Bán Ba Kích Trị Thận Hư, Suy Thận, Sinh Lý Yếu

450.000

1157 Lê Đức Thọ , F13, Gò Vấp


Cây Ba Kích có bán tại cửa hàng Đức Thịnh Gò Vấp giá 450.000đ / kg

Cây giống giá 10.000đ / cây -  sdt: 0912 858 167

 


Tây Giang là một huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Từ trung tâm huyện lỵ đi ngược lên 5 km đến xã Lăng, nơi đồng bào Cơ Tu sinh sống, hỏi già Bh’riu Pố, người đàn ông được mệnh danh “ông vua Ba kích” của núi rừng Tây Giang thì ai cũng biết. Ông là nguyên Chủ tịch và bí thư Đảng ủy của xã này. Bh’riu Pố là người đầu tiên trồng được Ba kích. Đến cuối năm 2009, số cây Ba kích của ông đã có khoảng 6.000 gốc trên diện tích hơn một héc ta. Mỗi gốc Ba kích nếu tốt có thể cho từ 3-4 kg rễ củ, hoặc hơn. Nếu chỉ bán với giá 40.000 đồng/kg rễ tươi (nay đã lên 80.000 đ và hơn nữa), thì với số cây đó, sau 3 năm cho thu hoạch sẽ có giá trị tiền tỉ - một giấc mơ làm giàu của nhiều người dân không chỉ ở miền núi mà cả ở vùng đồng bằng nước ta. 




H.1: Già Bh’riu Pố và rễ Ba kích (nguồn: Internet)


Ba kích là cây mọc tự nhiên, rễ Ba kích (không gọi là “Sâm Ba kích”) không thẳng mà thắt lại từng đoạn như cái chày giã gạo, vì thế mà tiếng địa phương gọi là cây Đhong Jơn Jêê (cây chày giã gạo). Người dân ở đây nghĩ đó là "cây của trời mọc trong rừng chứ không phải của người, không trồng được", nên không ai làm. Nhưng khi già Bh’riu Pố trồng thành côngcây Ba kích, thì mọi người mới tin rằng cây của trời vẫn trồng được. Đến lúc này Bh''riu Pố bắt đầu cung cấp giống và hướng dẫn cho hơn 30 hộ gia đình ở xã Lăng về kỹ thuật trồng cây Ba kích, trong đó có vườn của Blinh Ương với trên 500 cây Ba kích phát triển tốt. 





H.2: Cây, rễ và quả Ba kích (hình vẽ: B.X. Chương)

 

Từ hiệu quả kinh tế của cây Ba kích, lãnh đạo huyện Tây Giang xác định Ba kích không chỉ là cây thuốc quý mà còn là “cây xóa đói giảm nghèo” cho địa phương. Huyện không chỉ khuyến khích mà còn cung cấp giống miễn phí cho người dân trồng cây này. Gia đình nào có 1 ha Ba kích còn được thưởng 5 triệu đồng. Đến nay, cả xã Lăng đã có hơn 6ha rừng Ba kích.

Chủ tịch UBND xã Lăng, cho biết: “Ông Pố là người có công lớn trong nhân giống và phát triển cây Ba kích, đã góp phần trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Ông đã giúp đỡ bà con kỹ thuật nhân giống và trồng cây Ba kích.

Thấy mô hình trồng Ba kích của Bh’riu Pố hiệu quả, nhiều người dân, kể cả cán bộ các huyện miền núi khác như A Lưới (Thừa Thiên- Huế), Trà My, Nam Giang (Quảng Nam)... cũng đến học hỏi. Ông Pố nhiệt tình cho giống và hướng dẫn cụ thể cách trồng, chăm sóc và thu hoạch, với niềm tin một ngày không xa, sẽ có nhiều người dân miền núi thoát nghèo nhờ cây này và khu vực miền núi Quảng Nam sẽ là nơi sản xuất nguồn nguyên liệu Ba kích làm thuốc cho ngành Dược trong nước và xuất khẩu (Hiện nay, ta phải nhập khẩu Ba kích trồng  từTrung Quốc với khối lượng khoảng 205 tấn / năm -nguồn: “Cẩm nang sử  dụng và phát triển cây  thuốc ở Việt Nam” của T.C. Khánh và cs.).

TSKH. Trần Công Khánh


Cây Ba kích còn có tên là Dây ruột gà, Chẩu phóng xì, Sáy cáy (Thái), Thau tày cáy (Tày), Chày kiềng đòi (Dao). Tên khoa học là Morindaofficinalis How, họ Cà phê (Rubiaceae).

 

 

Đây là cây bụi trườn hoặc leo bằng thân quấn, dài đến 2m hoặc hơn, sống nhiều năm. Thân non có lông mềm, màu xanh hoặc nâu tím, sau nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục hay hình mác hẹp, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn. Lá kèm mỏng, ôm sát vào thân. Cụm hoa là một tán giả ở đầu cành, dài 0,3-1,5cm. Hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng; lá đài dính liền nhau thành hình chén; cánh hoa dính liền thành ống dài 3-4mm. Nhị 4 đính vào họng ống tràng. Bầu dưới. Quả đơn hình cầu, hay dính liền nhau (quả tụ), mang đài tồn tại ở đỉnh, khi chín màu đỏ cam. Hạt hơi dẹt, vỏ hạt có lông. Rễ hình trụ, mập, phân nhánh, có những chỗ thắt lại không đều như ruột gà (vì vậy mà có tên là dây Ruột gà); thịt rễ dày, màu tím hoặc trắng ngà. Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-9.

 

 

Cây Ba kích mọc hoang trong rừng thưa, rừng thứ sinh, gặp ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc từ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình, đến vùng Cao nguyên ở phía Nam. Cây còn phân bố ở các tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào.

Rễ ba kích được dùng làm thuốc, cóchứa các anthraglucosid, iridoidglucosid và các sterol như β-sitosterol, v.v…

Theo Đông y, Ba kích có tác dụng ôn thận, trợ dương, mạnh gân cốt. Dùng chữa dương suy, liệt dương, di tinh, làm mạnh gân cốt. Người có âm hư, hoả thịnh,đại tiện táo bón thì không được dùng. Liều 4-12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, hoặc ngâm rượu.

 





 











 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 Ba kích – cường dương, bổ thận

Ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis How, thuộc chi Nhàu, họ Cà phê. Ba kích có nhiều tên gọi khác nhau như: Ba kích thiên, dây ruột gà, tam mạn thỏa, thỏ tử trường…

Ba kích là loài dây leo, sống nhiều năm, thân non màu tím, có lông, cành non có cạnh. Lá mọc đối, cứng nhọn, hình ngọn giáo thuôn dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non màu xanh, có lông dài ở mặt dưới, sau đó ít lông và có màu trắng mốc; lá kèm hình ống. Hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng, 2-10 cánh hoa, 4 nhị, mọc thành cụm ở kẽ lá, đầu cành. Quả tròn, khi chín màu đỏ.

               ba kich.jpg

                                                                    Cây ba kích

Cây thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Ba kích trồng 3 năm trở lên có thể thu hoạch rễ làm dược liệu.

Rễ cây đào về cắt bỏ cổ rễ và rễ con, chỉ lấy chỗ có đường kính 0,5cm trở lên, phơi nắng cho héo rồi dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh dập nát) tiếp tục phơi, sấy khô, thịt sẽ biến thành màu tím hoặc hồng tím, có nhiều chỗ đứt sâu để lộ lõi gỗ nhỏ bên trong, cắt thành đoạn ngắn 10cm.

                                                  ba kich 2.jpg

Theo y học cổ truyền, ba kích có vị cay, hơi ngọt, công dụng trợ dương bổ thận; trị thận hư, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tảo tiết, lãnh cảm, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp, thần kinh suy nhược, mất ngủ, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, đầu mặt bị trúng phong, ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, ăn ít…

Theo Tây y, thành phần hoá học chính của ba kích gồm có: Anthranoid, đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C…. giúp tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, chống viêm, tăng khả năng giao hợp…

Bài thuốc từ ba kích giúp tăng sức mạnh đàn ông

Từ lâu, dân gian coi ba kích là vị thuốc bổ thần kinh và tinh khí, trợ dương, kích thích tinh dục, trừ phong thấp chữa bệnh liệt dương, sớm xuất tinh, di mộng tinh, lưng gối đau mỏi. Người lớn, nhất là từ 30 tuổi trở lên dùng rất tốt. Ngày uống 12-20g dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, thuốc viên hoặc rượu ngâm. Một số bài thuốc từ ba kích giúp tăng sức mạnh đàn ông:

Bài 1: Ba kích 16g; dâm dương hoắc, sa sâm, thỏ ty tử, nhục thung dung, câu kỷ tử, mỗi thứ 12g; đỗ trọng, đương quy, cam thảo, mỗi vị 8g; đại táo 3 quả. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu 35-40 độ (càng lâu càng tốt) uống trong vòng 1 tuần, ngày 2 lần, mỗi lần 15ml. Hoặc sắc với nước uống trong 3 ngày.

Bài 2: Ba kích 60g; tục đoạn, cẩu tích, hạt sen, mỗi thứ 40g; kim anh, tua sen, hoài sơn, mỗi thứ 20g; mẫu lệ nướng 10g. Tất cả đem tán thành bột, trộn với mật làm viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 10-20 viên chia làm 2 lần.

Bài 3: Ba kích 100g, hà thủ ô đỏ 100g, tắc kè 50g, hoàng tinh, hoặc thục địa 100g, đại hồi 10g. Tắc kè ngâm với đại hồi trong rượu 35 độ để được 350ml. Các dược liệu khác cũng ngâm với rượu 35 độ trong 10-15 ngày được 700ml. Hòa lẫn hai rượu với nhau, thêm 100g đường kính (đã nấu thành siro) để thành 1 lít. Lọc kỹ. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 15-20ml sau bữa ăn hay trước khi đi ngủ.

Bài 4: Ba kích 20g, sinh địa 20g, đỗ trọng, đương quy, hoàng kỳ, ngưu tất, tục đoạn, mỗi thứ 12g; cam thảo 8g. Sắc hoặc tán bột làm viên, uống ngày 20-30g.

Bài 5: Ba kích 15g, thục địa 15g, sơn thù du 12g, kim anh 12g. Tất cả sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống trong ngày.

Nhiều người quan niệm rằng rượu ba kích như một thứ thuốc chữa  bách bệnh. Tuy nhiên, tác dụng chủ yếu của ba kích là cường gân cốt, bổ thận ích tinh, ôn thận tráng dương. Chủ trị các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, chóng mặt, tiêu chảy, gân xương mềm yếu và không phải ai cũng dùng được.

ThS.BS Nguyễn Thị Hằng, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết, ba kích là cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, có nhiều ở Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang...



Củ ba kích




Theo y học hiện đại, ba kích có tác dụng tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, chống viêm... Đối với nam giới, tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh lý. Rễ ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng hạ huyết áp, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường hoạt động của não, giúp ngủ ngon.

Lương y Phó Hữu Đức, chủ tịch Hội Đông y, quận Cầu Giấy, Hà Nội, người gắn bó nhiều năm với cây ba kích chia sẻ, ba kích rất tốt, tuy vậy những người âm hư hỏa vượng (huyết áp thường không ổn định) và bị táo bón không nên dùng. Hiện nay, nhiều người sử dụng ba kích ngâm rượu để cường dương, cải thiện sinh lý. 

Tuy nhiên, cách chế biến và cách ngâm để có tác dụng cũng rất quan trọng. Chúng ta nên ngâm ba kích khi thu mua về rồi phơi tái để bóc được lõi sau đó cắt đoạn, phơi khô và ngâm rượu. Nếu chữa các bệnh về thận thì sao tẩm với muối và phải dùng thêm các gia vị khác như cao rễ cốt, thỏ ti tử, hoài sơn, thục... Những người bị liệt dương, thiểu năng tình dục nên ngâm và sử dụng loại rượu thuốc này. Ngoài ra, rượu ngâm ba kích hoặc kết hợp thì có một số tác dụng dưới đây.

Trị thận bị hư hàn, lưng và gối đau, tiểu nhiều, không muốn ăn uống, xương khớp yếu, đứng ngồi không có sức, bàng quang bị yếu lạnh, vùng rốn và bụng đầy trướng dùng ba kích, bạch linh, chỉ xác, hoàng kỳ, lộc nhung... tán bột, hoà mật làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g với rượu nóng.

Bổ thận, dưỡng sắc đẹp: Ba kích (bỏ lõi), cam cúc hoa, câu kỷ tử, phụ tử, thục địa, thục tiêu. Tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 - 20ml.



Ôn thận tráng dương

Bài 1: Hoàn ba kích thiên: ba kích 16g, ngũ vị tử 6g, đảng sâm 12g, thục địa 12g, nhục thung dung 12g, long cốt 12g, cốt toái bổ 12g. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 12g. Trị thận hư, đau lưng, hoạt tinh.



Ba kích là vị thuốc hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cho nam giới.


Bài 2: ba kích 12g, đảng sâm 12g, phúc bồn tử 12g, thỏ ty tử 12g, sơn dược 24g, thần khúc 12g. Tất cả tán thành bột, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g. Trị nam giới sinh lý yếu, xuất tinh sớm, nữ giới dương hư không có thai.

Bài 3: ba kích 15g, thục địa 15g, sơn thù 12g, kim anh tử 12g. Sắc uống. Trị thận hư, di tinh, nam giới sinh lý yếu.

Tráng cốt khởi ủy

Bài 1: ba kích 12g, hạt quýt 12g, tiểu hồi hương 4g. Sắc uống. Trị thoát vị, bìu sưng đau.

Bài 2: Rượu ba kích ngưu tất: ba kích 30g, ngưu tất sống 30g, rượu 500ml, ngâm 7 ngày, bỏ bã, uống với nước nóng, mỗi lần 30 - 60ml. Không được uống say. Dùng cho các trường hợp sinh lý yếu; đau lưng mỏi gối, chân yếu, run.



Rễ củ ba kích.


Bài 3: Rượu dương hoắc huyết đằng ba kích: dâm dương hoắc 40 - 60g, kê huyết đằng 40 - 60g, ba kích 40 - 60g, đường phèn 30g, rượu trắng 750ml. Ngâm sau 7 ngày. Uống mỗi lần 20 - 30ml, ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp thận hư, phong thấp có triệu chứng đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối.

Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng, đại tiện táo kết đều không được dùng.

GiadinhNet - Mỗi khi nhắc tới chuyện ăn gì, uống gì để tăng cường “bản lĩnh đàn ông”, người Việt lại nghĩ ngay tới rượu ba kích – loại rượu ngâm cây ba kích được cho là có tác dụng rất nhanh trong việc mang lại “cảm hứng” cho phái mạnh.



 



Người Cơ Tu ở Quảng Nam đi đào rễ ba kích về ngâm rượu để tăng sức dẻo dai trong chuyện “gối chăn”.


Trong y học cổ truyền, ba kích cũng là cây thuốc được sử dụng nhiều với công năng “bổ thận tráng dương”, có mặt trong các bài thuốc hỗ trợ chức năng sinh lý. Tuy nhiên việc sử dụng loại “xuân dược” thiên nhiên này sao cho mang lại hiệu quả và không gây hại đến sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Sách cổ lưu công dụng

 

Không chỉ theo quan niệm Đông y và kinh nghiệm dân gian, ba kích còn được chứng minh là chứa các thành phần có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, bền bỉ. Theo đó, thành phần hóa học trong rễ loài cây này là các anthraglucosid, iridoid glucoside, các sterol, các chất vô cơ như K, Na, Mg, Fe, Cu, Zn…, tinh bột, đường, acid hữu cơ, vitamin C. Về dược lý, các chất này có tác dụng tăng cường sinh lực cho phái mạnh, giúp duy trì thời gian “chiến đấu” lâu hơn.


Ba kích (ba kích thiên, ba cức, diệp liễu thảo, đan điền lâm vũ…) là loài cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non màu tím, có lông, phía sau nhẵn. Bộ phận chủ yếu được sử dụng làm thuốc là rễ. Rễ dùng làm thuốc thường khô, được cắt thành từng đoạn ngắn, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Ba kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du các tỉnh phía Bắc nước ta. Loài cây này có nhiều trong rừng thưa hoặc rừng thứ sinh, gặp ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc từ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình đến vùng cao nguyên ở phía Nam. Ngoài ra, nó còn sinh trưởng ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Lào… Ba kích nếu trồng phải 3 năm mới có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11. 

Từ lâu, ba kích đã nổi tiếng là vị thuốc tự nhiên có tác dụng kích thích mạnh mẽ “bản lĩnh đàn ông”. Trong y học cổ truyền, nó được sử dụng nhiều để điều trị chứng suy giảm tình dục ở nam giới. Trong hầu hết các cuốn sách dược liệu cổ, ba kích cũng được đề cao như một loại “viagra”. Sách Bản thảo kinh sơ viết: “Ba kích thiên chủ đại phong tà khí và đầu diện du phong. Phong thuộc dương tà, phần lớn bốc lên trên. Tà khí thịnh thì chính khí suy. Ba kích thiên có tác dụng bổ tráng dương khí và đẩy tà khí. Khi chân khí được bổ thì tà khí yên, vì vậy nó trừ được đại phong tà khí. Trị âm nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí, dưỡng 2 kinh Tỳ và Thận, vì vậy các chứng hư tự khỏi”.

Sách Bản thảo hối ghi: “Ba kích thiên là thuốc chữa phần huyết của Thận kinh, bổ cho nguyên dương mà dưỡng Vị khí, các chứng hư đều tự hết. Công dụng giống vị Tỳ giải và Thạch hộc. Trường hợp nhiệt nhiều, Ba kích hợp với Hoàng bá, Tri mẫu có tác dụng cường âm; hợp với Nhục thung dung, Tỏa dương có tác dụng tráng dương, đó là cách dùng nhiệt để tránh nhiệt, dùng hàn để tránh hàn”. Các cuốn sách khác như Bản thảo tân biên, Bản thảo cầu chân, Đông dược học thiết yếu, Thực dụng Trung y học… cũng đều nhắc tới ba kích với công dụng “bổ thận tráng dương”.

Có nhiều cách sử dụng loại “viagra” tự nhiên này. Người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Nhưng phương thức được sử dụng nhiều nhất là ngâm rượu. Bài rượu thuốc nổi tiếng trong dân gian được chế biến như sau: Ba kích tím 60g, Phụ tử 20g, Cam cúc hoa 60g, Thục tiêu 30g, Câu kỷ tử 30g, Thục địa 46g. Tất cả tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml, lúc đói. Theo Đông y, ba kích là cây thuốc Nam trị yếu sinh lý hiệu quả, vị hơi cay, tính ấm, vào kinh thận. Có tác dụng ôn thận, trợ dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Các y gia xưa thường dùng rượu ba kích thay cho thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới, chữa di tinh, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau…

 






Ba kích là vị thuốc quý nhưng không phải tất cả mọi người đều dùng được

“Thần dược” kén người dùng

 

“Thần dược” giúp người nông dân đổi đời

Hiện tại, củ cây ba kích có giá thị trường từ 400.000 đến 500.000 đồng/kg. Nhờ giá trị cao, đồng bào Cơ Tu (tỉnh Kon Tum) đã được chính quyền địa phương trích quỹ giúp mua cây giống và nhờ cán bộ Viện Dược liệu về tận nơi hướng dẫn kỹ thuật. Đến nay, huyện Tây Giang đã trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước trồng đại trà ba kích. Nhiều nông dân Cơ Tu đã nhờ loại cây chủ lực này có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.


Rượu thuốc là một trong những “xuân dược” được các y gia thời xưa dành nhiều tâm sức nghiên cứu, điều chế để dâng lên vua chúa. Trong đó, rượu ba kích được cho là một trong những “biệt dược” có tác dụng mạnh mẽ nhất, giúp nam giới “hoạt động” cả đêm không biết mệt. Tương truyền, loại rượu này được các ngự y trong cung đình Huế xưa thường xuyên dâng lên cho các quân vương trước khi lui về nghỉ ngơi chốn hậu cung. Từ kinh nghiệm sử dụng trong hoàng cung, rượu ba kích dần trở thành bí quyết “giắt lương” của đàn ông Việt. Trong đó, đồng bào Cơ Tu ở vùng Tây Giang (Quảng Nam) là những người coi trọng loại “xuân dược” này nhất. Người ta truyền tai nhau rằng, ai một lần tới thăm Tây Giang mà không uống rượu ba kích thì xem như chưa tới huyện lỵ miền núi này. 

Người dân nơi đây cho hay, họ không biết rượu ba kích có thời điểm nào. Nhưng từ xa xưa, các thế hệ người Cơ Tu đã truyền cho nhau “truyền thống” vào núi đào củ ba kích về ngâm rượu uống. Loại rượu này được những quý ông Cơ Tu coi là “bảo vật” để mỗi buổi tối có thể thể hiện “phong độ” tốt nhất trước bà xã. Theo kinh nghiệm của đồng bào, ba kích có rễ to, mập, cùi dày, màu tía là loại tốt. Dùng cuốc đào rộng xung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ. Rễ sau khi đào lên rửa sạch đất, loại bỏ rễ con, phơi gần khô dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh giập nát) để lộ lõi nhỏ bên trong, rồi phơi hoặc sấy tiếp cho thật khô sau đó cắt thành từng đoạn ngắn. Người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Nhưng hầu như gia đình nào cũng có một thẩu rượu ba kích trong nhà. Ba kích ngâm cùng rượu gạo hoặc nếp, chừng hơn 30 ngày là có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Nét đặc thù của rượu ba kích là khi ngâm lâu, rượu chuyển sang màu xanh tím, uống có mùi thơm ngậy. Đặc biệt, loại củ này hầu như chỉ ngâm được một lần.

Về loại “viagra” được cho là có công năng giúp quý ông “dẻo dai” cả đêm này, lương y Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội) nhận định: “Y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian coi ba kích là vị thuốc bổ thần kinh và tinh khí, trợ dương, kích thích tinh dục, trừ phong thấp chữa bệnh liệt dương, sớm xuất tinh, di mộng tinh, lưng gối đau mỏi. Người lớn, nhất là từ 30 tuổi trở lên dùng rất tốt. Ngày uống 12-20g dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, thuốc viên hoặc rượu ngâm. Cũng có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để có hiệu quả hơn”. ThS. BS Nguyễn Thị Hằng, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cũng cho biết, ba kích có tác dụng tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, chống viêm... Đối với nam giới, tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh lý. Rễ ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng hạ huyết áp, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường hoạt động của não, giúp ngủ ngon.

Tuy nhiên từ xưa tới nay, người ta chỉ để ý tới công dụng mà không biết rằng, loại “viagra” tự nhiên này không phải phù hợp với tất cả nam giới. Lương y Trung cho biết, ba kích có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng những người đang bị táo bón, tiểu đỏ, miệng đắng, đau mắt, bứt rứt và bệnh tim thì không nên dùng. “Vì ba kích có tính hàn nên phải sao với rượu để giảm bớt tính hàn vào khí và huyết. Nó là một vị cố tinh nên nếu người nào bị khó xuất tinh, uống ba kích vào lại càng khó thêm. Đặc biệt, lõi rễ cây ba kích có chất độc, khi chế biến không bỏ lõi sẽ hại đến tim. Rượu ba kích chỉ có tác dụng với từng người và nên phối hợp với các vị thuốc khác như thục địa, bạch linh, hoài sơn, trạch tả, đan bì, sơn thù, nhục quế, hắc phụ tử, đỗ trọng...”, lương y Trung cho biết.





 

Bình luận

HẾT HẠN

0912 858 167
Mã số : 11667124
Địa điểm : Hồ Chí Minh
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 13/11/2020
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn