Siêu Âm Điều Trị Gp 200 Hàn Quốc

20 triệu

P810, Tầng 8, Nhà Ct4C-X2, Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai

MỤC TIÊU:.
- Trình bày được tính chất vật lý, tác dụng sinh lý của siêu âm
- Trình bày được chỉ định, chống chỉ định điều trị siêu âm.
- Phát hiện và sử trí được những tai biến thường gặp khi điều trị siêu âm.
- Nêu được các bước tiến hành điều trị siêu âm 
NỘI DUNG:
1. NĂNG LƯỢNG CỦA SIÊU ÂM.
1.1. BẢN CHẤT CỦA SÓNG ÂM.
Khác với sóng điện từ là những sóng ngang, nghĩa là dao động sóng thẳng góc với phương truyền, sóng âm là loại sóng lan truyền theo chiều dọc, có nghĩa là cùng hướng với phương truyền sóng. Như thế ta gặp một sóng dọc khi sự lan truyền là sự dịch chuyển của mỗi lượng nhỏ vật chất khỏi vị trí cân bằng của nó theo phương truyền sóng.
Sóng điện từ có thể truyền đi trong không gian, trong khi sóng âm chỉ truyền đi trong môi trường vật chất. Môi trường này phải có một độ đàn hồi nào đó để cho những phần tử có thể bị nén lại hay dãn ra để duy trì chuyển động qua lại. Khi chuyển động qua lại, trong vật chất xuất hiện các vùng áp suất cao xen kẽ các vùng áp suất thấp. Vì thế, các sóng dọc còn được gọi là sóng nén.
Tai người thính với các biến thiên của áp suất không khí khi tần số nằm trong khoảng từ 20 đến 20.000 chu kỳ/giây ta có sóng siêu âm. Sóng siêu âm dùng trong y học có tần số 500.000 đến 3.000.000 chu kỳ/ giây, nhưng tần số 1.000.000 chu kỳ/giây thường được sử dụng nhất.
1.2. TẦN SỐ - VẬN TỐC VÀ BƯỚC SÓNG.
Sóng siêu âm được tạo ra do sự rung động của vật chất nên có cùng tần số với vật tạo siêu âm. Tần số siêu âm là hằng số, nhưng vận tốc thì thay đổi tùy theo môi trường. Ví dụ vận tốc trong lớn hơn trong không khí. Giữa vận tốc, bước sóng và tần số liên hệ với nhau qua biểu thức : F = V/
Trong đó: F: tần số; v vận tốc,  : bước sóng.
Vì vậy vận tốc v thay đổi tùy theo môi trường nên bước sóng  cũng thay đổi theo. Do đó người ta sử dụng tần số F để xác định sóng siêu âm.
1.3. SỰ LAN TRUYỀN SIÊU ÂM.
Sóng siêu âm được truyền qua môi trường dễ hay khó tùy thuộc vào khả năng và tốc độ biến dạng của vật chất. Tính chất này được gọi là âm trở. Siêu âm được truyền đi dễ dàng qua môi trường có âm trường có âm trở lớn. Nó truyền dễ dàng trong thép hơn là trong nước và rất khó khăn khi qua không khí vì không khí có âm trở rất thấp.
Khi sóng âm gặp mặt tiếp xúc giữa hai môi trường có tốc độ lan truyền khác nhau, nó có thể bị phản xạ, tiếp tục truyền qua môi trường qua môi trường thứ hai hay bị hấp thụ.
1.4. SỰ PHẢN XẠ.
Sóng siêu âm khi gặp mặt tiếp xúc giữa hai môi trường sẽ phản xạ lại môi trường cũ. Sự phản xạ bằng góc tới. Tỷ lệ tia phản xạ tùy thuộc vào âm trở của môi trường. Môi trường có âm trở thấp có khuynh hướng phản xạ sóng siêu âm và sự khác biệt âm trở của hai môi trường càng lớn thì tỷ lệ tia phản xạ càng lớn.
1.5. SỰ KHÚC XẠ.
Sóng siêu âm có thể tiếp tục truyền qua môi trường mới. Nếu sóng siêu âm gặp mặt tiếp xúc dưới một góc vuông thì nó truyền thẳng qua môi trường thi hai. Nếu không, nó sẽ bị khúc xạ. Sự khúc xạ lệ thuộc vào tốc độ tương đối của nó trong hai môi trường. Khi sóng siêu âm đi từ môi trường có tốc độ truyền sóng cao, nó bị mkhúc xạ xa pháp tuyến. Sự khác biệt tốc độ càng lớn thì sự khúc xạ càng lớn (hình 5-1).

Âm trở thấp





Âm trở cao
Hình 5-1: Sự khúc xạ sóng siêu âm


1.6. SỰ HẤP THỤ.
Khi một bó siêu âm đi qua một môi trường, nó bị hấp thụ và cường độ giảm dần. Khoảng cách mà cường độ giảm đi còn một nửa được gọi là bán trị. Khoảng cách này phụ thuộc vào cấu trúc của môi trường và tần số của sóng siêu âm. Sóng có tần số cao hơn sẽ bị hấp thụ nhanh hơn, nghĩa là khoảng cách bán trị ngắn hơn. Trong các mô cơ thể sóng siêu âm có tần só 1.000.000 chu kỳ/giây có khoảng bán trị 5cm, trong khi tần số 3.000.000 chu kỳ/giây có khoảng bán trị là 1,5 cm (hình 5-2).







d
Hình 5-2: Sự giảm cường độ của bó siêu âm (d: khoảng bán trị)

1.7. SỰ PHÂN KỲ.
Sóng siêu âm xuất phát từ một nguồn điểm sẽ phân kỳ và tuân theo luật bình phương tỷ lệ nghịch. Khi tần số sóng gia tăng thì sự phân kỳ ít hơn. Sóng siêu âm xuất phát từ nguồn điểm có tần số 1.000.000 chu kỳ/giây thật sự đi song song với nhau. Nhưng sóng có tần số thấp hơn, cường độ bó sóng giảm dần theo khoảng cách do sự phân kỳ và hấp thụ, trong khi tần số cao, sự giảm cường độ bó sóng chỉ do một hiện tượng hấp thụ. Nếu sóng siêu âm được phát ra từ môi trường một trường một đĩa phẳng, ví dụ ở đầu điều trị của máy siêu âm, sự phân bố năng lượng phức tạp hơn nhưng vẫn theo nguyên tắc trên.
2. CÁCH TẠO SIÊU ÂM.
2.1. NGUYÊN TẮC.
Để tạo ra siêu âm có tần số cố định, người ta dùng một dụng cụ cung cấp năng lượng dao động ghép với một bộ cộng hưởng, ở đó các sóng dọc được hình thành. Tần số của mạch dao động điện được điều chỉnh theo tần số của bộ cộng hưởng. Bộ cộng hưởng được thực hiện nhờ hiệu ứng áp lực điện.
Đặc điểm của thạch anh là khi hai mặt của tinh thể chịu một áp lực F thì trên hai mặt của thạch anh sẽ xuất hiện các điện tích +q và -q tỷ lệ với F. Dấu của các điện tích thay đổi tùy theo F là lực nén và lực kéo. Ngược lại, nếu cho vào hai mặt của tinh thể một điện áp V thì sản sinh ra một áp lực mà tùy theo dấu của V, thạch anh sẽ co lại hay dài ra.
2.2. MÁY PHÁT SIÊU ÂM.
Trong máy phát siêu âm, đầu sinh siêu âm hay còn gọi là đầu biến năng được cấu tạo bằng tinh thể thạch anh, phía trước có màng ngăn bằng kim loại có khả năng rung khi tinh thể dao động. Sóng siêu âm được phát ra từ màng ngăn này khi tinh thể thạch anh rung. Chấn động do hiệu ứng áp lực điện của một dòng điện xoay chiều cao tần.
Tùy theo máy mà sóng siêu âm phát ra liên tục hay gián đoạn tạo thành các dòng xung siêu âm. Năng lượng của siêu âm được tính bằng Watt/cm2 của đầu biến năng.
3. TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA SIÊU ÂM.
Sóng siêu âm là dao động có áp lực theo chiều dọc. Sóng siêu âm không lan truyền từ một điểm ra xung quanh như âm nghe thấy, mà nó lan truyền theo hình thức một bó sóng. chính vì thế mà tác dụng trực tiếp của nó chỉ thấy được trong phạm vi của bó sóng dày đặc ở phía dưới của đâu biến năng. Điều này nói lên tính chất quan trọng của việc điều trị tại chỗ đối với các quá trình bệnh lý.
Sự phân bố các sóng siêu âm rất phức tạp, nhưng cường độ lớn nhất vẫn tập trung ở tâm điểm của biến năng.
3.1. TÁC DỤNG CƠ HỌC:
Tác dụng này sinh ra do quá trình co dãn đối các tổ chức ở vùng sóng siêu âm tác dụng. Những phần rất nhỏ vật chất dưới tác dụng của siêu âm sẽ chuyển động theo lực quả lắc chứ không gây ra sự thay đổi vị trí. Như vậy, quá trình vận động năng lượng có thể đạt được mà không cần đến sự vận chuyển của khối lượng. Mặc dù khoảng di chuyển qua lại của vật chất rất nhỏ nhưng sự thay đổi áp lực trong mô đủ lớn để tạo nên hiệu quả cơ học. Màng tế bào trở nên dễ thấm hơn dẫn đến quá trình trao đổi và hấp thụ các chất tăng lên. 
Siêu âm làm lỏng các mô kết dính, có lẽ là do sự tách rời các sợi collagen và làm mềm các chất kết dính. Nếu chấn động quá mạnh sẽ làm vỡ mô gây nên hiện tượng sinh hốc và các tổn thương trầm trọng khác. Biến chứng này ít xảy ra với cường độ dùng để điều trị. Người ta quan niệm tác dụng cơ học của siêu âm là một sự xoa bóp vi tế bào hay xoa bóp nội bào.
3.2. TÁC DỤNG NHIỆT.
Hiện tượng xoa bóp vi thể tổ chức sinh ra nhiệt do ma sát. Sự sinh nhiệt trong tổ chức do siêu âm không đồng nhất, hiệu quả được nhận thấy ở mặt phân cách giữa các mô như giữa mô mỡ, mô cơ và màng ngoài xương. Nhiệt do siêu âm phát sinh cũng có tác dụng sinh lý như các nguồn nhiệt khác, nó làm tăng hoạt động của tế bào, giãn mạch, gia tăng tuần hoàn, tăng chuyển hóa, tăng quá trình đào thải và giải quyết được hiện tượng viêm.
Một thực nghiệm tiến hành điều trị siêu âm ở mặt trong đầu gối lợn nhận thấy sự tăng nhiệt trong phần mêm tương đối thấp hơn so với trong cấu trúc của khớp: với siêu âm liên tục 1,5w/cm2 chỉ sau 5 phút thấy tăng nhiệt trung bình ở bao khớp là 6,30C, ở phần mềm là 3,30C, ở sụn chêm là 8,20C và ở tổ chức xương là 9,30C.
Nhiệt sinh ra đặc biệt ở tại ranh giới các tổ chức có trị số kháng âm riêng khác nhau, bởi vì từ hiện tượng phản xạ gây tăng cường độ. Cần chú ý đối với xương, tăng cường độ làm tăng nhiệt ở màng xương gây đau, cho nên việc sử dụng siêu âm chế độ xung là phù hợp vì tác dụng nhiệt rất ít.
Riêng đối với cấu trúc khớp, cần thận trọng khi tăng nhiệt quá mức có thể gây nên hậu quả xấu như đau màng xương, phá hủy các sợi collagen do tăng hoạt động của men collagenase.
3. 3 GIẢM ĐAU.
Cơn đau có thể giảm bớt do sử dụng siêu âm. Mặc dầu một phần hiệu quả này là nhiệt, nhưng có lẽ là do một vài cơ chế khác như tác dụng trực tiếp lên đầu dây thần kinh. Sự giảm đau có thể có khi sử dụng dòng xung siêu âm với cường độ thấp mà hiệu quả sinh nhiệt là không đáng kể.
3.4. TÁC DỤNG HÓA HỌC.
Trong phòng thí nghiệm, người ta thấy rằng siêu âm có thể làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học. Nhưng trong cơ thể, không có chứng cứ rõ ràng nào cho thấy sự gia tăng phản ứng hóa học do tác dụng trực tiếp của siêu âm, ngoại trừ sự gia tăng này do tác dụng gián tiếp qua cơ chế sinh nhiệt của siêu âm.
4. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ SIÊU ÂM.
4.1. Tổn thương xương khớp và phần mềm sau chấn thương
4.2. Viêm khớp dạng thấp thời kỳ ổn định, thoái khớp viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm bao khớp, viêm cơ....
4.3. Bệnh lý thần kinh ngoại vi: đau thần kinh, chèn ép do thoát vị đĩa đệm...
4.4. Bệnh tuần hoàn ngoại vi: phù, hội chứng Raynaud. Sudeck...
4.5. Bệnh lý cơ quan nội tạng: dạ dày, điều trị theo phản xạ đốt đoạn.
4.6. Giảm đau: đau cơ, đau do co thắt
4.7. Co thắt cơ, sẹo và những kết dính

5. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.
- Không sử dụng sóng siêu âm điều trị mắt, tai, viêm buồng trứng, viêm tinh hoàn.
- Tử cung người đang có thai.
- Vùng da mất cảm giác nóng lạnh.
- Đang chảy máu nội tạng.
- Bệnh lao tiến triển (Lao phổi, lao da, lao xương khớp vv...)
- Bệnh ung thư.
- Nhiễm trùng lan rộng.
- Không siêu âm qua não, qua tim.
6. KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ SIÊU ÂM.
6.1. MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM.
6.1.1. PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP TIẾP XÚC VỚI DA.
- Theo tính chất vật lý của siêu âm, khi siêu âm qua không khí thì hầu như chùm siêu âm bị ngăn cách hoàn toànvới da. Vì vậy giữa đầu điều trị với da cần có một môi trường trung gian dẫn truyền siêu âm gần được như nước để giảm tối đa sự cản trở năng lượng siêu âm vào tổ chức. Vì vậy đầu điều trị phải luôn luôn thẳng góc với mặt da và giữa đầu điều trị và da phải có môi trường trung gian như gel, dầu, vaselin…
6.1.2. PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN TRONG NƯỚC.
Nước là môi trường truyền dẫn âm tốt nhất. Phương pháp này được dùng khi phần cơ thể điều trị nhỏ có thể nhúng trong bồn nước và mặt da không đều để áp trực tiếp vào đầu biến năng. Bộ phận cơ thể và đầu điều trị đều phải ngập trong nước. Di chuyển và giữ cho mặt của đầu biến năng thẳng góc với mặt da ở khoảng cách từ 1 - 5 cm. Điều trị siêu âm qua nước rất tốt vì tận dụng tối đa năng lượng nhưng kỹ thuật phức tạp, thường chỉ ứng dụng ở một số trường hợp mà siêu âm trực tiếp tiếp xúc khó thực hiện như đầu xương gồ ghề, ngón tay, ngón chân... 
6.1.3. PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM DẪN THUỐC.
Dựa trên cơ sở năng lượng cơ học của siêu âm tạo nên thay đổi áp lực vi thể, vì vậy có thể đưa theo một lượng thuốc rất nhỏ vào trực tiếp vùng điều trị. Thuốc phải hòa lẫn trong mỡ hoặc dầu làm môi trường trung gian với nồng độ thích hợp. Thông thường hay dùng mỡ hydrocortison, kháng sinh, salicylat...
6.2. ĐẦU ĐIỀU TRỊ
Đầu điều trị là một bộ phận rất quan trọng để biến giao động điện từ thành siêu âm.
6.2.1. Diện tích hình học và vùng hiệu lực ERA ( Effective Radiating Area )
Với công nghệ hiện nay mới cho phép vùng hiệu lực của đầu điều trị nhỏ hơn diện tích hình học ở giới hạn nhất định, ví dụ:

Loại đầu Diện tích hình học ERA
1 MHz

3 MHz 6,2 cm2
1,4 cm2
6,2 cm2
0,7 cm2 5,0 cm2
0,8 cm2
5,0 cm2
0,5 cm2
Điều này cần chú ý trong thực hành. Dầu điều trị của máy nào chỉ dùng riêng cho loại máy đó (có cùng một tần số) việc chọn đầu điều trị phải chú ý vùng hiệu lực của từng loại. Hiện nay các hãng đã sản xuất nhiều cỡ đầu điều trị cho từng vùng to, nhỏ với diện tích hình học 1 - 6 cm2 với tần số 0,6 - 3 MHz. Thông thường có 2 loại đầu điều trị: 1 cm2 và 5cm2, tần số 1 và 3 MHz.
6.2.2. Tính đồng dạng của đầu siêu âm hay chất lượng đầu điều trị
Cho tới nay, việc tạo ra một chùm siêu âm hoàn toàn đồng dạng còn là vấn đề khó khăn, nên hiện tượng chùm tia không đồng dạng BNR (Beam Nonuniformity Ratio) tỷ lệ có thể 1 : 1; 2 : 1; … 9 : 1. Đầu điều trị đạt BNR 4 : 1 là lý tưởng, đạt 5 : 1 - 6 : 1 là chất lượng tốt. Để tránh tình trạng do hậu quả của BNR gây ra không đồng đều nên dùng kỹ thuật liên tục di động đầu điều trị.
Để đảm bảo vùng hiệu lực tác động thường xuyên lên da trong quá trình điều trị các thiết bị hiện đạf mới có đèn báo tín hiệu khi tiếp xúc kém và đồng hồ thời gian tự động ngừng chạy.
6.3. THAO TÁC
6.3.1. Kỹ thuật cố định
Chọn đầu điều trị có vùng hiệu lực phù hợp và cố định tại chỗ (thường dùng trong điểm hoặc vùng nhỏ), chỉ dùng liều nhẹ < 0,3 w/ cm2 nếu chế độ liên tục và 1 w/ cm2 nếu chế độ xung. Đối với các đầu điều trị chất lượng không đảm bảo (BNR > 7 : 1) thường bị hạn chế hiệu quả và dễ có vùng bị quá liều. Hiện nay ít sử dụng trừ siêu âm qua nước.
6.3.2. Kỹ thuật di động
Đầu điều trị được dịch chuyển theo vòng xoáy hoặc ngang dọc trên vùng da điều trị, với tốc độ chậm và đầu điều trị luôn tiếp xúc với da. Kỹ thuật di động tuy liều điều trị giảm hơn so với cố định nhưng hạn chế được các ảnh hưởng do BNR vì luôn di chuyển. Thương dùng tới liều trung bình 1 w/ cm2 nếu chế độ liên tục và 1-2 w/ cm2 nếu chế độ xung.
6.3.3. Chế độ liên tục
Giữ liều điều trị liên tục trong suốt thời gian điều trị không thay đổi nên năng lượng trung bình đạt thường xuyên 100%. Thường sử dụng với tác dụng tăng nhiệt và liều nhẹ hoặc vừa vì có thể gây tăng nhiệt quá mức với một số tổ chức tùy trở kháng âm riêng. Tăng nhiệt qua mức hạn chế các hiệu quả khác.
6.3.4. Chế độ xung hay ngắt quãng.
Xung 1 : 5 nghĩa là 2ms có siêu âm và 8 ms nghỉ tương ứng liều trung bình bằng 20%, 1 : 10 tương ứng 10%.... Với chế độ xung liều có thể cao 2 - 3 w/cm2 nhưng liều trung bình thấp, hợp với sinh lý, gây tăng nhiệt không đáng kể và phát huy được tác dụng về cơ học và sinh học. Hiện nay được sử dụng rộng rãi hơn.
7. CHUẨN BỊ VÀ TIẾN HÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ SIÊU ÂM.
7.1. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ. 
- Máy siê âm.
- Đầu phát sóng cỡ to, nhỏ khác nhau.
- Mỡ Phomat, mỡ Hydrocoretizon.
7.2. CHUẨN BỊ PHÒNG ĐIỀU TRỊ: SÁNG THOÁNG, RỘNG CÓ GIƯỜNG NẰM.
7.3. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN:
- Nằm hoặc ngồi thoải mái.
- Bộc lộ phần cơ thể trị liệu.
- Biết cảm giác ấm dễ chịu khi điều trị.
- Nếu cảm giác bất thường phải báo cáo ngay.
7.4. TIẾN HÀNH KỸ THUẬT.
- Bật máy siêu âm.
- Xoa thuốc mỡ Phomat lên da vùng điều trị và đầu phát sóng siêu âm.
- Đặt đầu phát sóng trực tiếp vào da - vặn cường độ điều trị.
- Di chuyển đầu phát sóng xoay tròn đều, liên tục lên mặt da với tốc độ chậm, giữ cho bó sóng luôn luôn thẳng góc với mặt da.
Chú ý: Tránh siêu âm vào các đầu xương và chỗ gồ ghề.
- Điều trị xong, giữ nguyên đầu phát sóng trên da.
+ Vặn cường độ về số 0.
+ Nhấc đầu phát sóng ra khỏi da.
+ Lau sạch mỡ trên da vùng điều trị và đầu phát sóng siêu âm.
+ Cho bệnh nhân nghỉ ngơi 10 phút mới ra về.
7.5. LIỀU LƯỢNG ĐIỀU TRỊ.
Siêu âm chế độ liên tục
- Cường độ thấp được tính từ : 0,1 - 0,5 Watt/cm2.
- Cường độ trung bình từ : 0,5 - 1 Watt/cm2.
- Cường độ cao từ: 1 - 1,5 Watt/cm2.
Siêu âm chế độ xung
- Cường độ thấp được tính từ : 0,1 - 0,5 Watt/cm2.
- Cường độ trung bình từ : 0,5 - 1,2 Watt/cm2.
- Cường độ cao từ: 1,2 - 3 Watt/cm2.
- Thời gian điều trị ngắn : 3 - 5 phút.
- Thời gian điều trị trung bình: 5 - 10 phút.
- Thời gian điều trị dài từ: 10 - 15 phút.
- Ngày điều trị từ : 1 - 2 lần.
- Tổng liều điều trị 7-10 ngày.
8. TAI BIẾN ĐIỀU TRỊ SIÊU ÂM.
8.1. BỎNG.
- Bỏng nhiệt xảy ra do sử dụng siêu âm cường độ quá lớn.
- Do không di chuyển đầu phát sóng hoặc đầu phát sóng tiếp xúc không đồng đều với da.
8.2. SINH HỐC: 
Do sử dụng cường độ siêu âm quá cao gây hiện tượng sinh hốc.

Bình luận

HẾT HẠN

0976 450 241
Mã số : 14553536
Địa điểm : Hà Nội
Hình thức : Cần bán
Tình trạng : Hàng mới
Hết hạn : 16/09/2018
Loại tin :

Thường

Để mua hàng an toàn trên Rao vặt, quý khách vui lòng không thực hiện thanh toán trước cho người đăng tin!

Gợi ý cho bạn