Các Bài Thuốc Về Bệnh Xơ Gan Cổ Chướng

120.000

1157 Lê Đức Thọ , F13, Gò Vấp


sản phẩm có bán tại cửa hàng Đức Thịnh Gò Vấp

SDT: 0912 858 167

Địa chỉ : 1157 lê đức thọ, f13, gò vấp

Theo đông y thì cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt trong chữa trị ung thư. Trong tài liệu nghiên cứu mới nhất của Viện quân y 103 đã công nhận tác dụng chữa trị bệnh của cây xạ đen là làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể người bệnh.

Có thể dùng xạ đen như sau: lấy 100 gam xạ đen rửa thật sạch cho vào siêu đất với 800 ml nước, đun sôi trên 30 phút rồi gạn lấy nước uống thay cho nước uống khác trong ngày. Dùng khi nào nước sắc nhạt màu thì thay ấm khác. Nước xạ đen nếu để trong tủ lạnh càng thơm ngon, rất dễ uống.

Bài thuốc mới :

Cần Sen , xạ đen , nấm lim xanh, xáo tam phân, cà gai leo hoặc an xoa đã có rất nhiều người đã sử dụng và thấy bệnh thuyên giảm với bài thuốc này.

 

Gừng gió chữa xơ gan cổ trướng
Thân và rễ của cây gừng gió chứa nhiều tinh dầu. Từ tinh dầu này, đã tách được zerumbone, một sesquiterpen keton đơn vòng, có tác dụng kháng khuẩn trên thực nghiệm đối với Micrococcus pyogenes var aureus và Mycobacterium tuberculosis có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan.

Cách sử dụng
Thân rễ gừng gió 100g tươi, để nguyên vỏ rửa sạch, thái mỏng, cho vào ấm đất, đổ 4 bát ăn cơm nước, sắc nhỏ lửa còn 1 bát gạn lấy nước uống vào lúc 10 giờ. Nước hai cũng đổ 4 bát nước, sắc nhỏ lửa còn lại 1 bát uống vào lúc 16 giờ. Sau khi uống thuốc gừng gió chừng 1 - 2 tiếng sẽ thấy bụng sôi nhẹ và muốn đại tiện. Khi đại tiện thấy phân loãng, hôi, màu nhạt nâu như bã cà phê, thế là có tác dụng. Tuy nhiên trong suốt thời gian sử dụng thuốc cần phải ăn nhạt, hạn chế ăn các loại hoa quả chín giàu kali vì sẽ gây đầy bụng, kiêng rượu, bia, không ăn mỡ động vật, ăn ít dầu thực vật và không ăn các chất tanh.

Gừng gió có tác dụng chữa bệnh xơ gan cổ trướng nhưng nếu bạn đang bị bệnh gan chúng tôi khuyên bạn hãy làm theo những hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý chữa trị.

bài thuốc trên kênh vtc14: 

Thương truật 12g , phục linh 12g, mộc hương 6g, kim tiền thảo 16g, đùm đũm 16g, hậu phác 12g, trạch tả 12g, đương qui 12g, nhục quế 4g,hoàng bá nam 8g, sơn chi tử 8g- 12g. có thể dùng thêm hoàng liên và dứa dại

Một số bài thuốc chữa xơ gan cổ chướng khác:

