Bán Dâu Tằm Giúp Khỏe Người, Ngủ Ngon Giấc, Tỏ Tai Sáng Mắt, Trẻ Lâu

85.000

1157 Lê Đức Thọ , F13, Gò Vấp


 

Dâu Tằm có bán tại cửa hàng Đức Thịnh Gò Vấp 



Lá Dâu Tằm 85.000đ / kg



Rễ Dâu Tằm 200.000đ /kg



sdt: 0912 858 167



Dâu tằm có tên khoa học là Moros albal... Y học cổ truyền hay dùng lá dâu (tang diệp), vỏ rễ dâu (tang bạch bì), quả dâu (tang thầm), cây mọc ký sinh trên cây (tang ký sinh) làm thuốc.



Theo Thần Y Tuệ Tĩnh, lá dâu tằm có rất nhiều công dụng, lá cần chọn những lá non, hái lúc mặt trời chưa mọc, rửa cho sạch sẽ, phơi nắng cho khô.


Một số thực nghiệm lâm sàng cho thấy ăn lá dâu hằng ngày (canh lá dâu, canh hến lá dâu hoặc xào với trứng) hoặc nước hãm lá dâu có khả năng ổn định huyết áp, nhịp tim, đường huyết, làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ ở nhóm người tăng huyết áp và biến chứng ở người tiểu đường.  


Theo tài liệu cổ, quả dâu (tang thầm) vị chua ngọt, tính bình, làm tăng huyết dịch, chữa thiếu máu, đau khớp xương và chứng táo bón ở người cao tuổi. Dùng lâu giúp khỏe người, ngủ ngon giấc, tỏ tai sáng mắt, trẻ lâu, liều dùng 12-20 g/ngày.


Lá dâu vị ngọt đắng, tính mát, làm mát máu, thanh đờm, chữa cảm sốt nóng có mồ hôi, đau họng ho khan, nhức đầu. Cành dâu thái miếng sao vàng giúp chữa phong thấp, tay chân co quắp, đau nhức (cành dâu sao 20 g, cây huyết dụ 12 g sắc uống). Tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) giúp mạnh gân cốt, lợi huyết mạch, an thai, xuống sữa.


Y học cổ truyền cũng dùng dâu tằm trong nhiều bài thuốc hoặc món ăn chữa cao huyết áp. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, dịch chiết vỏ rễ dâu gây hạ huyết áp, giãn mạch… trên động vật thí nghiệm.


Một số bài thuốc chữa cao huyết áp bằng dâu tằm:


Bài 1: Lá dâu non hoặc bánh tẻ nấu canh hoặc nấu chung với hến, nghêu, cá diếc hoặc hãm nước uống hằng ngày có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim. Bài thuốc này thích dụng cho các bệnh về phổi, phế quản, âm hư nội nhiệt, tăng huyết áp thể can thận âm hư, cải thiện các triệu trứng hội chứng mãn kinh, mồ hôi trộm…

Bài 2: Lá dâu và mè đen đồng lượng trộn đều (9 lần đồ, 9 lần phơi), thục địa 1kg, liên nhục 200g, tất cả tán nhỏ, trộn với mật ong hoàn viên to bằng hạt ngô, ngày uống 5g, chia làm 2 lần sáng - tối. Giúp da tươi nhuận, mịn màng. Uống lâu dài giúp gân cốt rắn chắc, khí huyết dồi dào, tăng thính lực. Bài thuốc này thích hợp cho những người sạm da, nám má, cơ thể suy nhược, gân cốt suy yếu, thiếu máu, can thận âm hư, ù tai, tăng tuổi thọ…

Bài 3: Lá dâu 100g, lá đậu ván 100g, lá sen tươi 100g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải thử, tán phong nhiệt, thích hợp cho những người say nắng, âm hư nội nhiệt, bốc hỏa… 

Bài 4: Búp dâu non 1 nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ sưng, bên ngoài lấy giấy thấm nước đắp, khi khô lại thay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, giảm đau, thác sang sinh cơ. Tác dụng trong viêm cơ, viêm tuyến vú, mụn nhọt, trị vết thương lâu ngày, mụn nhọt không liền miệng… Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể dùng lá trầu không nấu với nước muối loãng để rửa vết thương, lá dâu vàng, sấy khô, tán bột mịn, rắc lên miệng nhọt, miệng vết thương.


Bài 5: Lá dâu già sao vàng hạ thổ dùng 12-20g, sắc với 100ml còn 50ml, uống ngày 2 lần. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, lương huyết, trị thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam)…

Bài 6: Lấy 10 lá dâu bánh tẻ to, nấu nước uống. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt an thần, thích dụng cho trẻ nhỏ bị sốt cao, co giật hoặc trẻ ngủ không ngon giấc, đại tiện táo, nước tiểu vàng sẫm…

Bài 7: Lá dâu 16 - 18g sắc, đợi nước còn nóng ấm rửa búi trĩ, trực tràng… và đẩy lên, lấy băng băng lại, nằm nghỉ. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, làm săn chắc cơ, thích dụng cho các chứng trĩ, sa trực tràng, sa dạ con… 


Khám phá công dụng của lá dâu chống lão hóa:




Lá dâu có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, nuôi dưỡng da, đồng thời ngăn chặn quá trình lão hóa da.


Các hợp chất flavonoid trong lá dâu có tác dụng kích thích vi tuần hoàn, tăng sức đề kháng của da. Không chỉ thế, lá dâu tằm còn chứa các acid hữu cơ, acid béo và vitamin có tác dụng chống nám, nuôi dưỡng tế bào da, bảo vệ màng mỡ trên bề mặt da…


Làm đẹp da
Lá dâu và mè đen trộn lẫn với tỷ lệ 1-1 và qua “cửu sái, cửu phơi” (9 lần đồ, 9 lần phơi), làm thành viên hoàn. Uống sau 3 tháng da sẽ tươi sáng, mịn màng. Uống trường kỳ giúp gân cốt rắn chắc, khí huyết dồi dào, tỏ tai sáng mắt, tinh thần khoan khoái, tăng thêm tuổi thọ.


Bạn có thể sử dụng lá dâu non để nấu canh, pha trà hoặc làm mặt nạ từ lá dâu giã nhuyễn… Tuy nhiên, lá dâu có thể gây kích ứng ở một số người, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm.


Bài thuốc: Lá dâu (bánh tẻ không quá già, quá non), rửa sạch, phơi khô sao vàng tán bột (lá dâu hái lúc mặt trời chưa mọc càng tốt). Vừng đen: xát sạch vỏ 9 lần đồ, 9 lần phơi; Khô giòn tán bột. Lượng lá dâu và vừng đen bằng nhau cho vào mật ong luyện thành viên to hơn hạt đậu đen. 

Mỗi ngày uống 100 viên, chia hai lần vào lúc đói, chiêu bằng nước cơm hoặc nước sôi; Uống 3 tháng có thể da nổi mụn mẩn đỏ. Nếu có hiện tượng trên vẫn không ngại, uống tiếp đến 6 tháng có thể nghỉ nửa tháng hoặc một tháng rồi lại uống tiếp như trên. Tác dụng: Bồi bổ khí huyết, sinh lực dồi dào, tai mắt tinh thông. Chống lão hóa phù hợp với tuổi già; Thuốc hòa hoãn không độc, phù hợp với nhiều thể trạng, độ tuổi khác nhau



10 bài thuốc khác từ cây dâu:


1. Bổ huyết, dưỡng huyết

Phù tang chí bảo là một bài thuốc hay đã được đề cập trong các y thư cổ như Nam dược thần hiệu, Hải Thượng y tông tâm lĩnh... Uống được ít lâu nếu thân thể mọc đầy mụn thì đó là do sức thuốc đẩy ra, không nên cho là quái lạ. Nhưng sau 3 tháng, khắp mình sẽ tươi sáng, da dẻ mịn màng. Nếu uống liên tục nửa năm thì khí lực trở nên mạnh mẽ lạ thường, tật bệnh dần dần tiêu tan. Trường kỳ uống mãi thì gân cốt rắn chắc, khí huyết dồi dào, tỏ tai sáng mắt, tinh thần khoan khoái, tăng thêm tuổi thọ.

Cách bào chế: Lá dâu và vừng đen lượng bằng nhau. Vừng xát tróc vỏ, đem đồ chín, “cửu chưng cửu sái” (nghĩa là chín lần đồ, chín lần phơi). Cả hai thứ đem tán bột, luyện mật làm thành viên hoàn.

Theo Tuệ Tĩnh, lá dâu cần chọn lá non, hái lúc mặt trời chưa mọc, độ vài ba chục cân (cân ta), rửa sạch bụi đất, phơi nắng cho khô. Dùng lá dâu vườn càng tốt vì các cụ cho rằng dâu núi có thể bị nọc độc của rắn, rết dây vào.

2. Chữa thong manh, đau mắt

Lá dâu tươi đem về giã nát, phơi khô, đốt thành than, nấu lấy nước rửa mắt.

Để chữa đau mắt gió hay chảy nước mắt: Lá dâu hái vào tháng Chạp, hãm lấy nước rửa hằng ngày.

3. Chữa đau nhức

Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt chưa dứt đã vội động phòng, sinh chứng toàn thân đau nhức như dùi đâm. Có thể chữa bằng bài thuốc: lá dâu già, lược gãy, nệm rách, tóc rối liều bằng nhau, đem đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân (khoảng 12 g) với nước nóng.

4. Chữa hen suyễn

Lá dâu già, lá thầu dầu già, trấu (sao mật) tán nhỏ, thắng mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống một viên với nước sôi.

5. Chữa huyết áp cao

- Lá dâu bánh tẻ một nắm nhỏ, cá diếc sống một con. Cá diếc cho vào chậu nước muối để nhả hết nhớt dãi; không mổ, để nguyên con đem luộc, gỡ lấy thịt nấu canh với lá dâu ăn.

- Thịt trai hoặc nghêu sống 50-100 g, lá dâu tươi 20 g thái nhỏ, nấm hương 20 g, hành củ khô 2-3 củ. Nấu cháo ăn hằng ngày, có tác dụng hạ huyết áp tốt. Bài thuốc này thích dụng với người cao tuổi bị tăng huyết áp và u xơ tiền liệt tuyến có các dấu hiệu tiểu không thông, tiểu đêm, tiểu nhiều lần... Đặc biệt người tăng huyết áp bị suy giảm khả năng tình dục cũng nên dùng.

6. Tẩy sán xơ mít

Dùng dao tre cạo lấy vỏ trắng cành dâu 3 nắm, nước 3 bát, sắc lấy một bát. Tối hôm trước phải nhịn ăn, sáng sớm uống lúc bụng đói, sán sẽ ra hết. Uống 2-3 lần.

7. Chữa tiểu buốt, nước tiểu đục

Tổ bọ ngựa cây dâu mỗi lần 1 cái nướng khô, tán nhỏ, uống với rượu lúc đói, uống 2-3 lần là khỏi, chữa tiểu buốt.

Ngài tằm cấu bỏ đầu, chân, cánh; sấy khô, tán nhỏ, giã với cơm làm viên bằng hạt ngô, uống với nước muối lúc đói để chữa chứng đi tiểu nước tiểu đục, trắng.

8. Chữa viêm họng

- Mộc nhĩ cây dâu lấy vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, thứ trắng như vẩy cá. Khi dùng giã nhỏ, lấy lụa bọc lại thành viên, tẩm mật ngậm.

- Bạch cương tàm (con tằm vôi) 6 đồng cân, phèn chua 3 đồng cân, phèn chua phi 3 đồng cân. Tất cả tán nhỏ, mỗi lần dùng 1 đồng cân (khoảng 4 g) uống với nước gừng để gây nôn. Trẻ em thì pha thêm bạc hà vào nước gừng, nếu nôn ra với đờm đặc thì rất công hiệu.

- Bạch cương tàm sao, tán nhỏ, giã lẫn với quả mơ muối, viên bằng đầu ngón tay, bọc lụa lại mà ngậm, nuốt nước dần...

9. Chữa tóc rụng, tóc bạc

Nước quả dâu ngâm đường có thể giúp tóc đen và mọc nhiều.

10. Chữa viêm tuyến vú

Đọt dâu non 1 nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ vú sưng, bên ngoài lấy giấy dấp nước đắp, khi khô lại thay, đến khi tan hết thì thôi.

11. Trị mất ngủ

Lá dâu thường được dùng trong nhiều bài thuốc trị mất ngủ như kết hợp củ mài sao vàng (20g), long nhãn (10g), hạt sen cả tim sen (sao 20g), lá dâu (10g), táo nhân (sao 10g), lá vông (10g), bá tử nhân (10g), sắc uống mỗi ngày.

12. Dự phòng sốt xuất huyết

Lá dâu, lá tre, sắn dây, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12g, lá khế 16g, sắc uống hàng ngày thay trà, dùng khi trong vùng dân cư có người bị sốt xuất huyết.


13. Chữa say nắng

 


Lá dâu 100g, lá đậu ván 100g, lá sen tươi 100g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống.





Tác dụng của lá dâu trong việc chữa ra mồ hôi



- Cách 1: Nấu 200g tim heo, 30g (khoảng 1 nắm) lá dâu tằm non, 20g hạt sen, cho chút dầu ăn, gia vị vừa đủ vào tim heo thái nhỏ để ướp. Xào qua cho chín tới. Lá dâu thái, hạt sen giã nhỏ sau đó trộn đều cùng tim vừa xào song. Sau đó đem hấp cách thủy đến chín là có thể ăn được. Nên ăn vào bữa chiều, một đợt ăn tầm 5 ngày, nghỉ vài ngày rồi ăn lại được. 



- Cách 2: Phơi khô lá dâu tằm, có thể dùng thêm cả lá rau má (nếu có điều kiện dùng lá tươi cho tốt). Cho khoảng 10g lá dâu tằm khô và 5g lá rau má khô pha 1 ấm trà nhỏ như uống nước chè. Như trên, mỗi đợt bạn dùng khoảng 5 ngày rồi nghỉ, sau đó lại dùng lại.



- Cách 3: Bạn có thể bung gà với lá dâu tằm để ăn cũng rất hiệu quả. 



- Cách 4: Nếu có cây trong nhà, bạn có thể hái lá dâu non mỗi ngày, vò ra như chúng ta vò rau ngót, lâu lâu có thể nấu canh để ăn hàng ngày.

- Cách 5: Bài thuốc của Cố lương y Vương Đăng chữa ra nhiều mồ hôi, dùng 2 chân gà, một nắm lá dâu tươi. Cho vào nấu hơi 2 chân gà, gia giảm đủ độ là có thể ăn bình thường. Tùy từng người nếu cơ địa phù hợp thì chỉ vài ba lần là có biểu hiện tích cực.



Trị rôm sảy cho bé:

Chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ khi lá dâu tằm có tác dụng trị rôm sảy đặc biệt hữu hiệu. Hãy lấy một nắm lá dâu tằm, rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước, đun sôi. Chờ nước nguội bớt thì bỏ lá ra tắm cho bé (mẹ nên nấu nhiều nước rồi dùng chính nước đó để nguội bớt tắm cho bé, không pha thêm nước lạnh nữa).

Để trị rôm nhanh hơn, mẹ có thể dùng hạt đậu xanh còn nguyên vỏ, tán mịn rồi rắc lên vùng da nhiều rôm của bé sau khi tắm với nước dâu tằm. Làm như vậy liên tục vài ngày là rôm không mọc nữa, nốt rôm cũ cũng dịu đi khiến bé dễ chịu hơn.


Chế biến món ăn:



Cháo lá dâu: Lá dâu 20 g thái chỉ một nắm, con trai 3-5 con, nấu cháo ăn hằng ngày. Bài thuốc này thích dụng với người cao tuổi bị tăng huyết áp.



Vỏ trắng rễ dâu 20 g, sắc uống ngày một thang.



Canh cá diếc lá dâu: Lá dâu 20 g thái chỉ, cá diếc tươi 1 con. Nấu canh ăn hằng ngày.

 


Bình luận

HẾT HẠN

0912 858 167
Mã số : 11775046
Địa điểm : Hồ Chí Minh
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 09/10/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn