
khô.
Tác dụng dược lý:
* Cốt toái bổ có tác dụng tăng cường sự hấp thu Calci của xương, nâng cao lượng
Phospho và calci trong máu giúp cho chóng liền xương. Thuốc có tác dụng giảm đau
và an thần.
* Có tác dụng rõ phòng ngừa lipid huyết cao, làm giảm lipid máu cao và phòng ngừa
được chứng xơ mỡ mạch.
* Thực nghiệm trên chuột lang, nhận thấy thuốc cốt toái bổ có tác dụng làm giảm độc
của Kanamycin đối với tai trong, nhưng sau khi ngưng thuốc, tai vẫn bị điếc vẫn phát
triển.
Thành phần hoá học: Tinh bột, flavonoid.
Công năng: Bổ thận, làm mạnh gân xương, hoạt huyết hóa ứ, cầm máu giảm đau.
Công dụng: cốt toái bổ là Thuốc bổ thận, trị đau xương, đau lưng, mỏi gối, chữa dập
xương, ỉa chảy kéo dài, chảy máu răng.
Cách dùng, liều lượng: Dùng uống hay đắp ở ngoài. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc
sắc hay ngâm rượu.
Bào chế: Rửa sạch, cạo sạch lông, thái mỏng phơi khô dùng. Có khi tẩm mật hoặc
tẩm rượu, sao qua dùng.
Bài thuốc:
1.Trị chứng răng đau, răng long, răng chảy máu do thận hư:
* Bột Cốt toái bổ vừa đủ sao đen xát vào răng.
* Gia vị Địa hoàng hoàn: Thục địa 16g, Sơn dược, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch
tả mỗi thứ 12g, Tế tân 2g, Cốt toái bổ 16g, sắc uống.
2.Trị chấn thương phần mềm, gãy xương kín:
* Tẩu mã tán: Cốt toái bổ, lá sen tươi, lá Trắc bá diệp tươi, quả Bồ kết tươi, lượng
bằng nhau, tán nhỏ, mỗi thứ 12g, ngày 2 lần, hãm nước sôi uống hoặc đã đắp ngoài.
* Tiếp cốt tán: Cốt toái bổ, Huyết kiệt, Bằng sa, Đương qui, Nhũ hương, cốt toái bổ,
Một dược, Tục đoạn, Đồng tự nhiên, Đại hoàng, Địa miết trùng, lượng bằng nhau, tán
bột trộn Vaselin bôi vùng đau. Bài thuốc có tác dụng làm liền xương nhanh.
3.Phòng nhiễm độc Streptomycin:
* Mỗi ngày dùng Cốt toái bổ 30g, sắc nước, phân 2 lần uống, tác giả theo dõi 32 ca tai
ù do streptomycin, kết quả tốt (Tạp chí Y trung nguyên 1987,2:33).
* Cốt toái bổ làm mất tác dụng phụ của Streptomycin 200 ca, có kết quả 89,6%
(kết quả tiêm huyệt tai tốt hơn uống) (Theo báo cáo của Thang Mộ Lan đăng trên tạp
chí Kháng sinh tố 1981, 4:52).
* 53 ca uống Streptomyci được dùng Cốt toái bổ thang (Cốt toái bổ 30g, Cúc hoa 12g,
Câu đằng 12g), kết quả dùng trong 35 ngày là 98,1% (Tân trung y 1986,11:30).
4.Trị chai chân: Cốt toái bổ 9g, giã nát ngâm vào 100ml cồn 95%, 3 ngày đem xát
vùng chai có kết quả (Tạp chí Trung y 1964,8:37).
Kiêng ky: âm hư, huyết hư không nên dùng.
Bình luận