Đối với những bệnh nhân bị viêm gan đã biến thành xơ gan cố trướng có thể dùng các bài thuốc nổi tiếng sau đây của Trung y chữa rất có hiệu quả:
Bài 1: (Tư bổ can thận cổ thang"
Thành phần: sinh địa 10 gam, sơn dược 12 gam, sơn du nhục 15 gam, thạch hộc 30 gam, đan bì 9 gam, trạch tả 9 gam, quả dó 20 gam, nữ trinh tử 9 gam, bạch mao căn 15 gam, xa tiên tử 15 gam, vỏ quả bí đao 15 gam, đan sâm 30 gam, uất kim 10 gam. Đem sắc trong 60 phút, chắt bỏ bã lấy nước chia ra mấy lần uống hết trong ngày.
Chủ trị. Thích dụng đối với những bệnh nhân xơ gan cổ trướng có triệu chứng bụng trướng to, nước tiểu ngắn,ít, người gầy gò, sốt nhẹ về chiều , ngũ tâm (chỉ 2 lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân và vùng mỏ ác) phiền nhiệt, đổ máu mũi, đầu choáng váng, mất ngủ, chất lưỡi đỏ mạch huyền tế sắc.
Bài 2: "Tiêu đàm hoạt huyết lợi đàm thang"
Thành phần: nhân trần 30 gam, kim tiền thảo 30 gam, đan sâm 30 gam, uất kim 10 gam, công lao diệp 30 gam. quất diệp 10 gam, sơn từ cô 10 gam, giáp chu 10 gam, xích thước 10 gam, đào nhân 10 gam, hồng hoa 60 gam, chi tử (quả dành dành) 10 gam, hoàng bá 30 gam, đan bì 10 gam.
Sắc thuốc 40 phút, bỏ bã lấy nước chia ra uống mấy lần trong ngày. 
Chủ trị: Thích dụng đối với những bệnh nhân xơ gan cổ trướng do ứ mật sinh ra. Có triệu chứng bụng trướng đầy, nước tiểu ngắn, vàng, hoàng đản đậm ở dưới sườn hoặc ở khoang dạ dày có u cục cứng rắn, phân trắng xám, rêu lưỡi vàng nhẫy, mạch hoạt.
Bài 3: "Lương huyết hành huyết chỉ huyết thang"
Thành phần: tê giác 6 gam, sinh địa 10 gam, đan bì 10 gam, xích thước 10 gam, đương qui 10 gam, đại tiểu kế mỗi thứ 10 gam, hoàng cầm sao 30 gam, tiên hạc thảo 3 gam, tam thất sâm 6 gam, lá dâu 30 gam, đại hoàng 10 gam. Trước hết nấu tê giác 60 phút, sau đó cho các vị thuốc và nước vào nấu 30 phút nữa, chắt bỏ bã, lấy nước, chia ra uống mấy lần hết trong ngày.
Chủ trị: Thích dụng với những bệnh nhân xơ cứng gan có triệu chứng tĩnh mạch ở thực đạo trương cong lên, nứt ra, chảy máu, nôn ra máu, hoặc đại tiện ra máu; những bệnh nhân nôn ra máu tươi đỏ hoặc tím đen hoặc nôn ra máu như tuôn ra, miệng đắng, sườn đau, bí đại tiện hoặc phân màu đen, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhẫy, mạch
hoạt sác hoặc huyền sác.
Bài 4: "Đại phúc thiên kim thán"
Thành phần: Nhân sâm 15 gam, phục linh 50 gam, bạch truật 25 gam, mộc hương 15 gam, xuyên phác 50 gam, quả cau 50 gam, hắc sửu 30 gam, bạch sửu 30 gam, hải táo 40 gam. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang chia ra 2 lần uống hết trong ngày.
Chủ trị: Xơ gan cổ trướng có hiện tượng báng ở bụng, thuộc tì hư thủy khốn.
Bài 5: "Thập táo thang"
Thành phần: Thục phụ tử 15 gam, nhục quế 15 gam, hắc sửu 15 gam, hạt cải trắng 15 gam, bạch sửu 15 gam, cam toại 15 gam, đại kịch 15 gam, bạch truật 20 gam, a giao 20 gam, đại hoàng 20 gam, đảng sâm 30 gam, táo tàu 50 gam.
Chủ trị: Xơ gan cổ trướng.
Bài 6. "Kiện can nhuyễn kiên thang"
Thành phần: Hoàng kỳ 25 gam, đảng sâm 20 gam; bạch truật, uất kim, sài hồ, khởi tử, mỗi thứ 10 gam; phục linh 15 gam, đương quy, sơn dược mỗi thứ 12 gam, xích thước 60 gam; đan sâm, mai ba ba, mỗi thứ 30 gam. Sắc lấy nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần uống hết trong ngày. Liệu trình 1-3 năm.
Chủ trị:"Thích dụng đối với những bệnh nhân xơ cứng gan thời kỳ đầu. Các danh y tại một bệnh viện ở Trung Quốc đã dùng bài thuốc này điều trị cho 50 bệnh nhân, đã chữa khỏi hẳn 32 bệnh nhân, có hiệu quả rõ rệt 16 bệnh nhân, có chuyển biến tốt 6 bệnh nhân, không có hiệu quả 2 bệnh nhân, tỉ lệ có hiệu quả là 98,4%.
Bài 7. "Hoàng kì đan sâm hoàng tinh thang"
Thành phần: Hoàng kỳ, đan sâm, mỗi thứ 20-30 gam; hoàng tinh, màng mề gà (nghiền thành bột pha ra uống). Bản lam căn, liên kiều , bại tương thảo, mỗi thứ 15-20 gam; bạch truật, phục linh, uất kim, đương qui, nữ trinh tử mỗi thứ 12-15 gam, tử hà xa (đựng trong túi làm bằng loại giấy bột để nuốt) 2-5 gam Mỗi ngày 1 thang, sắc 2 lần lấy nước, chia ra 2 lần uống. Hoặc đem nghiền tất cả thành bột, xong luyện với mật thành viên hoàn, mỗi viên 9 gam, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 3 lần.
Chủ trị: Thích dụng với các bệnh nhân xơ cứng gan, ở thời kỳ đầu. Tại 1 bệnh viện ở Trung Quốc, các danh y đã dùng bài thuốc này để chữa cho 105 bệnh nhân, trên lâm sàng, đã chữa khỏi 45 bệnh nhân, có hiệu quả rõ rệt 31 bệnh nhân, có hiệu quả 19 bệnh nhân, không có hiệu quả 10 bệnh nhân, tỉ lệ có hiệu quả chung là 90,48%.
Bài 8: :Hoạt huyệt hóa ứ thang
Thành phần: Tiểu sinh địa, tử đan sâm, mỗi thứ 1 5 gam; địa miết trùng, xích thước,đào nhân, mỗi thứ 12 gam, đương qui 10 gam. Đem sắc lấy nước uống, ngày 1 thang, uống liền 2-3 tháng.
Chủ trị: Xơ cứng gan sau khi bị viêm gan nặng
Bác sĩ Ngô Quang Thái

Biện chứng đông y: Thấp nhiệt đình trệ.

 

Công thức: Bạch truật 60g, Phục linh 30g, Trần bì 30g, Khương bán hạ 30g, Sinh cam thảo 10g, Tiêu thần khúc 30g, Sinh hương phụ 45g, Khổ sâm 15g, Hoàng liên sao 15g, Cương châm xa 45g (tẩm dấm sao đỏ, tán nhỏ). Các vị thuốc trên sau khi tán thành bột mịn, lấy dấm và nước (mỗi thứ một nửa) trộn thành hồ Thần khúc rồi làm hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 70-80 hoàn, uống với nước thuốc sau: Bạch truật 18g, Trần bì 3g, Sinh khương 1 lát, sắc uống. Đối với người bệnh hư nặng, thì bỏ vị Hoàng liên, thêm Hậu phác 15g.


Biện chứng đông y: Can uất khí trệ huyết ứ.

 

Công thức: Cù mạch 30g, Phòng kỳ 9g, Tiêu mục 5g, Đình lịch tử 5g, Chế quân 9g, Nga truật 6g, Chỉ xác 5g, Thất tiêu tán 15g, Đào nhân 5g, Đan sâm 15g, Xuyên phác 6g.

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Với bệnh nhân thể hư, thì bỏ Nga truật, thêm Mã tiên thảo 15g. Nếu có tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa thì thêm Đại, Tiểu kế mỗi thứ 30g.


Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, tì vị hư tổn.

 

Công thức: Thanh oa tán: ếch 1 con, Sa nhân 6g, Mổ bụng ếch nhét sa nhân vào rồi để ở chỗ râm mát cho khô, sau tán thành bột mịn để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g, ǎn với cháo đường. Mẫu kê sâm kỳ thang: Gà mái đẻ 1 con, Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 30g, Sa nhân 30g. Gà đem vặt lông, mổ bụng, bỏ ruột, giữ lại gan, tim, gói các vị thuốc bằng vải gạc bỏ vào bụng gà, hầm nhỏ lửa cho rừ, bỏ xương và bã. ǎn lúc đói, mỗi ngày 2 lần (một thang thuốc trên có thể dùng cho 2-3 ngày). Hàng ngày dùng đồng thời Thanh oa tán và Mẫu kê sâm kỳ thang.


Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ, thủy thấp nội đình.

 

Công thức: Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử 30g, Phục linh bì 30g, (Pháo) miết giáp 10g, Trạch lan 10g, Đại phúc bì 12g, Đan sâm 15g, Trạch tả 15g, Hoàng kỳ 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người tì hư thấp nặng thì thêm Thương truật 10g, Hậu phác 6g, ý mễ 15g; người bị gan uất khí trệ rõ ràng thì bỏ vị Hoàng kỳ, thêm Tứ nghịch tán. Nếu ứ tắc ở "lạc", đau nhiều bên sườn, gan lách đều to và cứng thì thêm Thổ nguyên, Nga truật, Tam lǎng, Hồng hoa; nếu can âm bất túc, trong máu có nhiệt thì thêm Thủy ngưu giác, Sinh địa, Hạn liên thảo, Đan bì; nếu thấp nhiệt đều thịnh thì thêm Long đảm thảo, Bán chi liên, Khổ sâm.


Biện chứng đông y: Thấp nhiệt ủng trệ.

 

Công thức: Miết giáp 30g, Cù mạch 30g, Xa tiền tử 20g, Tam lǎng 6g, Nga truật 6g, Phục linh 12g, Trạch tả 18g, Xuyên giáp 6g, Xích thược 10g, Đào nhân 9g, Tiểu kế 30g, Phúc bì 12g, Hồ lô nửa quả. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

 

Triệu chứng : Bụng đầy trướng, ấm ách trong bụng, đau vùng hạ vị, chườm nóng đỡ đau, chân tay lạnh, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, tiểu tiện trong ít, đại tiện phân nát, lỏng. Mạch trầm trì vô lực.

Bài thuốc: Lý trung gia ô dược chỉ thực thang: Nhân sâm 8g, cam thảo 12g, can khương 12g, bạch truật 32g, ô dược 12g, chỉ thực 12g. Chỉ thực nướng. Các vị trên sắc với 1500ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ấm chia đều 5 lần (ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần).

Triệu chứng 1: Người bệnh thân thể béo như phù, bụng to như cái chum, da thịt sờ như bông, đầu váng mắt hoa, sức yếu, sắc mặt trắng bệch mắt màu đen xám, chất lưỡi non bệu có điểm ứ xám xanh, rêu lưỡi trắng dày mà cáu, tiếng nói hơi yếu, gan to xuống dưới bờ sườn 4 khoát ngón tay, huyết áp 140/100mmHg. Tiền sử đã điều trị ở bệnh viện Viêm gan mạn kèm xơ cứng động mạch,Xơ gan do mỡ kèm tăng huyết áp.

CĐ : Xơ gan. Can ứ, tỳ thấp, dương khí bất túc, mỡ đờm ứ kết.

D1 : Sơn tra sống chín mỗi thứ 12g, Mạch nha sao 21g, Trạch tả, Hương phụ sao dấm đều 15g, Khương Hậu phác 12g, Thanh bì, Trần bì, Quế chi non đều 9g, Cam thảo 6g. 3 thang sắc uống.

HQĐT : Trung tiện nhiều, thối, nước tiểu nhiều, vẩn đục, đi ngoài phân như nước tương, bụng bớt sôi, bớt trướng, hết rêu lưỡi, mức ăn tăng, bụng cảm thấy nhẹ nhõm.

D2 : Sơn tra sống chín mỗi thứ 18g, Mạch nha sao 21g, Trạch tả, Hương phụ sao dấm đều 15g, Hậu phác chế gừng 12g, Thanh bì, Trần bì, Quế chi non đều 9g, Cam thảo 6g, +Phụ tử 9g. 6 thang sắc uống.

HQĐT : Người bớt béo bệu, bụng nhỏ bớt nhiều, chân tay bụng lưng trở nên ấm áp, tiểu tiện nhiều, đại tiện thông thoát, lưỡi hết nhợt hết rêu, mạch trầm hoãn.

D : Đảng sâm, Bạch thược, Hương phụ, Đan sâm đều 15g, Bạch truật 18g, Vân Phục linh 30g,  Tiêu Sơn tra 90g, Trần bì, Bán hạ, Đương quy, Sài hồ đều 9g, Thăng ma, Cam thảo, Nhục quế  (uống với nước thuốc) đều 3g. Sắc uống.

HQĐT : Tinh thần phấn chấn, cử động mạnh mẽ, bớt váng đầu, tim hết đập thở gấp, huyết áp 120/80mmHg, da cơ khoẻ khoắn, ngủ tốt, lưỡi hồng nhạt không ban ứ, mạch phù hoãn.

D : Sơn tra sống chín mỗi thứ 18g, Trạch tả, Hương phụ sao dấm đều 15g, Khương Hậu phác 12g, Trần bì, Quế chi non đều 9g, Cam thảo 6g ;  Ma hoàng 3g, Khương bì 15g. 3 thang sắc uống.

HQĐT : Khi uống thang 3 uống thêm 1 bát Thông bạch thang [2]. Mồ hôi ra nhiều như dầu dính tanh ướt cả chăn đệm, trung tiện nhiều. Sáng hôm sau ngủ dậy thấy nhẹ nhõm, béo bệu giảm đi một nửa, ngực bụng hết đầy, nước tiểu nhiều vẩn đục, sờ thấy gan chỉ dưới bờ sườn nửa khoát ngón tay, thèm ăn tăng lên, sắc mặt nhuận bóng, lưỡi đỏ hết rêu, mạch hoãn nhược, các chứng bệnh đều lui.

D4 : Sài hồ, Bạch thược, Nhân sâm, Phục linh, Bạch truật, Trần bì, Bán hạ đêu 8g, Cam thảo 4g; +Hoàng kỳ, Đương quy, Đan sâm, Hương phụ, Quế chi. 5 thang sắc uống để củng cố.

HQĐT : Nhiều năm sau vẫn khoẻ, bệnh không tái phát.

Triệu chứng 2: Chức năng gan suy giảm, cơ thể yếu, đau hoặc không nhưng có phù, bụng đầy có nước, vùng gan đầy tức, bệnh biểu hiện hư thực lẫn lộn.

CĐ :  Tỳ hư huyết ứ, thuỷ đình.

D : Sài hồ, Đương quy đều 12-16g, Bạch truật, Đảng sâm, Đan sâm, Bạch linh, Tang bạch bì đều 12g, Xích thược 10g, Đại phúc bì 8-10g, Chỉ thực, Trần bì đều 8g, Gừng tươi 3 lát.

-Mạng sườn đau nhiều, gan lách to, có nốt ứ huyết, thêm : Đương quy vĩ, Hương phụ chế, Xuyên sơn giáp, Uất kim để tăng thêm tác dụng hành khí hoạt huyết.

-Có triệu chứng huyết hư, thêm : Bạch thược, Thục địa, Hà thủ ô, Kỷ tử, Hoè hoa để bổ huyết, cầm máu.

-Sốt nhẹ, lòng bàn chân tay nóng, chất lưỡi thon đỏ, mạch huyền tế là can thận âm hư, thêm : Sa sâm, Mạch môn, Ngũ vị tử, Sinh địa, Nữ trinh tử, Kỷ tử, Bạch thược, Hạn liên thảo để tư dưỡng can thận.

CĐ : Khí trệ huyết ứ, thuỷ thấp nội đình.

D : Kim tiền thảo, Xa tiền tử, Phục linh bì đều 30g, Miết giáp, Trạch lan đều 10g, Đại phúc bì 12g, Đan sâm, Hoài sơn, Trạch tả, Hoàng kỳ đều 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

-Tỳ hư thấp trệ nặng, thêm : Thương truật 10g, Hậu phác 6g, Ý dĩ 15g.

-Can uất khí trệ rõ, thêm Tứ nghịch tán [6].

-Ứ tắc ở lạc, đau nhiều bên sườn, gan lách đều to cứng, thêm : Thổ nguyên, Nga truật, Tam lăng, Hồng hoa đều 10g.

-Can âm bất túc, trong máu có nhiệt, thêm : Bột sừng trâu 40g, Sinh địa, Hạn liên thảo, Đan bì đều 12g.

-Thấp nhiệt thịnh, thêm : Long đởm thảo, Bán chi liên, Khổ sâm đều 12g.

Triệu chứng 3: Tiểu tiện ít, kém ăn, mỏi mệt, sắc mặt vàng bủng, mắt vàng, tính tình nóng nảy, gan to dưới sườn 2 khoát, chất lưỡi xanh nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm huyền. Tiền sử từng bị cổ trướng, kiểm tra phân có trứng giun móc.

CĐ : Cổ trướng, khí trệ huyết ứ, nước đục (trọc thuỷ) ứ đọng.

D : Sài hồ, Mộc hương đều 6g, Chỉ xác sao 8g, Xích thược, Uất kim, Thanh bì, Trần bì, Xích linh, Trư linh, Xuyên tiêu mục, Đình lịch tử đều 12g, Đan sâm, Xa tiền tử 40g. Sau khi uống 4 thang, mặt bớt vàng, tiểu tiện nhiều, bụng trướng giảm, ăn khá hơn.

