Bút Mát Xa Dò Huyệt Châm Cứu 3 Đầu Merdian Energy Pen W-912 Tặng Pin

338.963

Nơ 4B Bán Đảo Linh Đàm


Bút mát xa dò huyệt châm cứu 3 đầu Merdian Energy Pen W-912 tặng pin

Tên: Merdian energy pen

Model: W-912

Xuất xứ: Đài Loan

Với 3 đầu khác nhau Bút mát xa có chức năng dò huyệt. Khi đúng điểm huyệt, bút bắt đầu châm cứu bằng xung điện điều trị các huyệt đạo tương ứng. Bút tập trung vào các huyệt chính để trị liệu khi đã dò tìm ra huyệt. Máy dùng điện cực tròn, dù hoặc đầu nhọn của bút làm điện cực. Điều trị tắc nghẽn lưu thông máu hoặc viên gân gây đau tê nhức toàn thân hoặc từng vùng cụ thể trên cơ thể. Chỉ cần người sử dụng để bút đúng huyệt đạo hoặc các vùng đau tê với thời gian khoảng từ 15 đến 25 phút có thể giảm ngay các chứng tê cứng, xung huyết giúp giãn gân, cứng cơ, tăng cường khí huyết lưu thông.

tham khảo:

máy massage điện châm 4 miếng dán tặng kèm adapter dùng thay pin

Máy massage thương hiệu Nhật bản OMRON

HDSD:

Bước 1: Lắp pin vào bút.

Bước 2: Nhấn nút +: đèn nguồn và đèn laser bật sáng, cường độ ở giá trị 0

Bước 3: Nhấn nút + để tăng cường độ đến mức thích hợp (tối đa mức 9). Nhấn nút – để giảm cường độ đến tắt.

Bước 4: Chọn vị trí huyệt cần điều trị, rà xung quanh để tìm vị trí huyệt, bút phát hiện huyệt và tự động tập trung xung điện khi trúng ngay điểm huyệt

Tổng hợp 9 huyệt vị dưỡng sinh mọi người nên xoa bóp hàng ngày

Trung y cho rằng, trên các kinh mạch cơ thể con người có 361 huyệt vị. Nếu tính cả các huyệt vị không thuộc kinh mạch thì có tới hơn 1 nghìn huyệt vị. Để nắm rõ những kiến thức này, đối với người bình thường là một việc rất khó khăn.

Dựa trên các tổng hợp lâm sàng, bác sĩ Triệu Diễm, Chủ nhiệm Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Y học tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã tóm tắt tác dụng của 9 huyệt vị dưỡng sinh quan trọng dễ nhớ nhất.

Hàng ngày, chỉ cần nhẹ nhàng xoa bóp vài lần một trong 9 huyệt vị này, bạn sẽ cảm nhận được tác dụng rất tốt cho sức khỏe, có công hiệu thần kỳ trong việc dưỡng sinh, trừ bệnh.

1. Huyệt Phong trì: Sáng mắt, giúp tỉnh táo



Trung y có câu “đầu mục phong trì chủ”, tức là hãy tìm đến huyệt phong trì nếu gặp các triệu chứng đau đầu, mỏi mắt mà nguyên nhân là do trúng gió (phong bệnh).

Xoa bóp, ấn huyệt Phong trì và các cơ xung quanh có tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, ngoại cảm phong hàn, đau đầu do trúng gió, cùng với chứng nhức mỏi cổ do tư thế làm việc phải cúi xuống trong khoảng thời gian dài.

Đối với giới nhân viên văn phòng, các bạn có thể tranh thủ thời gian trong giờ làm việc để ấn nhẹ huyệt Phong trì, có tác dụng giúp cho tinh thần tỉnh táo, xóa tan mệt mỏi.

2. Huyệt Trung quản: Tốt cho dạ dày


br /
Thường xuyên ấn Huyệt Trung quản hỗ trợ giảm đau dạ dày.br /

Thường xuyên ấn Huyệt Trung quản hỗ trợ giảm đau dạ dày.


Bệnh nhân bị đau dạ dày cấp tính có thể ấn huyệt Trung quản trong 10 giây, rồi buông ra. Sau đó lặp lại như vậy trong vòng 3 phút sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng này.

Bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính có thể ấn nhẹ huyệt Trung quản, dùng bàn tròn xoa nhẹ, nhằm giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, giảm dần triệu chứng đau.

3. Huyệt Hợp cốc: Thanh nhiệt, giảm đau


br /
Ấn huyệt Hợp cốc giúp thanh nhiệt, giảm đau.br /

Ấn huyệt Hợp cốc giúp thanh nhiệt, giảm đau.


Huyệt Hợp cốc còn có tên gọi khác là huyệt Hổ khẩu (miệng hổ). Khi có triệu chứng đau đầu, hãy bấm huyệt Hợp cốc, để thấy các cơn đau giảm hẳn. Còn nếu thường xuyên bấm huyệt Hợp cốc sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc và an thần.

Đối với một số chứng bệnh như sốt cao, đau đầu, nhiệt miệng, đau răng do chứng cảm gió hoặc cảm nóng gây ra, nếu uống thuốc cũng không thể thấy ngay hiệu quả.

Thay vào đó, bạn có thể ấn huyệt Hợp cốc để chữa trị. Khi xoa bóp đúng lực, bạn sẽ cảm thấy đau nhói, tê và sưng lên.

Nếu kèm theo sốt, bạn có thể dùng một chiếc thìa sứ cạo trên phần da phía sau cổ hoặc dùng ngón tay véo nhẹ phần da xung quanh đó, cho đến khi da nổi đỏ hoặc tím. Động tác này có tác dụng giải độc, hạ sốt nhanh chóng.

4. Huyệt Kiên tỉnh: Giảm thiểu chứng đau cổ


br /
Ấn huyệt Kiên tỉnh thường xuyên giúp giảm thiểu chứng đau cổ.br /

Ấn huyệt Kiên tỉnh thường xuyên giúp giảm thiểu chứng đau cổ.


Dùng ngón tay giữa ấn chặt huyệt Kiên tỉnh của phía bên tay còn lại, đồng thời chuyển động cánh tay cùng phía có huyệt Kiên tỉnh, dùng lực ấn chặt cho đến khi cảm thấy “đau nhẹ nhưng thoải mái” sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

5. Huyệt Ủy trung: Chữa đau lưng và thắt lưng


br /
Ấn huyệt Ủy trung giúp giảm đau vùng lưng và thắt lưng.br /

Ấn huyệt Ủy trung giúp giảm đau vùng lưng và thắt lưng.


Trung y có câu “Yêu bối Ủy trung cầu”, nghĩa là khi đau lưng hãy tìm đến huyệt Ủy trung.

Ngồi sai tư thế, ngồi trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến các chứng đau lưng, quanh thắt lưng và đau vai của dân văn phòng hoặc chứng đau lưng ở người cao tuổi. Thường xuyên ấn huyệt Ủy trung có thể giúp lưu thông khí huyết vùng lưng và thắt lưng.

Khi ấn huyệt Ủy trung, dùng lực đúng sẽ có cảm giác hơi đau nhói. Bạn nên ấn liên tục khoảng 20 cái mới phát huy được tác dụng.

6. Huyệt Quan nguyên: Bồi thận, bổ khí, hồi dương


Ấn huyệt Quan nguyên giúp bồi thận, bổ khí, hồi dương.


Ấn nhẹ huyệt Quan nguyên có tác dụng bồi thận, bổ khí, giảm thiểu quá trình lão hóa.

Đối với nam giới, việc ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp chữa trị một số triệu chứng của bệnh suy thận, đau thắt lưng, rụng tóc...

Còn với phụ nữ, thường xuyên ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp điều trị và giảm thiểu rất nhiều bệnh về phụ khoa.

Trước khi ấn huyệt Quan nguyên, phải xoa hai lòng bàn tay nóng lên, sau đó áp lòng bàn tay vào đúng vị trí của huyệt Quan nguyên (như hình), rồi thực hiện động tác xoa ấn nhẹ nhàng, mức độ từ nhẹ tăng dần cho đến khi cảm thấy nóng lên.

7. Huyệt Tam âm giao: Dưỡng âm, làm đẹp


Thường xuyên ấn huyệt Tam âm giao, giúp phụ nữ dưỡng âm, làm đẹp


Huyệt Tam âm giao được xem là huyệt vị của phụ nữ. Chị em thường xuyên ấn huyệt này sẽ có tác dụng đả thông kinh mạch bị tắc nghẽn, bảo dưỡng tử cung và buồng trứng.

Ngoài ra nó còn có tác dụng điều kinh, trị tàn nhang, xóa nếp nhăn, trị mụn, dị ứng da, viêm da, eczema...

Bắt đầu 3 ngày trước mỗi kỳ kinh, mỗi ngày chị em nên ấn huyệt Tam âm giao, kiên trì trong 3 tháng sẽ giúp chữa trị một số vấn đề như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh...

Khi ấn huyệt này, dùng ngón tay cái ấn thẳng trên huyệt vị, rồi ấn chặt xuống sau đó mới xoa, mỗi lần kéo dài 1 phút. Nghỉ một lát rồi lại tiếp tục.

Thường xuyên ấn huyệt Tam âm giao có tác dụng điều hòa khí huyết vận hành trên cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên áp dụng phương pháp này.

8. Huyệt Nội quan: Bảo vệ tim mạch


Ấn huyệt Nội quan giúp bảo vệ tim mạch và cấp cứu khi nguy kịch.


Ấn huyệt Nội quan có tác dụng điều hòa khí huyết. Khi ấn, chúng ta dùng ngón tay cái ấn xuống vị trí của huyệt, mỗi lần ấn khoảng 3 phút hoặc cho đến khi cảm thấy đau nhói cục bộ thì dừng lại.

Ngoài tác dụng bảo vệ tim mạch, huyệt Nội quan còn được sử dụng trong trường hợp cứu người khẩn cấp.

Khi bệnh nhân có triệu chứng đau tim bất ngờ, ngay lập tức để bệnh nhân nằm xuống thư giãn ngay ngắn, ấn huyệt Nội quan để làm dịu cơn đau cho bệnh nhân trong thời gian chờ cấp cứu.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ trị liệu và cấp cứu. Còn bệnh nhân cần phải được điều trị ở các cơ sở y tế ngay sau đó.

Ngoài ra, ấn huyệt Nội quan còn có tác dụng chữa trị một số triệu chứng như đau đầu, khô miệng, đau họng, bệnh thoái hóa cột sống cổ, viêm quanh khớp vai, đau thắt lưng...

9. Huyệt Dương lăng tuyền: Thư cân hoạt lạc


br /
Ấn huyệt Dương lăng tuyền giúp giảm đau vai, sưng ngực, đau thần kinh liên sườn...br /

Ấn huyệt Dương lăng tuyền giúp giảm đau vai, sưng ngực, đau thần kinh liên sườn...


Để tìm vị trí của huyệt này, bạn phải ngồi im, dùng tay sờ bắp chân, vị trí của huyệt Dương lăng tuyền ở chỗ lõm phía trước, dưới đầu nhỏ của xương mác, nơi thân nối với đầu trên xương mác, khe giữa cơ mác bên dài và cơ duỗi chung các ngón chân.

Thông thường khi ấn huyệt Dương lăng tuyền, nếu cùng lúc cử động vai có thể giảm thiểu chứng đau vùng xung quanh vai.

Ngoài ra, huyệt này còn có tác dụng chữa trị các bệnh như đau sưng ngực, đau hai bên mạn sườn, đau thần kinh liên sườn...

 

Hướng dẫn bấm huyệt trị bệnh trên cơ thể

Như những thông tin mà chúng ta đã biết, thì huyệt đạo không chỉ có tác dụng đả thông kinh mạch tại một địa điểm cố định. Nói cách khác, huyệt đạo ở tay/chân, không chỉ giúp trị bệnh ở tay/chân. Chúng còn có thể hỗ trợ trị liệu rất tốt các cơ quan nội tạng, hệ xương, gân cơ ở những bộ phận khác.

1. Bấm huyệt đạo trên đầu, mặt:

Có rất nhiều huyệt đạo ở vùng này. Dưới đây là 20 huyệt tiêu biểu mà chúng ta thường sử dụng bao gồm: huyệt Ấn đường, Thái dương, Quế phong, Bách hội, Não hộ, Nhĩ môn, Phong trì… Cụ thể như sau:

-Huyệt Dương bạch (ở trên cơ trán, từ giữa cung lông mày lên trên 1 thốn) trị liệt dây thần kinh ngoại biênsố 7, nhức đầu, lẹo, viêm tuyến lệ, viêm màng tiếp hợp.

– Huyệt Ấn đường (ở giữa đầu trong hai cung lông màu) trị sốt cao, nhức đầu, viêm xoang, chảy máu cam.

– Huyệt Tình minh (ở điểm lõm cạnh góc trong mi mắt trên 2 milimet) chữa viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến lệ, liệt dây thần kinh ngoại biênsố 7.

– Huyệt Toán trúc (ở chỗ lõm đầu trong cung lông mày) trị bệnh về mắt, nhức đầu, dây thần kinh ngoại biênsố 7.

– Huyệt Ty trúc không (ở chỗ lõm đầu ngoài cung lông mày) tác dụng như Toán trúc.

– Huyệt Ngư yêu (ở giữa cung lông mày) trị bệnh về mắt, liệt dây thần kinh số 7.

– Huyệt Thái dương (ở chỗ lõm trên xương thái dương, từ đuôi mắt đo ra sau 1 thốn) trị nhức đầu, viêm màng tiếp hợp, đau răng.

– Huyệt Nghinh hương (dóng ra ngoài 4mm từ chân cánh mũi) trị ngạt mũi, chảy máu cam, viêm mũi dị ứng, liệt dây thần kinh ngoại biên số 7.

– Huyệt Nhân trung (điểm giao giữa 2/3 dưới và 1/3 trên rãnh nhân trung) chữa choáng ngất, sốt cao, co giật.

– Huyệt Địa thương (đo ra ngoài khóe miệng 2/5 thốn) chữa đau răng, liệt dây VII.

– Huyệt Hạ quan (ở điểm lõm chính giữa khớp hàm thái dương ngang tai) trị ù điếc tai, viêm khớp hàm thái dương, đau răng, liệt dây thần kinh ngoại biên số 7.

 

– Huyệt Giáp xa (ở chỗ lồi cao cơ cắn, từ góc xương hàm dưới dóng vào 1 thốn) trị liệt dây thần kinh số 7 và số 5, cấm khẩu, đau răng.

– Huyệt Thừa khấp (từ giữa mi dưới dóng xuống 7/10 thốn) chữa liệt dây thần kinh ngoại biên số 7, lẹo, viêm màng tiếp hợp

– Huyệt Liêm tuyền (ở chỗ lõm trên sụn giáp) trị ngọng, câm, mất tiếng, khó nói/nuốt.

– Huyệt Quế phong (tại điểm lõm giữa xương chũm và xương hàm) trị ù/điếc tai, viêm tuyến mang tai, liệt dây thần kinh số 7, rối loạn tiền đình.

– Huyệt Bách hội (ở giữa đỉnh đầu) chữa cúm, nhức đầu, sa trực tràng, sa sinh dục.

– Huyệt Tứ thần thông (có 4 huyệt-từ Bách hội dóng ra trước, sau và hai bên 1 thốn) trị chứng sa, cúm, đau đỉnh đầu.

– Huyệt Đầu duy (ở giữa khe khớp xương trán và xương đỉnh, phía góc trên của trán) trị đau răng, ù/điếc, đau dây thần kinh số 5-7.

– Huyệt Quyền liêu (từ khóe mắt thẳng xuống, tại chỗ lõm ở dưới xương gò má) trị đau răng, đau dây thần kinh số V-VII

– Huyệt Phong trì (nằm ở chỗ lõm phía ngoài cơ thang ở sau cơ ức đòn chũm, từ giữa xương chẩm và cổ, bạn dóng ngang khoảng 2 thốn) điều trị bệnh về mắt, nhức đầu, cảm mạo, tăng huyết áp và đau vai gáy.

2. Bấm huyệt bàn tay chữa bệnh:

Có 11 huyệt trên kinh và 2 huyệt ngoài kinh thường dùng là:

a. Huyệt trên kinh:

– Huyệt Kiên  ngung (ở chỗ lõm dưới mỏm cùng vai đòn) chữa đau khớp vai, bả vai.

– Huyệt Khúc trì (ở tận cùng phía ngoài nếp gấpkhuỷu tay) chữa đau khớp khuỷu, tê liệt tay, viêm họng, sốt.

– Xích trạch (ở trên đường ngang nếp khuỷu tay, trên rãnh nhị đầu ngoài) chữa ho, sốt, hen phế quản.

– Khúc trạch (ở trên đường ngang nếp khuỷu tay, trên rãnh nhị đầu trong) chữa đau khớp khuỷu, nôn mửa, sốt cao.

– Nội quan (ở chính giữa lằn chỉ cổ tay đo lên trên 2 thốn) chữa đau khớp cổ tay, dạ dày, mất ngủ, rối loạn thần kinh tim.

– Thái uyên (ở trên lằn chỉ cổ tay phía ngoài mạch quay) chưa ho, viêm họng, phế quản.

– Thống lý (cách lằn cổ tay 1 thốn, trên đường nối thẳng giữa Thần môn và Thiếu hải) chữa mất ngủ, tăng huyết áp, câm, đau khốp cổ tay…

– Thần môn (ở phần lõm giữa xương đậu và đầu dưới xương trụ, trên lằn cổ tay) chữa cảm mạo, sốt, đau vai gáy, đau khớp tay…

– Ngoại quan (đối xứng Nội quan, từ Dương trì dóng lên 2 thốn) tác dụng như Thần môn.

– Dương trì (ở bên ngoài gân cơ duỗi trên lằn cổ tay) chữa đau nửa đầu, ù tai, đau khớp cổ tay, cảm mạo.

– Hợp cốc (trên mu bàn tay, nằm ở khoảng giữa xương ngón cái và ngón trỏ) chữa ù tai, mất ngủ, mồ hôi trộm, cốt cao, nhức đầu, cảm mạo, ho, đau răng hàm trên.

 

b. Huyệt ngoài kinh:

– Bát tà (ở trên mu bàn tay, tận cùng nếp gấp của 2 ngón tay) chữa cước, viêm khớp bàn tay.

– Thập tuyên (ở giữa cách đầu móng tay 2mm các đầu ngón tay) chữa sốt cao, co giật.

3. Bấm huyệt bàn chân chữa được nhiều bệnh:

Được mệnh danh là bản đồ thu nhỏ của cơ thể, ở chân tập trung rất nhiều huyệt đạo. Không chỉ giúp lưu thông khí huyết ở chân mà còn điều trị được các bệnh lý ở não, phủ tạng, gân, cơ…  Một số huyệt đạo ở chân thường dùng là:

a. Huyệt trên đầu gối:

– Huyệt Hoàn khiêu (ở chỗ lõm trên cơ mông, ngoài mấu chuyển lớn của đùi khi nằm nghiêng và co chân trên và duỗi chân dưới) trị đau khớp háng, tê liệt chân, thần kinh tọa.

– Huyệt Trật biên (dóng lên 2 thốn từ huyệt Trường cường, sau đó đo ngang 3 thốn) tác dụng như huyệt Hoàn khiêu.

– Huyệt Bễ quan (ở điểm giao của đường dọc qua gai chậu trên phía trước và đường ngang qua khớp mu) trị liệt chân và đau khớp háng.

– Huyệt Thừa  phù (ở giữa nếp hằn mông) chữa thần kinh tọa, tê liệt chân, đau lưng.

– Huyệt Huyết  hải (từ giữa bờ trên xương bánh chè lên 1 thốn rồi vào trong 2 thốn) trị đau khớp gối, rối loạn kinh nguyệt, dị ứng, đau dây thần kinh đùi, xung huyết.

– Huyệt Lương khâu (từ giữa trên cương bánh chè đo lên 2 thốn rồi ra ngoài 1 thốn) trị đau dây thần kinh dùi, khớp gối, dạ dày và viêm tuyến vú.

 

b. Huyệt dưới đầu gối, trên mắt cá chân:

– Huyệt Độc ty (ở điểm lõm dưới xương bánh chè phía ngoài) bấm huyệt chữa đau đầu gối.

– Huyệt Tất nhãn (chỗ lõm bờ dưới, bên trong xương bánh chè) chữa đau khớp gối

– Huyệt Uỷ trung (ở điểm giữa đường hằn trám khoeo) trị đau thắt lưng trở xuống, xốt cao, thần kinh tọa, đau khớp gối.

– Huyệt  Túc tam  lý (cách mào chày 1 khoát ngón tay, đo từ Độc tỵ xuống ba thốn) trị các bệnh về tiêu hóa, đau khớp gối, thần kinh tọa.

– Huyệt Dương lăng tuyền (ở điểm lõm giữa đầu trên xương chày và xương mác) trị đau thần kinh tọa, khớp gối, vai gáy, thần kinh liên sườn, đau nửa đầu, co giật.

– Huyệt Tam âm giao (từ chỗ lồi cao mắt cá phía trong đo lên ba thốn, ở cách bờ sau bên trong xương chày 1 khoát ngón tay) trị rong kinh huyết, mất ngủ, bí tiểu, đái dầm, dọa xảy, di tinh.

– Huyệt Huyền chung (từ chỗ lồi cao mắt cá phía ngoài đo lên ba thốn, ở trước xương mác) chữa tê tiệt chân, đau khớp cổ chân, thần kinh tọa, vai gáy.

– Huyệt Thừa sơn (ở giữa cẳng chân sau) trị táo bón, chuột rút, thần kinh tọa

 

c. Huyệt ở mắt cá và bàn chân:

– Huyệt Thái khê (Sau mắt cá chân dóng sang ngang trong xương chày nửa thốn) trị rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ, hen phế quản, bí tiểu, đau khớp cổ chân, ù tai.

– Huyệt Côn lôn (Sau mắt cá chân dóng sang ngang ngoài xương chày nửa thốn) trị đau khớp cổ chân, cảm mạo, đau lưng, nhức sau gáy.

– Huyệt Thái xung (dóng từ kẽ ngón chân thứ 1 và thứ 2 lên phía mu bàn chân 2 thốn) trị nhức đỉnh đầu, viêm màng tiếp hợp, tăng huyết áp, thống kinh.

– Huyệt Giải khê (nằm ở chính giữa nếp gấp cổ chân) chữa đau khớp cổ chân, tê chân, đau thần kinh tọa.

– Huyệt Nội đình (từ kẽ giữa ngón chân thứ 2 và thứ 3 đo lên ½ thốn về phía mu bàn chân) trị đau hàm dưới, đầy bụng, chảy máu cam, sốt cao.

– Huyệt Bát phong (ở kẽ các đốt ngón chân) chữa viêm đốt ngón chân và cước.

Bấm Huyệt ở mắt cá và bàn chân

4. Bấm day một số huyệt vị khác trên thân người.

Để dễ dàng, chúng ta sẽ phân ra làm 3 khu vực: vùng ngực-lưng, vùng thượng vị và vùng hạ vị. Chi tiết như sau:

a. Vùng ngực lưng:

– Huyệt Chiên trung (ở giữa đường ngang liên sườn IV trên xương ức) chữa hạ huyết áp, nôn, nấc, đau dây thần kinh liên sườn, viêm tuyến vú.

– Huyệt Trung phủ (ở khoang liên sườn II) trị đau vai gáy, viêm phế quản, viêm tuyến vú, ho hen.

– Huyệt Cự cốt (nằm ở góc nhọn tạo thành bởi sống gai xương bả vai và xương đòn) chữa đau vai gáy, đau khớp vai, liệt tay.

– Huyệt Đại truỳ (giữa CVII và DI) chữa khó thở, sốt cao, sốt rét.

– Huyệt Kiên tỉnh(trên cơ thang nối huyệt Kiên ngưng và Đại trùy) chữa đau vai gáy, đau lưng, viêm tuyến vú, suy nhược.

– Huyệt Thiên tông(ở chính giữa xương bả vai) chữa đau nhức lưng vai.

– Huyệt Đại trữ(giữa DI-II dóng ngang 3/2 thốn) trị ho hen, cảm mạo, đau lưng vai gáy.

– Huyệt Phong môn(giữa DII-III dóng ngang 3/2 thốn) trị cảm cúm, ho hen, đau vai gáy.

– Huyệt Phế du(giữa DIII-IV dóng ngang 1,5 thốn) trị khó thở, ho hen, chắp, lẹo, viêm tuyến vú.

– Huyệt Tâm du(giữa DV-VI dóng ngang 1,5 thốn) trị mất ngủ, ho, rối loạn thần kinh tim, mộng tinh.

– Huyệt Đốc du(giữa DVI-VII dóng ngang 3/2 thốn) chữa đau dây thần kinh liên sườn VI-VII, rối loạn thần kinh tim và đau vai gáy.

– Huyệt Cách du(giữa DVII-DVIII dóng ngang 3/2 thốn) trị đau thắt ngực, thiếu máu, nôn, nấc.

 

b. Vùng thượng vị:

– Huyệt Trung quản (trên rốn 4 thốn) trị táo bón, dạ dày, nôn, nấc, đau vùng thượng vị.

– Huyệt Thiên khu (dòng từ rốn sang ngang hai thốn) trị rối loạn tiêu hóa, sa dạ dày, đau dạ dày, co thắt đại tràng, nôn mửa.

– Huyệt Can du (từ giữa DIX – DX dòng sang ngang3/2 thốn) trị đầy bụng, đau dạ dày, viêm màng tiếp hợp, nhức đầu.

– Huyệt Đởm du (Từ giữa DX – DXI dóng sang ngang 3/2 thốn) chữa giun chui ống mật, tăng huyết áp, nhức đầu, đầy bụng

– Huyệt Tỳ du (Từ giữa DXI – DXII dóng sang ngang 3/2 thốn) chữa khá tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, đầy bụng.

– Huyệt Vị du (từ giữa DXII-LI dóng ngang ra 3/2 thốn) chữa rối loạn tiêu hóa, dạ dày, đầy bụng.

Huyệt vùng thượng vị hệ tiêu hóa

c. Vùng hạ vị:

– Huyệt Quan nguyên (dưới rốn 3 thốn) trị đái dầm, bí tiểu, hạ huyết áp, sa trực tràng, viêm tinh hoàn.

– Huyệt Khí hải (dưới rốn 1,5 thốn) trị bí tiểu, đái dầm, ngất, hạ huyết áp, di tinh, suy nhược.

– Huyệt Trung cực (dóng từ rốn xuống 4 thốn)trị di tinh, viêm tinh hoàn, bí tiểu, đái dầm.

– Huyệt Khúc cốt (ở giữa bở trên khớp mu, cách rốn 5 thốn)tác dụng tương tự Trung cực.

– Huyệt Thận du (Từ giữa đốt sống LII-III đo ngang ra 1,5 thốn) trị đau lưng, thần kinh toạn, ù điếc tai, giảm thị lực, đau thần kinh đùi, hen phế quản.

– Huyệt Mệnh môn (Giữa liên đốt LII- III) trị đau lưng, đái dầm, di tinh, ỉa chảy.

– Huyệt Đại trường du (từ giữa đốt sống LV-VI đo ngang 1,5 thốn) trị đau thần kinh tọa, sa trực tràng, trĩ, ỉa chảy.

– Huyệt Bát liêu (bao gồm Thượng liêu, Thứ liêu, Trung liêu và Hạ liêu, theo thứ tự lỗ thứ 1-2-3-4 từ điểm giữa Tiểu trường du và cột sống) trị di tinh, rong kinh huyết, thống kinh, đái dầm, đau lưng, dọa xảy.

– Huyệt Trường cường (ở cuối ương cụt) trị trĩ, sa trực tràng, đau lưng, phạm phòng, ỉa chảy.

Huyệt đạo vùng hạ vị

>>Lưu ý khi bấm huyệt:

Trước khi bắt đầu bấm huyệt, bạn nên:

– Hỏi ý kiến của bác sĩ và chuyên gia trước sử dụng phương pháp. Tuy thích hợp với nhiều người, nhưng vẫn có một vài trường hợp người bệnh không thực sự nên sử dụng bấm huyệt trong trị liệu.

– Thư giãn cơ thể trước khi bấm huyệt: Hãy làm ấm đôi tay rồi áp vào vùng huyệt đạo định massage. Vừa dãn cơ, vừa kích thích nhẹ nhàng trước tác động mạnh và chính xác hơn. Làm ấm cũng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tác dụng. Công hiệu sớm hơn.

– Mỗi huyệt bạn có thể ấn, day nhẹ nhàng trong khoảng 1-3 phút hoặc hơn. Tùy theo cơ địa của từng người và tác dụng nhanh chậm của bấm huyệt mà thời gian sẽ khác nhau.

Một số mẹo xoa bóp bấm huyệt điều trị các bệnh thường gặp

Sau đây là hướng dẫn cách bấm huyệt trị một số bệnh thường gặp. Bạn có thể tự xoa bóp bấm huyệt tại nhà dựa trên thông tin về các huyệt đạo và cách day huyệt này để chữa bệnh nhanh chóng.

1. Chữa sổ mũi, ngạt mũi.

Thực hiện tuần tự theo các thao tác dưới đây khi bấm các huyệt đạo trên mặt:

– Miết nhẹ nhàng từ điểm giữa lông mày sang hai bên và ngược lại.

– Sau đó, day và ấn huyệt đạo nằm chính giữa hai bên lông mày khoảng 1-2 phút.

– Chuyển xuống miết dọc hai bên cánh mũi rồi ra ngoài.

– Từ hai bên cánh mũi dóng ngang sang hai bên khoảng 1cm, day ấn nhẹ nhàng 2 điểm đó bằng ngón cái.

– Cuối cùng,day ấn 2 điểm nằm giữa ngón trỏ và ngón cái trên mu bàn tay. Thực hiện tuần tự mỗi bên khoảng 1-2 phút. Bạn khép ngón trỏ và ngón cái lại, thấy phần nổi lân cao nhất thì ấn vào đó.

Bấm huyệt chữa sổ mũi, ngạt mũi

2. Đau đầu, nặng đầu, váng đầu do cảm mạo.

Đau váng đầu, nặng đầu là những triệu chứng thường gặp không chỉ khi bạn bị cảm mạo. Những triệu chứng này khiến cho cơ thể cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu. May mắn là những hiện tượng này có thể khắc phục được chỉ với cách bấm huyệt massage tại nhà. Thao tác tuần tự như sau:

– Miết từ điểm giữa lông mày sang hai bên. Sau đó miết từ trung tâm tránsang hai bên và kéo tay miết xuống  thái dương.

– Dùng lực ở đầu ngón tay cái ấn vào vùng đỉnh đầu và các điểm đau trên đầu.

– Bóp/ấn với lực vừa phải bằng đầu ngón cái vào điểm trũng ở sau gáy.

3. Đau, tức ngực

Để khắc phục tình trạng đau tức ngực rất đơn giản. Bạn chỉ cần ghi nhớ cách thức và thực hiện theo 2 bước như sau:

– Xát/miết từ phần giữa xương ức ra 2 bên và ngược lại.

– Sau đó, day ấn các điểm nằm ở: giữa ngực,giữa dưới xương quai sanh và điểm nút của xương sườn cụt. Sử dụng lực ấn vừa phải từ 1-2 phút cho mỗi điểm.

4. Đau mỏi vùng thắt lưng

Khi cảm thấy đau mỏi ở vùng thắt lưng, bạn chỉ cần:

– Day hoặc xát 2 bên thắt lưng theo chiều từ trên xuống dưới.

– Tiếp theo, bạn xát từ điểm giữa lưng ở hai bên thắt lưng sang hai bên và ngược lại.

Thực hiện mỗi lần day/xát trong khoảng 3 phút, sau đó bạn chuyển sang bước tiếp theo:

– Nắm tay lại, đấm nhẹ nhàng từ 2 bên của thắt lưng xuống dưới.

– Tìm những điểm đau mỏi nhất rồi ấn và day huyệt Á thị đã tìm thấy trong 1-2 phút mỗi huyệt.

5. Chữa khó ngủ hay căng thẳng đầu óc

Khó ngủ hay căng thẳng đầu óc có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh, khiến cơ thể mệt mỏi. Lâu dần sẽ làm suy kiệt sức khỏe, giảm năng suất lao động và kéo theo những bệnh lý nguy hiểm khác. Cách chữa trị khó ngủ, căng thẳng bằng bấm huyệt massage như sau:

– Miết và xát kết hợp với day từ giữa trán sang 2 bên và ngược lại.

– Ấn huyệt Thái dương và day nhẹ nhàng trong khoảng 1-2 phút.

– Day huyệt ở phần trũng sau gáy trong 2 phút.

– Trên lằn ngang ở cổ tay (khi tay ngửa) dóng từ ngón tay út xuống. Ấn huyệt đó trong 1 phút và chuyển sang bên còn lại.

– Từ điểm chính giữa đường lằn chỉ ở cổ tay (khi bàn tay ngửa) dóng lên hướng cẳng tay 4cm. Ấn huyệt này trong 1-2 phút.

6. Bị chuột rút

– Ấn huyệt ở một số điểm: Huyệt ở chính giữa phía trong khoeo trên lằn khoeo; điểm chính giữa bắp chân và điểm đối diện nhau qau gân gót chân.

– Sau đó, xoa nhẹ vùng mặt sau của bắp chân. Xoa dọc bắp chân từ trên xuống rồi từ dưới lên để máu lưu thông tốt hơn, giảm tê cứng do chuột rút.

7. Đau mỏi cổ và dây chằng.

– Nắm và làm ấm các đầu ngón tay.

– Day nhẹ các điểm nằm phía trên, chính giữa ngay sát lằn ngang của các đốt đầu các ngón tay.

– Thực hiện 1-3 phút với mỗi ngón tay.

 

8.Đau bụng kinh

– Làm ấm bàn tay bằng cách xoa và chà mạnh 2 bàn tay vào nhau.

– Áp hai bàn tay vào phần bụng dưới để làm ấm bụng. Thực hiện nhiều lần sẽ có cảm thấy dễ chịu.

– Ấn huyệt ở dưới móng tay của ngón trỏ và vị trí ngoài cùng của ngón út. Ấn huyệt trong khoảng 1-3 phút mỗi bên.

Trên cơ thể còn người có rất nhiều huyệt đạo khác nhau. Việc ghi nhớ các huyệt trên cơ thể cùng cách bấm huyệt chữa bệnh đúng cách sẽ giúp cho bạn luôn giữ được sức khỏe ổn định, máu huyết lưu thông. Đồng thời, phòng tránh được rất nhiều căn bệnh và biến chứng nguy hiểm.


Số lượng31
Xuất xứChính hãng
Bảo hành6

Bình luận

HẾT HẠN

0378 926 104
Mã số : 15566052
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 22/04/2019
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn