THỨC ĂN HỖN HỢP CHO THỎ
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG (%):
- Độ ẩm max: 13
- Đạm thô min: 18
- Xơ thô max: 15.5
- Ca min - max: 0.5-1.2
- P tổng số min - max: 0.5-1.6
- Lysine tổng số min: 0.6
- Methionine + Cystine tổng số min: 0.2
- Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) min: 2.600
- Hoocmon: không có
- Dược liệu và kháng sinh: không có
NGUYÊN LIỆU CHÍNH:
- Khô đậu nành, bột cỏ, tấm gạo, cám gạo, bắp, cám mì, khoai mì, các loại acid amin, khoáng, vitamin chuyên dùng cho thỏ.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
Thức ăn hỗn hợp dùng cho thỏ (thỏ kiểng, thỏ thịt, thỏ sinh sản) đã có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, không cần phối trộn với bất kỳ nguyên liệu nào khác, trừ thức ăn xanh (rau, cỏ tươi).
HSD: 60 ngày
Chú ý: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát
Thức ăn hỗn hợp cho thỏ giàu dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, phù hợp cho các hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ tại thành phố không phải bận tâm tìm kiếm thức ăn xanh, tiết kiệm thời gian chăm sóc mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thỏ. Thức ăn hỗn hợp đảm bảo vệ sinh an toàn cho hệ tiêu hoá của thỏ, tránh không phải ăn các loại thức ăn xanh không đảm bảo vệ sinh chứa các mầm bệnh gây hại.
NHỮNG MẸO NHỎ KHI BẮT ĐẦU NUÔI THỎ ĐƯỢC KHOẺ MẠNH
Vì thời lượng trên trang này có giới hạn, mình sẽ tư vấn ngắn gọn cho các bạn nuôi nhỏ lẻ với tiêu chí nhà cửa có thêm vật nuôi cho con trẻ vui vẻ, biết quan tâm chăm sóc vật nuôi (những ai nuôi lớn theo hình thức công nghiệp vui lòng liên hệ theo số điện thoại). Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, đó là:
- Chọn con giống: Thỏ con sau khi cai sữa mẹ sẽ được các trại thỏ cung cấp ra thị trường, một phần trong số đó sẽ tới các cửa hàng bán động vật kiểng (chim, cá, thỏ, ...). Khi chưa có kinh nghiệm thì việc chọn một con thỏ khoẻ mạnh từ cửa hàng là khá khó khăn, có thể dẫn đến hao hụt số lượng sau vài ngày nuôi. Thỏ con sau khi cai sữa sức đề kháng là yếu nhất, vì vậy việc cho ăn đúng thực phẩm là điều tối quang trọng. Sau khi cai sữa không nên cho thỏ con ăn rau xanh ngay, thay vào đó là ăn thức ăn hỗn hợp dành riêng cho thỏ, vì: không chứa các mầm bệnh, bào tử, nấm, giun sáng,.. như trong rau xanh. Khi bắt đầu mua thỏ ở cửa hàng (hoặc thỏ được bán bên vệ đường), hãy quan sát xem thỏ con trong lồng được cho ăn rau xanh hay thức ăn chuyên dụng của thỏ (một vài cửa hàng sẽ cho ăn cám gà, tuy không bằng thức ăn của thỏ nhưng vẫn tốt hơn rau xanh). Nếu là rau xanh thì 90% đàn thỏ đó sẽ bị các bệnh về tiêu hoá, sẽ rất khó nuôi khi các bạn mang về, sẽ phải dùng nhiều thuốc điều trị. Thỏ hoạt bát, chạy nhảy linh hoạt, lông mượt đều, không nằm co cụm một chổ, lông không bị xù lên (như lông nhím), phân không dính bết đuôi,.. được xem là thỏ khoẻ mạnh. Cần ghi nhớ: Chọn thỏ khoẻ mạnh với các biểu hiện năng động bên trên và chúng đang được nơi bán cho ăn thức ăn của thỏ (hoặc cám gà). Trong trường hợp phải mua thỏ ở nơi bán đang cho ăn rau xanh thì ngoài việc chọn con có biểu hiện sức khoẻ tốt như trên thì sau khi mang về bạn cần cách ly rau xanh thay thế bằng thức ăn chuyên dùng cho thỏ, tập 1 ngày thỏ sẽ quen thức ăn mới. Sau khi nuôi khoảng 20-30 ngày, có thể cho ăn lại rau xanh song song với thức ăn của thỏ, tạo khẩu vị mới. Lưu ý rau xanh phải được rửa sạch (nên sử dụng rau mọc nơi khô cạn), để ráo nước nhằm loại bỏ trứng sáng, ký sinh trùng, phân bón,.... Một số rau xanh thỏ ăn được: Cây chè khổng lồ, cây keo đậu, cây ngô, rau mọc tự nhiên; rau sam, rau dền dại, nhọ nồi, vòi voi, rau muống, rau dền, rau lang, rau cải, su hào, cây lạc, cây đậu, cây ích mẫu, cây ngãi cứu, cây bồ công anh, và một số củ, quả, hạt.
- Chuồng nuôi: Kê cao chuồng, thoáng gió, mát mẻ, đáy chuồng cách mặt đất tối thiểu 60cm, che chắn khi mưa, gió lùa mạnh. Lắp vòi uống nước tự động sau khi nuôi khoảng 1 tháng (lúc này thỏ đã lớn), đáy chuồng thoát phân dễ dàng.
- Một số bệnh cần lưu ý: Bệnh bại huyết, cầu trùng, tiêu chảy, viêm phổi, bệnh hồng lỵ, ghẻ,.... và một số dung dịch khử trùng phòng bệnh cần biết.
=====
Đại lý thức ăn chăn nuôi RAB.Store
Cung cấp sỉ & lẻ thức ăn cho thỏ của các hãng: PCG, Jolly, Dr.Bunny, AC, KB.
Tư vấn nuôi thỏ và sử dụng sản phẩm: 0918.210.382
Bình luận