Triệu chứng 4 : Bụng đầy cứng đau, sắc mặt vàng xẫm, hoặc da mặt vàng, đầu cổ lưng ngực  bụng có vết máu vạch (sao mạch), môi tím, bứt rứt, miệng khô, tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền sác.

CĐ : Nhiệt uất huyết ứ. Thực trướng.

D : Nhân trần 24g, Đại hoàng 8g, Sơn chi 6g, Đương quy, Xích thược, Đơn bì, Đan sâm, Thanh bì, Hương phụ, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả.

GG :

-Bụng  nhiều  nước, thêm Bị cấp hoàn [8], mỗi  lần  1-2g để  trục  thuỷ . 

PG : Nhân trần, Sơn chi, Đại hoàng : thanh nhiệt lợi thấp tiêu độc; Đương quy, Xích thược, Đơn bì, Đan sâm, Thanh bì, Hương phụ : hành khí, hoạt huyết, hoá ứ; Gừng, Táo : hoà trung.

Triệu chứng 5 : Bụng càng ngày càng trướng to, mặt chân tay phù, phiền nhiệt, miệng đắng, đại tiện táo hoặc nát, tiểu tiện đỏ, sắc mặt vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sác.

CĐ : Thấp nhiệt ngưng kết. xơ gan giai đoạn đầu mất bù.

D : Hoàng liên 3g, Trần bì, Hậu phác, sinh Đại hoàng đều 6g, Hoàng cầm, Bán hạ, Chỉ thực đều 9g, Trư linh, Phục linh, Bán biên liên, Lệ chi thảo đều 15g, Trạch tả, vỏ Bạch thảo, Xa tiền tử đều 30g, Tất xuất 1-2 con. 

PG : Hoàng liên, Hoàng cầm : thanh nhiệt hoá thấp; Bán hạ, Trần bì, Chỉ thực, Hậu phác : lý khí táo thấp; Trư linh, Phục linh, Trạch tả : thẩm đạm lợi thấp; Chỉ thực, Hậu phác, Đại hoàng là Tiểu thừa khí thang [10] : tả nhiệt thông phủ; Xa tiền tử, Lệ chi thảo, Tât xuất, vỏ Bạch thảo, Bán biên liên : thanh nhiệt lợi thuỷ.

Triệu chứng 6 : Tỷ lệ albumin/globulin đảo ngược, vốn nghiện rượu, ăn ít, bụng chướng đầy, lượng nước tiểu giảm, bụng căng như trống, sắc mặt xạm đen, mũi đỏ, không đói, tiểu tiện ít, miệng hơi đắng, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi đục bẩn, mạch huyền sác.

CĐ : xơ gan cổ trướng. Thấp nhiệt đình trệ. Thấp nhiệt giao trở, gan lách tổn thương dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn.

D : Bạch truật 60g, Phục linh, Trần bì, Khương Bán hạ, Tiêu Thần khúc đều 30g, sinh Cam thảo 10g, sinh Hương phụ 45g, Khổ sâm, Hoàng liên sao đều 15g, Cương châm xa (Châm xa / Cương xa) tẩm dấm sao đỏ tán nhỏ 45g. Các vị trên tán nhỏ, dùng nửa nước nửa dấm trộn với Thần khúc làm hồ, hoàn viên 3mm, ngày uống 2 lần, mỗi lần 70 hoàn, chiêu bằng nước sắc : Bạch truật 18g, Trần bì 3g, Sinh khương 1 lát. Trước tiên đem hoàn sắc uống 10 thang, dùng thuốc hoàn 500g, hết triệu chứng, uống tiếp thêm 1000g hoàn nữa.

HQĐT : Uống 180-210g (bệnh nặng 500g) nước tiểu trong, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trở lại bình thường.

CĐ : Thấp nhiệt uẩn kết.

D : Hoàng cầm 24g, Hậu phác 20g, Hoàng liên, Bán hạ, Chỉ thực đều 10g, Nhân sâm, Tri mẫu, Trạch tả, Quất bì đều 8g, Sa nhân 3g, Trư linh, Bạch truật, Can khương, Chích Cam thảo, Khương hoàng, Phục linh đều 4g; Nhân trần cao 36g, Đại hoàng 12g, Chi tử 8g

Đông y, xơ gan,điều trị xơ gan cổ chướng, dong y, xo gan co chuong

Triệu chứng 7: Gan lách đều to, sắc mặt vàng võ, mặt có nếp nhăn, lợi xuất huyết, ăn không được, nước tiểu ít mầu đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch huyền sác.           

CĐ : Thấp nhiệt ủng trệ nước tụ, khí trệ huyết ứ, cổ trướng.

D : Miết giáp, Cù mạch, Tiểu kế đều 30g, Xa tiền tử 20g, Tam lăng, Nga truật, Hậu phác đều 6g, Phục linh, Đại phúc bì đều 12g, Trạch tả 18g, Xích thược 10g, Đào nhân 9g, Hồ lô nửa quả. Sắc uống ngày 1 thang. Liệu trình 10 thang. Kết hợp với nước trà 30g Đại tiểu kế. Tiếp đó uống tiếp 110 thang thêm các vị kiện tỳ dưỡng huyết như : Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy.   

Triệu chứng 8 : Bụng to, gân xanh lộ rõ, sườn bụng trướng đau, sắc mặt ám tối, lượng nước tiểu ít, môi lưỡi tím tối, rêu lưỡi nhớt, mạch trầm tế hoặc huyền.

CĐ : Thuỷ ứ kết hợp. xơ gan giai đoạn mất bù.

D : Đương quy, Xích thược, Trần bì, Huyền hồ, Tang bạch bì đều 9g, Xích linh, Tân lang cả vỏ đều 12g, Nga truật 15g, Đình lịch tử 30g, Xuyên khung, sinh Đại hoàng đều 6g.

PG : Đương quy, Xuyên khung, Xích thược : hoạt huyết hoá ứ; Nga truật, Huyền hồ, Đại hoàng : tán khí phá kết; Tân lang, Đình lịch tử, Tang bạch bì, Trần bì, Xích linh : hành khí lợi tiểu; Đình lịch tử : phá kiên trục tà, thông lợi thuỷ đạo. 

 

Bài thuốc dân gian gia truyền trị chứng xơ gan cổ chướng:

Vị thuốc:

- Quả dứa dại tách ra từng múi (pandannustectoriussot) đập dập phơi khô 100g, nếu tươi 300g.

- Cây chó đẻ răng cưa (phyllan thusurinarial) còn gọi diệp hạ châu. Cả cây dược liệu khô 100g (tươi 300g).

- Cây mã đề (plantagoasiatica) vật liệu tươi 50g.

- Củ tam thất (panaxpseudo-ginseng) burk. Xay thành bột mịn 6g/ngày chia làm 3 lần.

Sắc uống: Sắc 3 vị thuốc đầu. Nước 2 lít (2.000ml) sắc còn 1/2 lít 500ml. Chia làm 3 lần hòa với bột tam thất 2g mỗi lần - ban ngày uống 2 lần, ban đêm uống một lần. Uống liên tục một ngày một thang trong vòng 30 ngày.

Ngày thứ 31 có thể bỏ vị mã đề nếu bụng mềm, đi tiểu bình thường, và giảm vị tam thất còn 3g/ngày chia 3 lần hòa thuốc uống.

Liệu trình điều trị 6 tháng (theo kinh nghiệm).

- Điều trị 15 ngày: Bệnh nhân thấy người nhẹ nhõm, ăn ngủ được, đi lại trong nhà.

- Điều trị 30 ngày: Bụng mềm, nhỏ lại, bệnh nhân khỏe, tự giải quyết mọi sinh hoạt cá nhân.

- Điều trị 3 tháng: Bệnh nhân hoàn toàn khỏe, gan, lách mềm, nhỏ nhưng siêu âm thấy gan còn thô (còn xơ gan).

Tháng thứ 4 vẫn uống 3 vị trên (dứa dại, diệp hạ châu và tam thất).

Tháng thứ 5 và 6 uống 1 tuần 2 thang gồm 2 vị (dứa dại, diệp hạ châu).

Sau 6 tháng điều trị bệnh nhân khỏe đạt 80-90% lao động bình thường.

Ghi chú: Nếu bụng trướng nước, gan cứng to gây khó thở thì trục nước ra bằng một trong các cách sau:

Bài 1: Rễ cỏ tranh khô 70g (tươi 210g), vỏ quả cau (đại phúc bì) 3 vỏ, hạt mã đề (xa tiền tử) 30g, đậu đen sao vàng 50g. Cho nước 1.000ml sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 2: Nếu đã uống bài 1 từ 1-2 thang bệnh nhân vẫn khó thở bụng vẫn trướng nước thì uống bài 2.

- Vị thuốc: Lá nhót tươi 100g + lá cây cà phê, chè tươi 100g. Nước 600ml sắc còn 200ml uống hết một lần khi nước còn ấm.

- Sau khi uống từ 1-2 giờ bệnh nhân đi tiểu 7-8 lần/ngày (lượng nước tiểu từ 8-9 lít).

- Cầm đi tiểu: Cho uống nước sắc hạt đậu xanh còn nguyên vỏ. Đậu xanh 150g nước 400ml sắc còn 150ml để thật nguội. Khi bệnh nhân đi tiểu được 7-8 lít thì cho bệnh nhân uống.

- Khi cần đến bài trục nước thứ 2 này thì dừng uống thuốc trị bệnh một ngày.

1. Đơn thuốc: Một hạt vừa phải hạt bìm bìm đen.

 

Cách dùng: Nghiền thành bột, mỗi lần dùng 3-5g, mỗi sáng sớm, uống 1 lần khi đói bụng, cũng có thể 1 ngày 2 lần (mỗi lần 3g), sau khi thấy nước trong bụng tiêu đi, có thể đồi thành cách một ngày 1 lần, nên phối hợp dùng các bài thuốc dân gian thích đáng khác.

 

Chú ý: Đơn thuốc này dùng thích hợp cho người mà cơ thể còn tốt.

 

2. Đơn thuốc: 60-90g cây biển súc (còn gọi là cây càng tôm, cây xương cá) tươi.

 

Cách dùng: Đổ nước vào, sắc cô đặc thành 1 bát nước, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, 1 ngày 4-5 lần.

 

3. Đơn thuốc: 1 quả bí đao

 

Cách dùng: Đặt lên lửa, nướng cho đến khi cháy nát, giã nhỏ, dùng vải màn lọc, bỏ bã, uống nước.

 

4. Đơn thuốc: 1 cái gáo bầu khô để lâu.

 

Cách dùng: Đặt lên viên ngói sấy kỹ, nghiền thành bột. Lúc uống thêm vào bột thuốc 1/3 đường đỏ, mỗi tối uống 1 thìa canh với nước sôi để ấm.

 

Chú ý: Những người bị hư hàn, hoạt tinh kiêng dùng.

 

5. Đơn thuốc: 30g râu rễ mía, 15g tú hoa châm.

 

Cách dùng: Lấy nước trong sắc lấy nước, uống thay nước chè. Mỗi ngày 1 thang, uống liền trong 1-2 tháng.

 

Công thức: Bạch truật 60g, Phục linh 30g, Trần bì 30g, Khương bán hạ 30g, Sinh cam thảo 10g, Tiêu thần khúc 30g, Sinh hương phụ 45g, Khổ sâm 15g, Hoàng liên sao 15g, Cương châm xa 45g (tẩm dấm sao đỏ, tán nhỏ). Các vị thuốc trên sau khi tán thành bột mịn, lấy dấm và nước (mỗi thứ một nửa) trộn thành hồ Thần khúc rồi làm hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 70-80 hoàn, uống với nước thuốc sau: Bạch truật 18g, Trần bì 3g, Sinh khương 1 lát, sắc uống. Đối với người bệnh hư nặng, thì bỏ vị Hoàng liên, thêm Hậu phác 15g.


Bàn luận: Đan khê tiêu ôn trung hoàn do Chu Đan Khuê sáng chế. Dùng bài thuốc này chữa xơ gan, đặc biệt là với bệnh nhân có tỉ lệ albumin/globulin đảo ngược, dù là có cổ chướng hay không đều thu được hiệu quả tốt. Thông thường uống từ 180g đến 210 g là có thể khiến nước tiêu trong và nhiều bệnh nặng thì uống 500g đã được như thế. Một số bệnh nhân sau khi đã hết các triệu chứng bệnh chức nǎng gan bình thường thì ngừng thuốc, nhưng rồi do không điều độ, làm việc quá sức thi lại tái phát. khi đó lại dùng bài thuốc trên vẫn có hiệu quả tốt. Những bệnh nhân loại này được chữa khỏi đã 20 nǎm mà vẫn khoẻ mạnh. Vị Cương châm sa trong bài thuốc còn có tên là Châm sa hay Cương sa.




Bình luận

HẾT HẠN

0912 858 167
Mã số : 10542976
Địa điểm : Hồ Chí Minh
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 06/01/2021
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn